3.2. Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên mầm non huyện Bình Chánh,
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển đội ngũ
ngũ giáo viên mầm non huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
3.2.5.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp
Làm cơ sở để đánh giá GVMN hằng năm theo Quy chế đánh giá xếp loại GVMN và GV phổ thông công lập ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ- BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, phục vụ công tác quản lý, bồi dưỡng và quy hoạch ĐN GVMN.
Là cơ sở để xây dựng, đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo, bồi dưỡng GVMN ở các cơ sở đào tạo GVMN. Giúp GVMN tự đánh giá năng lực nghề nghiệp của bản thân mình và tham gia nhận xét, đánh giá đồng nghiệp, trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chun mơn, nghiệp vụ.
Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá, nghĩa là biết vận dụng một cách khoa học các công cụ đánh giá, đưa công tác kiểm tra, đánh giá thành việc làm thường xuyên sẽ góp phần thúc đẩy ĐNGV nâng cao tinh thần trách nhiệm. Nếu
đánh giá đúng, đầy đủ các nội dung sẽ giúp GV nhận thấy ưu điểm, hạn chế của bản thân mình trong q trình ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; từ đó, nâng cao kỹ năng chun mơn, nghề nghiệp, năng lực sư phạm.
3.2.5.2. Nội dung của biện pháp
Duy trì việc thơng báo và lắng nghe ý kiến phản hồi từ giáo viên. Duy trì hiệu trưởng đánh giá giáo viên theo tiếp cận Chuẩn nghề nghiệp GVMN. Củng cố báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên với cấp trên. Thực hiện tốt công khai kết quả đánh giá , xếp loại giáo viên trước tập thể nhà trường. Tăng cường quản lý quá trình giáo viên tự đánh giá và tổ chuyên môn đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp GVMN.
3.2.5.3. Cách thực hiện biện pháp
* Duy trì thơng báo và lắng nghe ý kiến phản hồi từ giáo viên.
Sau khi tổ chun mơn và hiệu trưởng đánh giá thì kết quả đánh giá sẽ được thông báo cho giáo viên trước trong buổi họp chuyên mơn để GV có ý kiến trước khi thơng báo chính thức tại buổi họp cán bộ, giáo viên, nhân viên cuối năm. Hiệu trưởng cần lắng nghe ý kiến của giáo viên, khuyến khích giáo viên nói lên suy nghĩ của mình, kết hợp giải thích để kết quả đánh giá có sự thống nhất của giáo viên, tổ chuyên môn và hiệu trưởng. Ý kiến của giáo viên cần được tôn trọng và giải đáp hợp lí sẽ tạo được lịng tin của giáo viên đối với nhà trường và cũng tạo cho giáo viên có động lực phấn đấu phát triển ở mức cao hơn.
* Duy trì hiệu trưởng đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp GVMN
Khi đánh giá giáo viên, hiệu trưởng cần tham khảo phiếu tự đánh giá của giáo viên, phiếu đánh giá của tổ chuyên môn, kết hợp với quá trình đánh giá của hiệu trưởng trong năm học để đưa ra kết quả đánh giá chính xác nhất. Hiệu trưởng đánh giá giáo viên cũng phải thật khách quan, công bằng để giúp giáo viên phát triển. Trong quá trình đánh giá, hiệu trưởng cần xác định rõ đánh giá bản thân giáo viên theo chuẩn, không đánh giá dựa trên sự so sánh giữa giáo viên này và giáo viên khác. Vì mỗi giáo viên là một cá thể khác biệt, không đánh đồng tất cả giáo viên như nhau. Đánh giá nhằm định hướng, giúp giáo viên phát triển hơn.
* Thực hiện tốt báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên với cấp trên.
Hiệu trưởng báo cáo kết quả xếp loại ĐNGV với Phòng GD&ĐT Quận 6 vào cuối mỗi năm học. Việc thực hiện nội dung báo cáo cần đúng tiến độ, phản ánh đúng thực chất kết quả đánh giá.
* Thực hiện tốt công khai kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên trước tập thể nhà trường
Hiệu trưởng cần thông báo công khai kết quả đánh giá giáo viên trong cuộc họp cán bộ, giáo viên, nhân viên cuối năm, niêm yết kết quả đánh giá ở bảng tin của trường. Điều đó là một trong những yêu cầu của thực hiện dân chủ trong hoạt động nhà trường và thể hiện sự minh bạch, rõ ràng. Hiệu trưởng cần nêu khái quát tình hình chung của ĐNGV hiện nay, đồng thời dự kiến kế hoạch phát triển ĐNGV trong năm học tới. Hiệu trưởng cần giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên hiểu rõ mục đích của cơng khai là để xác định thực trạng đội ngũ, giúp các tổ chuyên môn nhận ra thực trạng của tổ mình để từng tổ xây dựng kế hoạch phấn đấu phù hợp.
* Tăng cường quản lý quá trình giáo viên tự đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp GVMN.
Hiệu trưởng cần hình thành ở giáo viên tính tự giác, tinh thần trách nhiệm, phấn đấu nâng cao năng lực bản thân; Duy trì tổ chức giáo viên tự đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp. Mục tiêu đánh giá là giúp giáo viên nhận ra những ưu điểm, hạn chế của bản thân và tự xây dựng hướng phấn đấu phù hợp.
* Tăng cường quản lý q trình tổ chun mơn đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp GVMN
Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ cho tổ trưởng chuyên môn đánh giá giáo viên trong tổ. Bên cạnh đó, hiệu trưởng bồi dưỡng khả năng đánh giá cho tổ trưởng chuyên môn; trao đổi giúp tổ trưởng chuyên mơn nhận thức được vị trí, vai trị của mình trong q trình đánh giá. Hiệu trưởng cần phát huy tính dân chủ, cơng bằng trong quá trình đánh giá của tổ chuyên môn. Đánh giá giúp giáo viên nhận ra hạn chế nhưng phải thật khách quan, không để ý kiến chủ quan chi phối quá trình đánh giá.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Thực hiện tốt quá trình đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, cần hình thành tính tự giác cho giáo viên, phát huy tính dân chủ và tinh thần đoàn kết trong tập thể. Đánh giá đúng thực chất địi hỏi người hiệu trưởng phải sâu sát tình hình tại đơn vị để đưa đến những nhận định chính xác nhất. Kết quả xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là một trong những căn cứ để đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục.