1.2. Khái niệm cơ bản
1.2.1. Đội ngũ giáo viên mầm non
1.2.1.1. Giáo viên mầm non
Theo Luật Giáo dục nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam:“ Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác” và “Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên”. Giáo viên là tên gọi chỉ nhà giáo thực hiện
nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thơng, giáo dục nghề nghiệp. Theo đó, GV thực hiện nhiệm vụ lao động nghề nghiệp tại các trường mầm non được gọi là giáo viên mầm non.
Theo điều 34 quyết định số 14/2008/QĐ - BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Điều lệ trường mầm non: “Giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non là người làm nhiệm vụ ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.”
Vậy những cá nhân thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non (nhà trường, nhà trẻ nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập,…) và được đào tạo chuyên môn về nghiệp vụ sư phạm trong các trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm hoặc đại học sư phạm, có trình độ trung cấp trở lên được gọi chung là giáo viên mầm non.
1.2.1.2. Đội ngũ giáo viên mầm non
Có nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau về đội ngũ, nhưng đều có chung một điểm đó là: một nhóm người được tổ chức và tập hợp thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng hay khơng cùng nghề nghiệp nhưng có chung một mục đích nhất định.
Theo từ điển Tiếng Việt, đội ngũ là “Khối đông người được tập hợp và tổ chức thành lực lượng chiến đấu”, hoặc “đội ngũ là tập hợp gồm một số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp, thành một lực lượng” (Hoàng Phê, 1994).
Đội ngũ giáo viên mầm non là tập hợp những cá nhân được đào tạo chuyên mơn và nghiệp vụ sư phạm mầm non có trình độ trung cấp trở lên, được tổ chức thành một lực lượng (có tổ chức) cùng thực hiện mục tiêu chung của giáo dục MN. Đội ngũ giáo viên MN là việc theo các thiết chế giáo dục nhà trường MN, gắn bó với nhau thơng qua lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quy định của pháp luật, thể chế xã hội, đồng thời là lực lượng nịng cốt đóng vai trị quyết định trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục của ngành nói riêng và mục tiêu giáo dục quốc dân nói chung.