Thực trạng phẩm chất, năng lực của đội ngũ giáo viên mầm non huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí phát triển đội ngũ giáo viên mầm non huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp​ (Trang 64 - 71)

2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên mầm non huyện Bình Chánh,Thành phố Hồ

2.3.3. Thực trạng phẩm chất, năng lực của đội ngũ giáo viên mầm non huyện

huyện Bình Chánh

2.3.2.1. Về phẩm chất nghề nghiệp

Nghề giáo là một nghề đặc biệt, cũng là một lao động, nhưng sản phẩm là một con người, công cụ lao động là nhân cách của chính mình, “dùng nhân cách để đào tạo nhân cách”. Do đó địi hỏi một người giáo viên một phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống mẫu mực, là gương sáng cho học sinh và mọi người noi theo.

Trong năm học qua bậc học mầm non của huyện đã tiếp tục triển khai quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT về đạo đức nhà giáo cho CBQL các trường về triển khai tại đơn vị, CBQL-GV-CNV nghiêm túc thực hiện và luôn thể hiện là tấm gương cho học sinh noi theo. Bên cạnh đó các đơn vị cịn tích cực bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho CB-GV-CNV qua việc đầu tư tủ sách pháp luật nhà trường, về các văn bản quy định hiện hành, công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, đổi mới giáo dục mầm non.

Bảng 2.4. Tiêu chuẩn 1 - Phẩm chất nghề nghiệp

Yêu Cầu

CBQL đánh giá Giáo viên đánh giá Tốt Khá Đạt Chưa đạt Tốt Khá Đạt Chưa đạt SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL YC1 -TC1 21 100 0 0 0 0 0 0 148 96,7 5 3,3 0 0 0 0 YC2 -TC2 21 100 0 0 0 0 0 0 139 90,8 14 9,2 0 0 0 0 Từ số liệu thống kê (bảng 2.4) có thể thấy phẩm chất nghề nghiệp của GV được nhóm CBQL và nhóm GV đánh giá ở mức độ tốt ở cả 2 yêu cầu đều trên từ 90,8% - 100%; còn lại là nhóm GV đánh giá ở mức độ khá (YC1: 3,3% - YC2: 9,2%).

Theo kết quả phân tích tương quan giữa các trường về phẩm chất nghề nghiệp cho thấy đối với nhóm CBQL ở TC1 khơng có sự khác biệt giữa các trường, cịn ở nhóm giáo viên với mức ý nghĩa ở TC2 là 0,04 < 0,05 thì có sự khác biệt về

kết quả đánh giá giữa các trường với độ tin cậy 95% và ở TC1 khơng có sự khác biệt về kết quả đánh giá giữa các trường.

Qua đó ta thấy được, hầu hết GVMN cơng lập chấp hành tốt các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Ngành và địa phương về Giáo dục Mầm non. Luôn yêu thương, tôn trọng, công bằng, gần gũi với trẻ; có tâm huyết với nghề,có tinh thần trách nhiệm, giữ gìn đạo đức, uy tín, danh dự nhà giáo.

2.3.2.2. Về năng lực chuyên môn

Qua đánh giá về năng lực chuyên môn của đội ngũ GVMN huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả phản ánh ở sau:

Bảng 2.5. Tiêu chuẩn 2 - Năng lực chuyên môn

Yêu Cầu

CBQL đánh giá Giáo viên đánh giá Tốt Khá Đạt Chưa đạt Tốt Khá Đạt Chưa đạt SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL YC1-TC1 20 95,2 1 4,8 0 0 0 0 125 81,7 17 11,1 10 6,5 1 0,7 YC4-TC2 9 42,9 5 23,8 6 28,6 1 4,8 51 33,3 67 43,8 12 7,8 23 15,0 YC5-TC3 14 66,7 3 14,3 4 19,0 0 0 101 66,0 42 27,5 6 3,9 4 2,6 Từ số liệu thống kê (bảng 2.5) cho thấy: Đánh giá năng lực chuyên môn của GV chưa thực sự đồng điệu ở các tiêu chí. Đặc biệt là yêu cầu 2 có tỉ lệ đánh giá mức Tốt (nhóm CBQL 42,9% và nhóm GV 33,3,%) thấp nhất trong các yêu cầu và có tỉ lệ đánh giá ở mức chưa đạt (nhóm CBQL 4,8% và nhóm GV 15%) cao hơn so với các yêu cầu cịn lại. Vì hầu hết các đơn vị trường học đều hợp đồng với các trung tâm ngoại ngữ có uy tín để thực hiện cơng tác cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, do đó GVMN rất ít sử dụng tiếng Anh trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày. Bên cạnh đó tuy được đánh giá ở mức tốt (nhóm CBQL 66,7% - nhóm GV 66%) và ở mức Khá (nhóm CBQL 14,3% - nhóm GV 27,5%) nhưng yêu cầu 3 về năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ lại có tỉ lệ chưa đạt 2,6% ở nhóm GV là do một số GV lớn tuổi cịn e ngại trong việc

ứng dụng cơng nghệ mới cịn sử dụng các phần mềm truyền thống; sự phân chia công tác trong đội ngũ chưa đồng bộ, rõ ràng chưa tạo được động lực cho GV ứng dụng CNTT trong công tác soạn thảo kế hoach giáo dục và trong tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. Trong khi đó yêu cầu 1 được đánh giá ở mức tốt (nhóm CBQL 95,2% - nhóm GV 81,7%) và được đánh giá ở mức khá (nhóm GBQL 4,8% - nhóm GV 11,1%) và một bộ phận nhỏ các giáo viên mới về trường chưa đủ thời gian công tác nên chưa được đánh giá chuẩn.

Kết quả phân tích tương quan giữa các trường cho thấy đối với nhóm CBQL ở cả 3 u cầu khơng có sự khác biệt giữa các trường (mức ý nghĩa từ 0,155 - 0,872 > 0,1), tuy nhiên ở nhóm giáo viên thì có sự khác biệt với độ tin cậy là 95% ở yêu cầu 4 (0,04 < 0,05) và ở các yêu cầu 1,5 thì khơng có sự khác biệt về kết quả đánh giá giữa các trường (xem phụ lục 2.17)

Qua số liệu trên ta có thể thấy vẫn cịn một số GV dù được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, tự bồi dưỡng thơng qua nhiều hình thức khác nhau nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngành đề ra, các kiến thức có liên quan, ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ cịn hời hợt, tinh thần trách nhiệm chưa cao, chưa quan tâm đến tình hình chung của xã hội, của ngành. Đây cũng là một khó khăn trở ngại trong việc nâng cao chất lượng ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ cũng như giúp hình thành kỹ năng sống cho trẻ.

Như vậy, với khả năng kiến thức hiện có của ĐNGV mầm non hiện nay là một sự phấn đấu không ngừng của từng cá nhân trong đội ngũ đã góp phần khơng nhỏ vào sự thành công của cấp học MN. Hiện nay, với sự phát triển nhanh của xã hội, sự đổi mới về nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện chương trình GDMN mới. Đây sẽ là những vấn đề cần được các nhà trường quan tâm nhiều và thật nhiều để xây dựng ĐNGV đáp ứng với yêu cầu của GD hiện đại trong tương lai.

2.3.2.3. Về năng lực nghiệp vụ sư phạm

Bảng 2.6. Tiêu chuẩn 3 - Về năng lực nghiệp vụ sư phạm Yêu Cầu Yêu Cầu

CBQL đánh giá Giáo viên đánh giá

Tốt Khá Đạt Chưa đạt Tốt Khá Đạt Chưa đạt SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL YC1- TC1 18 95,2 1 4,8 2 0 0 0 121 85,6 21 13,7 10 0 1 0,7 YC2- TC2 17 95,2 2 4,8 2 0 0 0 111 76,5 35 22,9 6 0 1 0,7 YC3- TC3 12 90,5 2 9,5 6 0 1 0 109 75,6 36 23,5 6 0 2 0,7 YC4- TC4 19 90,5 2 9,5 3 0 0 0 121 79,7 27 19,0 3 0 2 1,3 YC5- TC5 19 95,2 2 9,5 0 0 0 0 117 77,8 29 21,6 4 0 3 0,7 Kỹ năng sư phạm là một yếu tố cực kỳ quan trong đối với người giáo viên, góp phần nâng cao tính chun nghiệp của mỗi GV. Với kết quả (bảng 2.6) nhận thấy: Đa số ĐN GVMN nắm vững các kỹ năng sư phạm, với tỷ lệ từ 90,5% - 95,2% ở nhóm CBQL và 76,5% - 85,6% ở nhóm GV được đánh giá Tốt và từ 4,8% - 9,5% ở nhóm CBQL và 13,7% - 23,5% ở nhóm GV được đánh giá Khá. Có tỷ lệ chưa đạt ở nhóm GV từ 0,7% - 1,3%, tuy tỷ lệ thấp nhưng cũng có ảnh hưởng đến cơng tác phát triển đội ngũ GVMN vì thế cần lưu ý và có biện pháp phù hợp để hạn chế thấp nhất tỷ lệ này.

