Sơ đồ mối liên hệ giữa đa dạng sinh học và cảnh quan

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học các huyện biên giới tây nam tỉnh nghệ an (Trang 43 - 49)

Mơ hình này giải thích các mối quan hệ sinh thái giữa các hợp phần của cảnh quan, quan hệ hữu sinh trong quần xã sinh vật và cộng đồng loài ngƣời và quan hệ giữa quần xã sinh vật với môi trƣờng (các hợp phần vô sinh của cảnh quan). Đây chính là “Hệ sinh thái CQ” hồn chỉnh, trong đó (6) là hình thái biểu hiện cho một

kiểu CQ và thực vật, động vật, vi sinh vật cũng chính là biểu hiện tính đa dạng sinh học đặc thù cho từng đơn vị CQ.

Mơ hình cấu trúc hệ sinh thái cảnh quan thể hiện mối quan hệ chặt chẽ của các nhân tố sinh thái thành tạo cảnh quan, trong đó:

+ Hợp phần địa chất kiến tạo và đại khí hậu là hai nhân tố thành tạo hợp phần địa hình (địa hình là kết quả tƣơng tác giữa ba lực: lực trong lòng đất hay là lực kiến

tạo, ngoại lực hay lực của khí quyển và lực tự điều chỉnh).

+ Hợp phần địa hình làm phân bố lại nền nhiệt ẩm của từng khu vực và kết quả là hình thành nên hợp phần khí hậu thuỷ văn địa phương;

+ Dƣới tác dụng của nhiệt ẩm và trên những kiểu địa hình đã tạo nên hợp phần

vỏ phong hố tƣơng ứng với vật chất vơ cơ có trong thành phần khống vật.

+ Khí hậu địa phƣơng và lớp vỏ phong hố hình thành sinh quần thể và tƣơng tác lẫn nhau, hình thành hợp phần thổ nhưỡng, và tác động trở lại sinh vật làm cho

sinh quần thể phong phú thêm.

1.3. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu cảnh quan

1.3.1. Quan điểm nghiên cứu

* Quan điểm hệ thống và tổng hợp

+ Quan điểm hệ thống: Các đơn vị lãnh thổ địa lý tự nhiên là một hệ thống

phức tạp gồm các hợp phần tự nhiên cấu thành có tác động tƣơng hỗ lẫn nhau thơng qua các dịng vật chất, năng lƣợng và thơng tin. Do đó, đánh giá cảnh quan cần xem xét và nhìn nhận một cách đầy đủ các nhân tố trong một thể thống nhất hữu cơ. Luận án áp dụng quan điểm hệ thống nhằm mục đích tìm ra đƣợc những hạn chế trong các phân vị cảnh quan, từ đó có những sửa chữa hay tác động vào chúng để đạt đƣợc hiệu quả cao hơn.

+Quan điểm tổng hợp: Dựa trên cơ sở các kết quả phân tích tồn diện, đồng bộ

về các điều kiện tự nhiên, xã hội và tài nguyên thiên nhiên với quy luật phân hoá của chúng, cũng nhƣ các mối tác động tƣơng hỗ của các hợp phần của tổng thể địa lý để nghiên cứu đánh giá tài nguyên và kinh tế sinh thái. Đây là một quan điểm hữu dụng cho việc quy hoạch lãnh thổ, bảo vệ tài nguyên môi trƣờng tiến tới phát triển bền

vững. Các phân vị cảnh quan là kết quả tổng hợp của sự tác động tƣơng hỗ giữa các hợp phần địa lý tự nhiên và nhân tạo. Vì vậy, khi nghiên cứu cần phải đứng trên quan điểm tổng hợp để thấy đƣợc mối quan hệ và sự tác động qua lại của các hợp phần, và tính tốn hiệu quả kinh tế của các mơ hình này. Quan điểm này là cơ sở để đánh giá tổng hợp và dự báo khả năng sử dụng các đơn vị cảnh quan tại khu vực nghiên cứu và đề xuất các định hƣớng sử dụng hợp lý chúng.

