Những yêu cầu cơ bản đối với việc phát triển giáo viên, đội ngũ giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí phát triển đội ngũ giáo viên mầm non huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp​ (Trang 41 - 43)

1.2. Khái niệm cơ bản

1.3.4. Những yêu cầu cơ bản đối với việc phát triển giáo viên, đội ngũ giáo

giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp

Thực hiện Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung Ương Đảng về đổi mới cơ bản và toàn diện GD&ĐT. Phát triển GVMN là yêu cầu tất yếu để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình mầm non mới. Những yêu cầu cơ bản đối với việc phát triển giáo viên mầm non :

1.3.4.1. Đối với giáo viên mầm non

Các yêu cầu đối với giáo viên mầm non đó là: - Về lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. - Về lĩnh vực kiến thức chuyên môn .

- Về kỹ năng sư phạm (kỹ năng giáo dục, dạy học, tổ chức). - Về kỹ năng xây dựng môi trường giáo dục .

- Về kỹ năng xây dựng quan hệ xã hội.

Mỗi tiêu chuẩn có các tiêu chí, địi hỏi người giáo viên phải đạt được để đáp ứng mục tiêu của giáo dục mầm non ở từng giai đoạn.

Các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp làm thành “Thước đo” với các thang bậc nhất định để áp vào năng lực nghề nghiệp của giáo viên xem năng lực nghề nghiệp của giáo viên ở nấc thang nào.

1.3.4.2. Đối với đội ngũ giáo viên mầm non

* Về số lượng

Theo thông tư liên tịch 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non cơng lập thì định mức giáo viên mầm non tại các đơn vị mầm non công lập:

- Đối với nhóm trẻ: Bố trí tối đa 2,5 giáo viên/nhóm trẻ;

- Đối với lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày: Bố trí tối đa 2,2 giáo viên/lớp; - Đối với lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày: Bố trí tối đa 1,2 giáo viên/lớp. Yêu cầu trong giáo dục nói chung và trong GDMN nói riêng là phải đảm bảo số lượng GV để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ thường xuyên của nhà trường trước yêu cầu đổi mới GDMN.

* Về cơ cấu

Cơ cấu ĐNGVMN được hiểu là cấu trúc bên trong của đội ngũ, là một thể hoàn chỉnh, thống nhất, thể hiện ở các cơ cấu thành phần sau :

- Cơ cấu theo trình độ chun mơn đào tạo, loại hình đào tạo.

- Cơ cấu độ tuổi: Đây là cơ cấu lao động phục vụ thay thế (già, trẻ) là đảm bảo sự cân đối giữa các thế hệ.

* Về chất lượng ĐNGVMN

Chất lượng ĐNGVMN là tổng hòa chất lượng của GVMN ở trong đội ngũ GVMN. Phát triển chất lượng đội ngũ GVMN phải dựa trên chất lượng của GVMN. Chất lượng giáo viên được xác định trong Quyết định số 02/2008/QĐ- BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008 về chuẩn nghề nghiệp GVMN của Bộ GD&ĐT trước yêu cầu đổi mới giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí phát triển đội ngũ giáo viên mầm non huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp​ (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)