1.4.1. Vận dụng lí thuyết quản lí nguồn nhân lực trong phát triển đội ngũ giáo viên mầm non
Quản lý nguồn nhân lực là một nhiệm vụ quản lý của một tổ chức, thể hiện trong việc lựa chọn, đào tạo, xây dựng và phát triển các thành viên của tổ chức do mình phụ trách.
Phát triển nguồn nhân lực được hiểu với một khái niệm rộng hơn bao gồm cả 3 mặt:Phát triển sinh thể; phát triển nhân cách đồng thời tạo một môi trường thuận lợi cho nguồn nhân lực phát triển.
Phát triển nguồn nhân lực là một yêu cầu cấp bách, thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực con người đáp ứng các yêu cầu đổi mới của xã hội, đất nước và đủ năng lực để hội nhập quốc tế.
Quản lý nguồn nhân lực phải phát triển nguồn nhân lực. Đối với giáo dục mầm non, quản lý GVMN là hướng trọng tâm đến phát triển ĐNGVMN.
Quản lý phát triển ĐNGVMN bao gồm: - Kế hoạch hóa nguồn nhân lực (ĐNGVMN) - Tuyển dụng
- Sử dụng
- Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ - Kiểm tra, đánh giá đội ngũ
1.4.2. Nội dung quản lý phát triển đội ngũ giáo viên mầm non
1.4.2.1. Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non
Kế hoạch hóa đội ngũ trước nhằm đảm bảo nhu cầu nhân sự luôn được đáp ứng đúng theo quy định. Về nguyên lý, kế hoạch hoá nguồn nhân lực thực hiện thơng qua việc phân tích các nhân tố bên trong như các kỹ năng hiện có và sẽ cần đến, các vị trí làm việc đang khuyết và quá trình phát triển hay thu gọn các đơn vị, bộ phận; các nhân tố bên ngoài như nhu cầu xã hội về “Thị trường lao động”.
Trong phát triển đội ngũ giáo viên, kế hoạch hóa đội ngũ giáo viên nhằm đảm bảo sự phát triển của đội ngũ giáo viên về số lượng và chất lượng. Về chất lượng
đội ngũ phải bám chắc các yêu cầu do Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non quy định.
1.4.2.2. Tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non
Trong quản lý nguồn nhân lực, tuyển dụng là việc động viên, khuyến khích các ứng viên đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của kế hoạch nguồn nhân lực tham gia ứng thí vào các vị trí cơng việc cịn thiếu trong tổ chức. Việc tuyển dụng thơng qua nhiều hình thức khác nhau như: thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan đơn vị xúc tiến việc làm, trao đổi hợp tác với các đơn vị liên quan.
Tuyển chọn là lựa chọn trong số những ứng viên người sẽ được bố trí vào vị trí cơng việc cịn thiếu của tổ chức. Tuyển chọn được tiến hành thơng qua các hình thức thi tuyển và xét tuyển. Q trình này được thực hiện thơng qua đơn vị về lý lịch, phỏng vấn, kiểm tra hiểu biết về phần lý luận, về kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, về ngoại ngữ, tin học… và đặc biệt là đánh giá phần giảng dạy đối với GV.
Trong tuyển dụng, tuyển chọn giáo viên mầm non nhằm phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp cần phải xuất phát từ các yêu cầu của Chuẩn để xác định các tiêu chí tuyển chọn phù hợp.
1.4.2.3. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non đủ năng lực dạy học lấy trẻ làm trung tâm
Đào tạo, bồi dưỡng nói chung nhằm nâng cao năng lực, khả năng làm việc của mỗi thành viên trong tổ chức để đạt được kết quả mong đợi. Việc huấn luyện là nhân tố nhằm nâng cao, cải thiện kỹ năng đối với những công việc đang thực hiện. Việc phát triển nhân sự nhằm đề bạt, thăng tiến của mỗi thành viên trong tổ chức. Mặt khác, đây cũng là con đường giúp các ứng viên đã được tuyển dụng hoà nhập với tổ chức một cách nhanh nhất. Người mới được tuyển dụng được làm quen với tổ chức, giới thiệu với đồng nghiệp, tập sự những nội dung công việc phải đảm nhận với hành vi đáng được mong đợi từ những người được tuyển dụng.
Trong phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp, việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phải căn cứ vào mức độ đáp ứng của giáo viên với Chuẩn để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.
1.4.2.4. Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên mầm non
Trong quản lý nguồn nhân lực, đánh giá nhân sự được thực hiện thông qua thẩm định kết quả hoạt động của cá nhân. Đó là q trình so sánh kết quả cơng việc của mỗi cá nhân được giao với các tiêu chuẩn, mục tiêu, mục đích đã xác định cho mỗi vị trí làm việc. Nếu kết quả thấp, cần có hình thức điều chỉnh kịp thời, như huấn luyện thêm, khiển trách, hạ cấp (như ngạch, bậc lương,...); nếu kết quả cao thì khen thưởng, đề bạt, nâng cấp,... tức là phải đánh giá được kết quả hoạt động của mỗi cá nhân trong tổ chức và kết quả hoạt động của tổ chức đó.
Kết quả của đánh giá được sử dụng để đề bạt, thuyên chuyển, giáng cấp, sa thải nhân viên. Đây là những hoạt động phản ánh giá trị của mỗi thành viên đối với tổ chức. Có hình thức khen thưởng hoặc kỷ luật kịp thời đối với mỗi cá nhân sau khi đã thẩm định kết quả hoạt động của họ. Người đạt thành tích cao, có chính sách đãi ngộ kịp thời như tăng lương, đề bạt, thuyên chuyển ở những vị trí tốt hơn để họ có điều kiện phát triển kỹ năng của mình; người đạt thành tích thấp có thể phải hạ lương, thuyên chuyển đến vị trí kém hơn, thậm chí bị sa thải.
Trong phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp, đánh giá giáo viên được thực hiện dựa vào Chuẩn nghề nghiệp. Theo đó, các cơng cụ đánh giá được thiết lập để xác định có hay khơng có khoảng cách giữa yêu cầu của Chuẩn với mức độ đáp ứng hiện có của giáo viên.
1.4.2.5.Tính đồng thuận của đội ngũ
Tính đồng thuận là một trong các yếu tố cần thiết cho việc xây dựng các mối quan hệ trong hội đồng sư phạm nhà trường, bên cạnh đó tính đồng thuận cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý tại đơn vị trong việc ra quyết định, giải quyết vấn đề. Để xây dựng tính đồng thuận trong đội ngũ các nhà quản lý cần hiểu rõ ý nghĩa của tính đồng thuận.
Đồng thuận khơng có nghĩa là rập khn, sao chép, đồng ý một sự vật, sự việc mang tính chất ép buộc mà đồng thuận là sự tự nguyện, nhất trí cùng thực hiện một mục tiêu nhất định, bên cạnh đó chấp nhận sự khác biệt của các cá thể để cùng thực hiện mục tiêu chung. Đồng thuận ln bất biến.
Tính đồng thuận góp phần tạo tâm thế làm việc tốt hơn cho đội ngũ cũng như giúp các nhà quản lý thực hiện tốt cơng tác của mình. Nhưng để đảm bảo tính đồng thuận trong đội ngũ thì địi hỏi năng lực các nhà quản lý phải thật khéo léo trong việc ra quyết định, xử lý và giải quyết các tình huống, phân cơng lao động trong nhà trường. Trong phát triển đội ngũ giáo viên mầm non tính đồng thuận góp phần thúc đẩy đội ngũ giáo viên mầm non thực hiện tốt cơng tác của mình tại đơn vị đáp ứng yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp.