1.2.3.5.Quản tỷ việc tổ chức công tác giảng dạy:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc giảng dạy tiếng anh ở các khoa không chuyên ngữ tại trường đại học sư phạm tp HCM​ (Trang 39 - 41)

Tổ chức công tác giảng dạy là một khâu rất quan trọng trong chu trình quản lý việc dạy học ở nhà trường, là một chuỗi các hoạt động diễn ra trong việc thực hiện mỗi quá trình quản lý, nhằm thực hiện các mục tiêu đào tạo đề ra. Đó là phương thức lập kế hoạch giảng dạy thật khoa học, bố trí, xắp xếp, sử dụng một cách tối ưu đội ngũ giáo viên, các phương tiện, vật chất kỹ thuật phục vụ việc dạy và học, đề ra các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy có hiệu quả ...

Trong việc quản lý giảng dạy bộ môn tiếng Anh tại các khoa không chuyên ngữ ởcác trường đại học, chủ nhiệm bộmôn được Hiệu trưởng giao nhiệm vụ vừa thiết kế

vừa thi công, vạch kế hoạch giảng dạy và các phương pháp quản lý, tổ chức chỉ đạo thực hiện việc giảng dạy theo đúng lịch trình bộmơn đã phân bố. Sau khi xem xét và phân tích kỹ những đặc điểm, đặc thù của từng loại hình đào tạo, của từng chuyên ngành, cần tập trung thực hiện một số vấn đề sau:

+ Xây dựng và thông báo kế hoạch giảng dạy bộ mơn tồn khóa và năm học,

chương trình hành động của đơn vịđến từng người, làm cho mỗi thành viên trong đơn

vị tự giác chấp nhận kế hoạch và tự nguyện hành động theo kế hoạch đã đề ra.

Muốn vậy, Chủ nhiệm bộ môn phải chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng quản lý và tổ chức đào tạo, sắp đặt các bộ phận, bốtrí đội ngũ giáo viên, công nhân viên trong đơn vị đúng người đúng việc, qui định chức năng quyền hạn cho từng người (từ tổ trưởng chuyên môn đến từng cá nhân), từng bộ phận, xây dựng tập thểsư phạm đoàn

kết nhất trí nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của nhà trường đã giao phó.

+ Chỉ đạo việc quản lý tổ chức lớp học theo đúng qui định của Bộ Giáo dục và

Đào tạo đối với bộ môn ngoại ngữ (không quá 30 sinh viên trong một lớp), tổ chức quá trình dạy học và giáo dục (bao hàm cả thời gian, chất lượng học tập, tinh thần thái

độ, phương pháp học tập ...) giúp sinh viên học tập tu dưỡng và rèn luyện nhân cách. + Chỉ đạo việc tổ chức các hoạt động về chuyên môn, nghiệp vụnhư: soạn giáo án, lên lớp, dự giờ, kiểm tra đánh giá sinh viên ...

+ Sắp xếp đội ngũ giáo viên đúng chức danh, đúng chuyên môn và phân công theo năng lực. Thường xuyên có kế hoạch tổ chức, động viên cán bộ học tập bồi

dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, cải tiến phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng nhu cầu thực tiễn phát triển của xã hội.

+ Tổ chức tốt việc tiếp nhận và phân phối các nguồn lực (người, kinh phí, các trang thiết bị ...), sử dụng chúng đạt hiệu quả cao nhất cho việc giảng dạy, học tập, giáo dục sinh viên và cho việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên, giáo viên trong đơn vị. Quản lý và sử dụng các trang thiết bị, đồ dùng dạy học có hiệu quả.

+ Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động giảng dạy, chủ yếu tập trung vào việc chỉ đạo tổ

chức thực hiện mục tiêu, kế hoạch, qui chế chuyên môn, kiểm tra nền nếp dạy và học, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo và đặc biệt chú trọng đến việc

đánh giá chất lượng dạy và học của thầy và trò.

Việc kiểm tra, thanh tra hoạt động dạy và học không những chỉ giúp cho việc

đánh giá thực chất trạng thái đạt được của nhà trường khi kết thúc một kỳ kế hoạch mà cịn có tác dụng chuẩn bị tích cực cho năm học sau. Việc kiểm tra, thanh tra nếu

được thực hiện tốt, đánh giá được một cách chính xác, sẽ giúp cho người quản lý đơn

vị thấy được những mặt tồn tại, những lệch lạc, sai sót cùng nguyên nhân của chúng và những vấn đề mới nảy sinh cần phải giải quyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc giảng dạy tiếng anh ở các khoa không chuyên ngữ tại trường đại học sư phạm tp HCM​ (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)