* Quan điểm lịch sử: Các hợp phần địa lý tự nhiên tồn tại và phát triển theo quy

luật riêng và chịu chi phối của các hợp phần tự nhiên khác. Trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau, chúng bị biến đổi dƣới các tác động tự nhiên và nhân tác. Vì thế, khi nghiên cứu về mơ hình hệ kinh tế sinh thái thì cần phải đứng trên quan điểm lịch sử, nghĩa là phải xem xét hiện trạng các mơ hình hệ kinh tế sinh thái các thời điểm trƣớc đó, rồi đối sánh với hiện trạng hiện tại để từ đó có thể đề xuất ra mơ hình đạt hiệu quả cao nhất, để có thể đƣa ra đƣợc những biện pháp hữu hiệu cho sử dụng, bảo vệ và cải tạo các mơ hình hệ sinh thái, phục vụ phát triển bền vững.

*Quan điểm thực tiễn đƣa đến định hƣớng sử dụng hợp lý tài nguyên lãnh thổ

với những kiến nghị và giải pháp có tính khả thi. Thực tiễn cịn là phép kiểm chứng xem lý luận có đúng hay khơng? Lý luận chỉ trở thành “chân lý” khi lý luận đó đúng với thực tiễn tồn tại của các vật thể trong tự nhiên và hợp với quy luật địa lý của nó.

*Quan điểm phát triển bền vững: “Phát triển bền vững ” là q trình phát triển

có sự kết hợp chặt chẽ hợp lý và hài hịa giữa 3 mặt của sự phát triển, đó là: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trƣờng. “Phát triển bền vững” chính là sự phát triển đáp ứng đƣợc những yêu cầu ở hiện tại nhƣng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau Quan điểm này của Liên hợp quốc cũng là quan điểm chung nhất, đƣợc thừa nhận rộng rãi nhất trên thế giới ngày nay. Nhƣ vậy, phát triển bền vững khơng chỉ đơn thuần là duy trì sự phát triển một cách liên tục, ổn định, mà hơn thế nữa là sự nỗ lực nhằm đảm bảo đƣợc sự bền vững trên mọi lĩnh vực trong quá trình phát triển. Phát triển bền vững là quá trình duy trì sự cân bằng giữa những nhu cầu của con ngƣời với tính cơng bằng xã hội, sự phồn vinh, chất lƣợng cuộc sống và tính bền vững của môi trƣờng.

1.3.2. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện những mục tiêu và nội dung nghiên cứu nêu trên, Luận án sử dụng các phƣơng pháp sau:

Thu thập những tài liệu, số liệu, các bài báo, các báo cáo liên quan đến khu vực nghiên cứu. Đó là những tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trƣờng liên quan trực tiếp và gián tiếp đến sản xuất nông - lâm nghiệp và bảo tồn ĐDSH tại khu vực nghiên cứu. Bên cạnh đó, để tiến hành xây dựng bản đồ cảnh quan, việc cần thiết nữa là phải thu thập và chỉnh biên cơ sở dữ liệu các bản đồ hợp phần tỉ lệ 1: 50.000 tại khu vực nghiên cứu, bao gồm: Bản đồ địa chất, bản đồ địa mạo, bản đồ sinh khí hậu, bản đồ đất, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ hiện trạng rừng.

Các tài liệu, số liệu đã thu thập sẽ đƣợc thống kê, phân tích chọn lọc, xử lý theo nguyên lý hệ thống để phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Những tài liệu thông tin luôn đƣợc bổ sung, cập nhật, bảo đảm cơ sở dữ liệu cho việc xử lý, phân tích, đánh giá các vấn đề theo từng nội dung nghiên cứu.

1.3.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa: Phƣơng pháp này cho ta các thông tin

đầy đủ hơn về đặc điểm của các hợp phần tự nhiên lãnh thổ nhằm bổ sung cho các kết quả đã nghiên cứu sơ bộ trong phòng. Khảo sát thực địa đem lại những kết quả chuẩn xác và đúng quy luật trong phạm vi tổng hợp và hệ thống của cấu trúc đơn vị lãnh thổ.

Trong quá trình khảo sát thực địa, tác giả luận án cùng với thầy hƣớng dẫn là TS. Phạm Quang Anh và chuyên gia về địa sinh vật KS.Nguyễn Hữu Trung Tứ đã khảo sát theo 2 tuyến: Tuyến 1 (theo lát cắt AB): Hướng Bắc-Nam; Đi dọc QL7 từ xã

Thạch Ngàn huyện Con Cng  Xã Mường Típ, huyện Kỳ Sơn; Tuyến 2: (theo lát cắt CD): Hướng Đông-Tây; Na Ngoi xã Mai Sơn (huyện Kỳ Sơn). Tại các điểm khảo sát, bên cạnh việc quan sát, ghi chép các kiểu địa hình, đá mẹ, thảm thực vật, hiện trạng khai thác khác nhau; còn tiến hành thu thập mẫu thực vật để đem về giám định tên khoa học. Kết quả nghiên cứu trong quá trình thực địa đã giúp tác giả luận án hiểu biết đầy đủ hơn về khu vực nghiên cứu, mối quan hệ giữa các hợp phần thành tạo cảnh quan, đặc biệt là đã tìm hiểu về thành phần lồi thực vật chính theo sự phân hóa đai cao và xác lập đƣợc mơ hình hệ kinh tế sinh thái cấp xã và cấp hộ gia đình đƣợc trình bày ở chƣơng 3.

1.3.2.3. Phương pháp bản đồ và GIS:

Đây là một phƣơng pháp đặc thù và rất quan trọng trong nghiên cứu địa lý, sẽ tạo ra một cách nhìn trực quan hơn, cho phép ta nắm bắt một cách khái quát và nhanh chóng về khu vực nghiên cứu, để từ đó vạch ra đƣợc các tuyến khảo sát chi tiết, các điểm khảo sát đặc trƣng cho khu vực nghiên cứu.

Bản đồ vừa là nội dung, vừa là phƣơng tiện để thể hiện kết quả nghiên cứu của luận án. Để đảm bảo tính thống nhất của tất cả các bản đồ đƣợc thể hiện và tính khách quan, chính xác của các ranh giới khoanh vi, địa danh cần thiết phải kết hợp các công

cụ, phần mềm của hệ thơng tin địa lý. Trong q trình nghiên cứu, việc chỉnh biên, biên tập và thành lập các bản đồ hợp phần, bản đồ cảnh quan, lát cắt cảnh quan, bản đồ phân vùng cảnh quan, các bản đồ thể hiện kết quả đánh giá cảnh quan, bản đồ khơng gian ƣu tiên phát triển, mơ hình hệ kinh tế sinh thái của đề tài luận án đƣợc tiến hành trong môi trƣờng Arcgis 10.0, Mapinfo 15 nhờ ứng dụng một số cơng cụ sẵn có.

1.3.2.4. Phương pháp phân tích tổng hợp:

Sau khi đã thu thập đƣợc những tài liệu liên quan tới khu vực nghiên cứu, cần tiến hành phân tích và đánh giá tổng hợp để đƣa ra những nhận xét và những định hƣớng phát triển đúng đắn nhất phù hợp với tiềm năng vốn có của khu vực nghiên cứu. Đây cũng là bƣớc vận dụng và ứng dụng sáng tạo phƣơng pháp hệ thống và tổng hợp mang tính quy luật địa lý – cũng chính là tính quy luật khách quan.

Tác giả luận án áp dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp trong việc thành lập bản đồ cảnh quan, 13 không gian ƣu tiên cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp đặc điểm phân hóa cảnh quan, đặc điểm các hợp phần thành tạo cảnh quan tự nhiên và nhân tố xã hội.

