1.2. Khái niệm cơ bản
1.3.3. Tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu
chuẩn nghề nghiệp
1.3.3.1. Đối với sự nghiệp phát triển giáo dục của đất nước
Theo đánh giá của Piper (1993) thì “Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non là công cụ mạnh nhất của cơng tác phát triển nhà trường. Nó tập trung vào các biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu trong tương lai và gắn chặt với lập kế hoạch chiến lược” (Dương Văn Sỹ, 2012). Mục tiêu của công tác phát triển đội ngũ giáo viên theo quan niệm của Menges là: “Nhằm mục đích tăng cường hơn nữa đến sự phát triển toàn diện của người giáo viên trong hoạt động nghề nghiệp” (Phạm Văn Hòa, 2017).
Trong tác phẩm “Quản lý và việc xây dựng đội ngũ giáo viên trong nhà
trường” tác giả Nguyễn Quang Tuyền quan niệm Phát triển đội ngũ giáo viên là
“Xây dựng một đội ngũ đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, loại hình, đồn kết nhất
trí trên cơ sở đường lối giáo dục của Đảng và ngày càng vững mạnh về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đủ sức thực hiện chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo”
(Phạm Chu Thị Hương Giang, 2007).
Phát triển đội ngũ giáo viên khơng chỉ trình độ giáo viên, trình độ nghề nghiệp được nâng cao, mà con là sự thỏa mãn của cá nhân, sự trung thành, tận tụy của người giáo viên đối với nhà trường cùng bầu khơng khí làm việc thoải mái lành mạnh. Sự phát triển của từng cá nhân giáo viên có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của toàn đội ngũ. Ngược lại, đội ngũ giáo viên phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi để cho cá nhân phát triển tốt hơn. Do vậy, phát triển đội ngũ giáo viên là vừa phát triển tập thể giáo viên vừa phát triển phẩm chất năng lực của từng cá nhân giáo viên để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo viên mầm non.
trong bối cảnh đối mới giáo dục là công việc không đơn giản và phải đươc tiến hành có kế hoạch lâu dài. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay đội ngũ giáo viên vẫn còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng và không đồng bộ.
Như vậy, phát triển đội ngũ giáo viên là xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, loại hình và nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo viên mầm non.
Tóm lại, để phát triển đội ngũ giáo viên khơng chỉ đơn thuần là duy trì đội ngũ giáo viên, là những giải pháp tình thế mà phải được thực hiện trong một kế hoạch tổng thể có tính chiến lược lâu dài, vừa mang tính ổn định vừa phát triển dựa trên những cái đã có làm cho đội ngũ ngày càng mạnh lên về số lượng, nâng cao chất lượng và cơ cấu hợp lí theo sự phát triển của nhà trường và của xã hội.
Có đội ngũ giỏi cốt cán, giáo viên tâm huyết với nghề nhưng điều hành như thế nào để họ tận tâm với nghề, tinh thần trách nhiệm cao với tập thể, phối hợp nhịp nhàng, đồng thuận vì mục tiêu chung của trường, trách nhiệm này lại là của các nhà quản lý.
Như vậy vai trị của cơng tác phát triển đội ngũ giáo viên là cực kỳ quan trọng. Muốn chỉ đạo và điều hành để họ tận tâm với nghề, tinh thần trách nhiệm cao, phối hợp tốt trong công việc và đồng thuận vì mục tiêu lớn của trường đòi hỏi người quản lý phải có những giải pháp hợp lý nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục.
1.3.3.2. Đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
Để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ đáp ứng nhu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay thì việc dạy học giữ vai trị chủ đạo trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Thông qua hoạt động dạy - học nhận thức về trí tuệ và hành vi của trẻ được phát triển. Điều này chứng tỏ việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên mầm non là hết sức cần thiết. Chất lượng đội ngũ nâng cao, tạo được niềm tin cho các bậc phụ huynh an tâm gửi con đến trường. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; Hình thành và phát triển ở trẻ em những
chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
Trước mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, nhiệm vụ đặt lên cho đội ngũ nhà giáo những yêu cầu mới với trách nhiệm lớn hơn trong dạy học và giáo dục… Mỗi GV theo yêu cầu đổi mới không những phải là người giỏi về chun mơn mà cịn cần phải có năng lực sư phạm, năng lực giáo dục và lối sống, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm. Đồng thời có trách nhiệm cao trong việc xây dựng mơi giáo dục cho trẻ hoạt động. Chính vì vậy việc xây dựng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cho giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phát triển chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng GDMN nói riêng, là mục tiêu hàng đầu, là nhiệm vụ then chốt trong cơng cuộc đổi mới, tồn diện giáo dục.