Yêu Cầu
CBQL đánh giá Giáo viên đánh giá Tốt Khá Đạt Chưa đạt Tốt Khá Đạt Chưa đạt SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL YC1 -TC1 16 76,2 2 9,5 3 14,3 0 0 136 88,9 6 3,9 9 5,9 2 1,3 YC2 - TC2 15 71,4 2 9,5 2 9,5 2 9,5 128 83,7 6 3,9 17 11,1 2 1,3 Thông qua bảng số liệu 2.8 về năng lực quan hệ xã hội được đội ngũ GV tại các đơn vị thực hiện tốt đạt mức đánh giá từ 71,4% - 88,9 % ở cả 2 nhóm đánh giá, mức đánh giá khá từ 5,9 - 11,1% ở nhóm GV và 9,5 % ở nhóm CBQL.
Ở yêu cầu 1 có mức đánh giá chưa đạt ở nhóm Gv là 1,3% và có sự khác biệt giữa các trường với độ tin cậy 95% với mức ý nghĩa từ 0,030<0,05 thì ta thấy cơng tác tuyên truyền, thông tin phối kết hợp giữa nhà trường - phụ huynh vẫn còn một số hạn chế do tính chất phân bố dân cư và tình hình dân cư của khu vực tác động. Vì thế các CBQL cần chú ý hỗ trợ cơng tác này và có một số biện pháp cũng như đề xuất với các đơn vị hành chính có liên quan để khắc phục.
Bên cạnh đó ở yêu cầu 2 ở cả 2 nhóm đánh giá đều có tỉ lệ chưa đạt thấp (nhóm CBQL 9,5% và GV 1,3%) và qua phân tích tương quan thì khơng có sự khác biệt về kết quả đánh giá giữa các trường. Qua đó ta thấy năng lực xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên thực hiện khá tốt nhưng vẫn còn một số mặt hạn chế cần khắc phục để tăng tính đồng thuận trong nhà trường góp phần xây dựng tập thể vừng mạnh góp phần phát triển đội ngũ GVMN huyện Bình Chánh cũng như nâng cao được chất lượng giáo dục cho huyện nhà.
2.4. Thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên mầm non huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh theo yêu cầu chuẩn nghề nghiệp Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh theo yêu cầu chuẩn nghề nghiệp
2.4.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp tại các trường mầm non Huyện Bình Chánh, TPHCM
Lực lượng giáo viên là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng giáo dục và phát triển nhà trường. Việc phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo tiếp cận CNN vơ cùng cần thiết và đó cũng chính là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Nhận thức của CBQL và GV ảnh hưởng rất nhiều đến phát triển ĐNGVMN theo tiếp cận CNN vì chỉ khi bản thân nhận thức tốt về vấn đề thì việc thực hiện nội dung vấn đề sẽ đạt được hiệu quả cao. Thực trạng về nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của công tác phát triển ĐNGVMN theo tiếp cận CNN tại 7 trường mầm non được khảo sát thể hiện qua biểu đồ 2.3:
Biểu đồ 2.3. Thống kê mô tả về mức độ cần thiết của việc phát triển đội ngũ giáo viên mầm non công lập đáp ứng chuẩn nghề nghiệp hiện nay
Từ biểu đồ 2.3 cho thấy nhận thức về công tác phát triển ĐNGVMN đáp ứng CNN được CBQL đánh giá rất cao ở mức “ Rất cần thiết” là 52,4% và “ Cần thiết”
là 47,6%. Tuy nhiên đối với đội ngũ GVMN thì chỉ đánh giá ở mức “ Ít cần thiết” là 37,9% và “Khơng cần thiết” là 62,1%. Qua đó ta thấy được sự bất đồng quan điểm trong công tác phát triển ĐNGVMN đáp ứng chuẩn nghề nghiệp, nhận định này sẽ gây khó khăn, cản trở cho cơng tác quản lý nói chung, công tác phát triển ĐNGVMN đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, có thể làm giảm chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ của huyện và hạn chế trong việc tiếp cận với sự phát triển của trường MN trên địa bàn huyện Bình Chánh theo hướng hội nhập.
2.4.2. Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
Quy hoạch ĐNGV là quá trình xác định những mục tiêu về ĐNGV cần có trong tương lai. Nói cách khác quy hoạch đội ngũ GVMN là dự báo về nhu cầu phát triển ĐNGVMN theo tiếp cận CNN một cách cụ thể. Kết quả nghiên cứu thực trạng về công tác quy hoạch ĐNGVMN tại 7 trường mầm non được khảo sát thể hiện qua bảng sau: