1.2. Khái niệm cơ bản
1.2.3. Quản lý phát triển đội ngũ GVMN đáp ứng chuẩn nghề nghiệp
1.2.3.1. Khái niệm về quản lý
Quản lý khơng đơn thuần là một cơng việc mà nó là cả một nghệ thuật, một khoa học địi hỏi người làm cơng tác quản lý phải thực sự am hiểu các khái niệm, chức năng về quản lý để vận dụng chúng một cách khoa học, linh hoạt, sáng tạo theo từng giai đoạn lịch sử cũng như các đối tượng, dấu hiệu đặc trưng của lĩnh vực mà mình quản lý để đạt hiệu quả cao nhất.
Xung quanh thuật ngữ quản lý có nhiều cách tiếp cận khác nhau để định nghĩa khái niệm này.
Trước hết với W.Taylor Người đầu tiên nghiên cứu quá trình lao động trong từng bộ phận của nó, nêu ra hệ thống tổ chức lao động nhằm khai thác tối đa thời gian lao động nhằm tăng năng suất lao động, đã nêu “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” (Nguyễn Thị Doan, 1996).
Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ ở tác phẩm “Những vấn đề cốt yếu trong quản lý” (1987) “Quản lý là một q trình định hướng, q trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn” .
Theo Giáo trình “Quản lý nhà nước về giáo dục” của tác giả Phan Văn Kha “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thống, đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được các mục đích đã định” (Phan Văn Kha, 1999).
Từ những định nghĩa nêu trên, ta có thể có thể hiểu quản lý là những tác động có tính định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức thông qua việc vận dụng linh hoạt các phương pháp và chức năng quản lý giúp cho tổ chức phát triển tới mục tiêu đã định.
1.2.3.2. Quản lý giáo dục
Trong giáo trình “Tổ chức nghiên cứu trong quản lý giáo dục” của Đỗ Ngọc Đạt có ghi: “Quản lý giáo dục là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý trong hệ thống giáo dục, sử dụng tốt nhất tiềm năng
và điều kiện nhằm đạt được mục tiêu quản lý đã đề ra theo đúng luật định và thông lệ hiện hành.” (Đỗ Ngọc Đạt, 2003).
Khuđôminxky.P.V cho rằng: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau để tất cả các khâu của hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo việc giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hoà của họ” (Phan Thế Sủng, Lưu Xuân Mới, 2000).
Khái quát, ta có thể hiểu quản lý giáo dục là những tác động có tính định hướng của chủ thể quản lý trong hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dục đến khách thể quản lý góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài theo yêu cầu phát triển của xã hội.
1.2.3.3. Quản lý nhà trường
Trường học với tư cách là một tổ chức giáo dục cơ sở vừa mang tính giáo dục vừa mang tính xã hội, trực tiếp đào tạo thế hệ trẻ, là tế bào quan trọng của bất kỳ hệ thống giáo dục nào từ Trung ương đến địa phương. Như vậy “Quản lý nhà trường” chính là bộ phận của “Quản lý giáo dục”.
Quản lý nhà trường là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đã các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trong nhà trường (Lưu Xuân Mới, 2013).
Theo tác giả Thái Duy Tuyên “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục - đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh” (Thái Duy Tuyên, 1999).
Từ những quan điểm trên ta có thể khái quát rằng: Quản lý nhà trường là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý phù hợp với từng nội dung quản lý nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục - đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và đối với từng học sinh.
1.2.3.4. Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp
Quản lý phát triển ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp là những tác động của chủ thể quản lý (quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng ĐNGV; đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV; quản lý công tác kiểm tra đánh giá và các điều kiện hỗ trợ) nhằm tạo ra một ĐNGV mầm non đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng theo chuẩn nghề nghiệp.
1.3. Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng chuẩn nghề nghiệp