2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên mầm non huyện Bình Chánh,Thành phố Hồ
2.3.1. Thực trạng về số lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên
2.3.1.1. Về số lượng
Thực trạng về số lượng (SL) ĐNGVMN huyện Bình Chánh khảo sát thể hiện qua bảng 2.2.
Bảng 2.2. Thống kê số lượng ĐNGVMN huyện Bình Chánh năm học 2017 - 2018 STT Đơn vị Nhà trẻ Mẫu giáo Số lớp Số trẻ Số GV thực tế Số GV so với thông tư 06 Số lớp Số trẻ Số GV thực tế Số GV so với thông tư 06 1 MN Thủy Tiên 2 3 69 6 6/8 11 415 20 20/24 2 MN Hướng Dương 1 32 2 2/3 14 438 28 28/31 3 MN Ngọc Lan 1 31 2 2/3 10 404 19 19/22 4 MN Hoa Hồng 2 4 76 8 8/10 9 345 18 18/20 5 MN Hoa Mai 4 89 9 9/10 10 440 20 20/22 6 MN Hoàng Anh 3 79 8 8/8 7 289 14 14/15 7 MN Hoa Anh Đào 1 35 2 2/3 9 376 18 18/20 Tổng 7 11 7 37/45 70 707 37 137/154
(Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2018) Ngày 16 tháng 3 năm 2015 Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV Quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập thay thế Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT-GDĐT-BNV. Kết quả thống kê từ bảng 2.2 cho thấy số lượng giáo viên nhà trẻ là 37/45 giáo viên mẫu giáo là 137/154 Trong khi đó, để đạt được số GV theo qui định của Thơng tư 06 thì số giáo viên cần đạt 100% Điều này cho thấy số lượng giáo viên thực tế hiện nay tại các trường mầm non được khảo sát đang thiếu nhiều so với qui định.
Qua kết quả khảo sát cho thấy số trẻ trong từng nhóm, lớp đơng nhưng số giáo viên vẫn chỉ có 2 giáo viên/ nhóm, lớp. Theo quy định, nhóm, lớp có đơng học sinh thì nhà trường cần bổ sung thêm giáo viên để phù hợp với số lượng giáo viên/trẻ. Tuy nhiên, số học sinh trong từng nhóm, lớp đơng nhưng nhà trường không tuyển đủ số lượng giáo viên tương ứng. Giải pháp của các trường là hợp đồng với giáo viên ngoài hoặc tăng cường đội ngũ nhân viên ni dưỡng vào các
nhóm, lớp thay thế cho giáo viên được biên chế để hỗ trợ thực hiện cơng tác chăm sóc tại đơn vị, giảm tải cho giáo viên. Nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời vì nhân viên ni dưỡng tuy được đào tạo qua trường lớp nhưng chỉ hỗ trợ giáo viên chính trong cơng tác vệ sinh, hỗ trợ chăm sóc trẻ chứ khơng thể trực tiếp đứng lớp giảng dạy. Giáo viên dạy hợp đồng có thể là phương án tốt mà các trường ưu tiên lựa chọn tuy nhiên khơng mang tính bền vững vì giáo viên có thể nhảy việc dễ dàng và đối tượng thường là giáo viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm. Với số lượng trẻ đơng thì đội ngũ giáo viên thường gặp nhiều khó khăn và làm giảm chất lượng học tập vui chơi của trẻ. Vì thế, vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng tại các đơn vị mầm non là vấn đề rất quan trọng.
Mặc dù trong những năm qua GDMN ở huyện Bình Chánh đã có thực hiện tuyển dụng 2 đợt/ năm để tăng cường số lượng GV nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng theo tình hình thực tế. Bên cạnh đó, số lượng trẻ MN tăng giảm theo từng năm do nhu cầu, cũng như số lượng dân nhập cư, dân lao động trên địa bàn huyện chiếm tỉ lệ khá cao và thường xuyên thay đổi chỗ ở để phù hợp với công việc nên số lượng trẻ không ổn định cũng gây ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng GVMN tại các đơn vị theo thông tư 06, đây cũng là thực trạng của việc thiếu GVMN tại TPHCM. Việc thiếu GV ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà trường.
Như vậy, để giải quyết đồng bộ về số lượng góp phần phát triển ĐNGVMN theo tiếp cận Chuẩn nghề nghiệp chúng ta cần phải có những giải pháp thiết thực.
2.3.1.2. Về cơ cấu
* Độ tuổi
Qua Biểu đồ tổng hợp số liệu 2.1 chúng ta nhận thấy: độ tuổi GVMN dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ (39,2%) Độ tuổi này cần rèn luyện năng lực nghề nghiệp, trau dồi nghề nghiệp. Độ tuổi từ 30-35 tuổi chiếm tỷ lệ cao (43.8%) đây là lực lượng có nhiều kinh nghiệm về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Bên cạnh, vẫn cịn một số giáo viên có tuổi đời trên 40 chiếm tỷ lệ (4.6%) (trong đó đa số là những giáo viên trong độ tuổi sắp về hưu). Giáo viên lớn tuổi gặp khó khăn khi tổ chức các hoạt động giáo dục, vui chơi với trẻ, mang tính bảo thủ, khó cập nhật các phương pháp mới. Đây thật sự là khoảng trống về chuyên môn, ảnh hưởng đến chất lượng ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Để giải quyết được vấn đề này, các nhà trường MN cần phải có những biện pháp phát triển ĐNGV cho phù hợp để không bị động trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ về đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV của trường mình.
* Thâm niên cơng tác
Qua tổng hợp số liệu ở biểu đồ 2.2 chúng ta nhận thấy: GVMN có thâm niên cơng tác dưới 5 năm chiếm tỷ lệ cao (45,8 %) đây là độ tuổi GV có nhiều nhiệt huyết, năng động, sáng tạo rất thích hợp cho cơng tác phát triển chuyên môn cũng như các hoạt động văn hóa - văn nghệ của nhà trường ; từ 5- 10 năm chiếm tỷ lệ (26,8%), đây là độ tuổi chín mùi vững tay nghề, trong đó có những GV là tổ trưởng chuyên môn, nằm trong đội ngũ quy hoạch làm CBQL; từ 10 - 15 năm và trên 15 năm chiếm tỷ lệ (20,9%, 5,9%), có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ, kĩ lưỡng, kỹ tính hơn, nhưng hạn chế về tổ chức các hoạt động sáng tạo, ĐNGVMN này thường được phân công ở khối nhà trẻ (dạy trẻ từ 12 đến 36 tháng) để GV chăm chút trẻ kỹ hơn và phụ huynh cũng yên tâm hơn khi giao con nhỏ cho GV lớn tuổi.