Bên cạnh đó thơng qua phân tích tương quan ta thấy đối với nhóm CBQL ở cả 5 yêu cầu khơng có sự khác biệt giữa các trường (mức ý nghĩa từ 0,463 - 0,564> 0,1), mức ý nghĩa thơng qua phân tích tương quan của giáo viên thì có sự khác biệt với độ tin cậy là 95% ở yêu cầu 1 là 0,01 < 0,05 và ở các u cầu cịn lại khơng có sự khác biệt về kết quả đánh giá giữa các trường với nhau (phụ lục 2.17).

Nhờ nắm vững các kỹ năng: Kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học và các kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong giáo dục mầm non nên ĐN GVMN trong những năm qua đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục MN của huyện. Tuy nhiên, các trường cần phải chú ý đặc biệt trong công tác bồi dưỡng chuyên môn cho ĐN GVMN, với tỷ lệ trên 76,5% GV được đánh giá tốt về mặt các kỹ năng sư phạm, đó là một tỉ lệ cao tuy nhiên việc đánh giá trẻ cịn mang tính chủ quan nhiều. Số lượng GV cịn thiếu so với quy định, tính chất cơng việc chồng chéo nên chưa có nhiều thời gian tập trung quan sát

trẻ tỉ mỉ và giao tiếp với phụ huynh cũng bị hạn chế vì phải vừa đảm bảo an toàn cho trẻ, vừa thực hiện công tác vệ sinh lớp, hồ sơ chuyên mơn... Điều đó chứng tỏ GV có kiến thức nhưng hạn chế về kỹ năng sư phạm (chủ yếu là hạn chế về kỹ năng quan sát trong các hoạt động giáo dục trẻ và kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, PHHS). Việc chưa nắm vững các kỹ năng sư phạm là một hạn chế lớn của ĐN hiện nay, tình trạng này là một yếu tố làm cho chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục MN của các đơn vị bị ảnh hưởng.

2.3.2.4. Về năng lực xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và dân chủ

Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là việc các nhà giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách thụ động mà các nhà giáo dục tạo ra các điều kiện, các cơ hội để mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động, tự chiếm lĩnh kiến thức và kinh nghiệm, phát huy thế mạnh của mỗi trẻ đều được hiểu, đánh giá đúng và được tôn trọng. Mỗi trẻ đều có cơ hội tốt nhất để thành cơng. Để giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được thực hiện một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất thì xây dựng môi trường giáo dục trong các trường mầm non là việc làm rất cần thiết và không thể thiếu được.

Vì thế trong năm học 2017 - 2018 các trường MN trên địa bàn huyện Bình Chánh đã thực hiện cuộc vận động xây dựng trường học thân thiện, học sinh hoạt động tích cực, CB-GV-CNV hiểu rõ sự cần thiết và khái niệm về môi trường thân thiện nên cũng có nhiều cố gắng thực hiện tốt về môi trường tâm lý - xã hội, môi trường thiên nhiên, môi trường vật chất, trong quan hệ giao tiếp và rèn kỹ năng sống cho học sinh cũng được quan tâm thực hiện khá tốt, ngồi ra cịn thực hiện tốt phương châm “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

Bảng 2.7. Tiêu chuẩn 4 - Về năng lực xây dựng môi trường giáo dục

Yêu Cầu

CBQL đánh giá Giáo viên đánh giá Tốt Khá Đạt Chưa đạt Tốt Khá Đạt Chưa đạt SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL YC1-TC1 14 66,7 3 14,3 3 14,3 1 4,8 126 82,4 15 9,8 9 5,9 3 2,0 YC2-TC2 16 76,2 3 14,3 2 9,5 0 0 132 85,6 11 7,2 9 5,9 2 1,3 YC3-TC3 17 81,0 1 4,8 3 14,3 0 0 129 84,3 7 4,6 16 10,5 1 0,7 Từ bảng số liệu 2.7 ta có thể thấy được đội ngũ GVMN đã thực hiện khá tốt công tác xây dưng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và dân chủ đạt mức độ đánh giá tốt từ 66,7% - 81% ở nhóm CBQL và 82,4% -85,6% ở nhóm GV; mức đánh giá khá đạt từ 4,8% - 14,3% ở nhóm CBQL và 4,6% - 9,8% ở nhóm GV. Và có mức chưa đạt ở nhóm GV 0,7%- 2,0%. Kết qủa phân tích tương quan của tiêu chuẩn 4 cho thấy nhóm CBQL và nhóm GV khơng có sự khác biệt về kết quả đánh giá giữa các trường (xem phụ lục 2.17).

