2.3.4.Tăng cường nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên tại các khoa không chuyên ngữ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc giảng dạy tiếng anh ở các khoa không chuyên ngữ tại trường đại học sư phạm tp HCM​ (Trang 84 - 85)

giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên tại các khoa không chuyên ngữ:

Chất lượng giáo dục đại học phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đội ngũ giảng

viên đại học có vai trị vơ cùng quan trọng. Chất lượng giáo dục đại học ngày nay đòi

hỏi sự đổi mới mục tiêu đào tạo, đổi mới nội dung, chương trình, đổi mới phương

pháp giảng dạy nhằm thực sự phát triển năng lực trí tuệ của sinh viên, do vậy người giảng viên đại học phải làm tốt hơn nhiệm vụ hướng dẫn các quá trình tìm kiếm tri thức, gợi mở những con đường phát hiện tri thức, khảnăng độc lập tư duy và sáng tạo

cho người học. Chính vì vậy, đổi mới quản lý đội ngũ giáo viên phải là mục tiêu chiến

lược hàng đầu của đổi mới giáo dục đại học và nâng cao chất lượng đào tạo đại học.

Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục đại học, mỗi cán bộ giảng dạy cần phải tích cực bồi dưỡng, khơng ngừng nâng cao trình độ chuyên mơn và nghiệp vụ, việc làm đó phải được thực hiện thường xuyên để khỏi lạc hậu với thời đại khi khoa học - công nghệ đang tiến nhanh như vũ bão. Trong bối cảnh chung đó, đội ngũ

giáo viên bộ môn tiếng Anh đang giảng dạy tại các khoa không chuyên ngữcũng thấy rõ trách nhiệm của mình khơng ngừng học tập, tích cực cập nhật hóa kiến thức, bồi

dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ để giảng dạy tốt và có hiệu quả, đáp ứng với yêu cầu ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng đào tạo đại học.

Với đội ngũ 19 giảng viên, đến năm 2005, Tổ tiếng Anh sẽ có 15.79% giảng viên có học vị Tiến sĩ và 52.63% giảng viên có học vị Thạc sĩ. Nếu tính theo chỉ tiêu

chí đánh giá chất lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo đại học (Trung tâm

đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục -năm 2001) thì tỷ lệ cán bộ giảng dạy có học vị Tiến sĩ và Thạc sĩ của Tổ bộ môn tiếng Anh chưa đạt. Vì vậy, việc học tập nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụđối với đội ngũ giáo viên tiếng Anh cần phải yêu cầu cao hơn và bắt buộc triệt để hơn nhằm đạt đúng qui chuẩn về trình độ của cán bộ giảng dạy đại học, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo đảm nhiệm ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng giáo dục đại học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc giảng dạy tiếng anh ở các khoa không chuyên ngữ tại trường đại học sư phạm tp HCM​ (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)