Qua phân tích số liệu và tương quan như trên thì ta thấy có sự đánh giá chưa đồng bộ trong cơng tác xây dựng mơi trường giáo dục cho trẻ giữa nhóm CBQL và nhóm GV vì một số GV chưa theo kịp hướng mới trong công tác xây dựng môi trương giáo dục lấy trẻ làm trung tâm hiện nay. Không chỉ vậy tuy đạt được tỷ lệ khá cao hầu hết các yêu cầu nhưng các đơn vị vẫn còn vướng một số nội dung như: môi trường hoạt động tại một số trường vẫn cịn mang tính trang trí, chưa theo kế hoạch giáo dục đã đề ra, cịn trang trí dán dày đặc trong lớp chưa mang lại hiệu quả. Một số giáo viên chưa linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện các biện pháp xử lý tình huống thường xảy ra ở các lớp nhỏ, Bên cạnh đó cịn xảy ra tình trạng bất cập trong cơng tác đề xuất biện pháp cải thiện các yếu tố cản trở việc thực hiện quyền dân chủ của bản thân trong nhà trường là do một phần đội ngũ GV trẻ cịn cả nể, đội ngũ lớn tuổi thì ngại đóng góp. Do đó các CBQL nhà trường cần đưa ra các kế hoạch để khắc phục các nội dung trên nâng mức độ đánh giá tốt đạt tỷ lệ cao hơn.

2.3.2.5. Về năng lực xây dựng quan hệ xã hội

Việc biết cách xây dựng mối quan hệ xã hội sao cho tốt nhất, có được những quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, hay những mối quan hệ ngoài xã hội lý tưởng sẽ giúp GV có được sự hỗ trợ tốt hơn trong cơng việc, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhà trường và thắt chặt mối quan hệ giữa gia đình - nhà trương - xã hội nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ.

Bảng 2.8. Tiêu chuẩn 5 - Năng lực quan hệ xã hội

Yêu Cầu

CBQL đánh giá Giáo viên đánh giá Tốt Khá Đạt Chưa đạt Tốt Khá Đạt Chưa đạt SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL YC1 -TC1 16 76,2 2 9,5 3 14,3 0 0 136 88,9 6 3,9 9 5,9 2 1,3 YC2 - TC2 15 71,4 2 9,5 2 9,5 2 9,5 128 83,7 6 3,9 17 11,1 2 1,3 Thông qua bảng số liệu 2.8 về năng lực quan hệ xã hội được đội ngũ GV tại các đơn vị thực hiện tốt đạt mức đánh giá từ 71,4% - 88,9 % ở cả 2 nhóm đánh giá, mức đánh giá khá từ 5,9 - 11,1% ở nhóm GV và 9,5 % ở nhóm CBQL.

Ở yêu cầu 1 có mức đánh giá chưa đạt ở nhóm Gv là 1,3% và có sự khác biệt giữa các trường với độ tin cậy 95% với mức ý nghĩa từ 0,030<0,05 thì ta thấy cơng tác tun truyền, thơng tin phối kết hợp giữa nhà trường - phụ huynh vẫn còn một số hạn chế do tính chất phân bố dân cư và tình hình dân cư của khu vực tác động. Vì thế các CBQL cần chú ý hỗ trợ cơng tác này và có một số biện pháp cũng như đề xuất với các đơn vị hành chính có liên quan để khắc phục.

Bên cạnh đó ở yêu cầu 2 ở cả 2 nhóm đánh giá đều có tỉ lệ chưa đạt thấp (nhóm CBQL 9,5% và GV 1,3%) và qua phân tích tương quan thì khơng có sự khác biệt về kết quả đánh giá giữa các trường. Qua đó ta thấy năng lực xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên thực hiện khá tốt nhưng vẫn còn một số mặt hạn chế cần khắc phục để tăng tính đồng thuận trong nhà trường góp phần xây dựng tập thể vừng mạnh góp phần phát triển đội ngũ GVMN huyện Bình Chánh cũng như nâng cao được chất lượng giáo dục cho huyện nhà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí phát triển đội ngũ giáo viên mầm non huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp​ (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)