1.3.2.5. Phương pháp xây dựng lát cắt: Lát cắt CQ thể hiện sự phân hóa theo chiều ngang và chiều thẳng đứng của CQ khu vực nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu đánh giá cảnh quan, tác giả l uận án đã đã thực hiện khảo sát thực địa theo 02 tuyến theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam và hƣớng Đông - Tây và thành lập 02 lát cắt

cảnh quan đi qua nhiều loại CQ trên nhiều dạng địa hình khác nhau: Tuyến lát cắt AB

có chiều dài 65km, đi theo phương Đơng-Tây, từ Na Ngoi đến xã Mai Sơn (huyện Kỳ Sơn); Tuyến lát cắt CD có chiều dài 100km, đi theo phương Bắc-Nam, dọc Quốc lộ 7 từ xã Thạch Ngàn huyện Con Cng đến Xã Mường Típ, huyện Kỳ Sơn . Việc nghiên

cứu theo tuyến lát cắt điển hình cho sự phân hóa các hợp phần thành tạo theo đai cao và thành lập lát cắt cảnh quan trong chƣơng 2 là cơ sở nghiên cứu đặc điểm phân hóa cảnh quan trong khu vực nghiên cứu.

1.3.2.6. Phương pháp phân tích liên hợp các hợp phần thành tạo cảnh quan:

Cảnh quan đƣợc thành lập dựa trên nhiều hợp phần khác nhau, vì vậy khi nghiên cứu cảnh quan cần nghiên cứu mối tƣơng quan giữa các hợp phần thành tạo cảnh quan và phân tích liên hợp giữa chúng.Trên cơ sở các bản đồ hợp phần thành tạo cảnh quan đƣợc biên tập và thành lập sau khi điều tra, khảo sát thực địa và trong phòng, tác giả luận án đã phân tích đặc điểm và mối tác động tƣơng hỗ của chúng, làm cơ sở thành lập hệ thống phân loại cảnh quan và bản đồ cảnh quan.

Tác giả luận án vận dụng phƣơng pháp liên hợp các hợp phần cảnh quan trong khu vực nghiên cứu để xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan, thành lập bản đồ cảnh

quan, cũng nhƣ xác định trọng số đối với các chỉ tiêu đánh giá trong nông nghiệp, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học.

1.3.2.7. Phương pháp đánh giá cảnh quan theo hướng tiếp cận kinh tế sinh thái:

Đây là hƣớng đánh giá tổng hợp trong địa lý phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng. Do vậy, việc thu thập và xử lý thông tin, cũng nhƣ trình diễn kết quả đƣợc tiến hành dựa theo nhiều phƣơng pháp khác nhau của các khoa học địa lý bộ phận. Ngồi ra, cịn phải nhờ tới sự phụ trợ của các phƣơng pháp thuộc lĩnh vực khoa học khác nhƣ: phƣơng pháp phân tích nhân tố trong lĩnh vực tốn học, phƣơng pháp phân tích nhân tố trong kinh tế, phƣơng pháp phỏng vấn (khoa học xã hội),…

Thích nghi sinh thái là sự tƣơng thích giữa nhu cầu sinh thái của đối tƣợng sản xuất hay nghiên cứu với tổ hợp các điều kiện sinh thái của đơn vị lãnh thổ, đáp ứng đƣợc cho sự phát triển của cây trồng vật nuôi.

a. Khái niệm: “Đánh giá thích nghi sinh thái là dạng đánh giá nhằm thể hiện mức độ thích hợp (hay thuận lợi) theo khía cạnh tự nhiên của cảnh quan và các hợp phần của chúng đối với dạng hoạt động kinh tế nào đó” [14].

Đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan đƣợc hiểu là phân loại các địa tổng thể theo mức độ thích hợp của đối tƣợng sản xuất cây, con nhƣ hoạt động phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch hoặc phát triển cây trồng, nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái, quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên.

Đánh giá thích nghi có thể hiểu là sự tƣơng thích giữa nhu cầu sinh thái của đối tƣợng sản xuất hay nghiên cứu với tổ hợp các điều kiện sinh thái của đơn vị lãnh thổ, đáp ứng đƣợc cho sự phát triển của cây trồng vật nuôi.

Kết quả đánh giá thƣờng đƣợc thể hiện ở dạng bảng hoặc bản đồ đánh giá thích nghi. Dựa trên cơ sở kết quả này, có thể xây dựng các phƣơng án sử dụng lãnh thổ phù hợp với tự nhiên hay địa tổng thể.

Ở đây, do điều kiện tiếp cận và cập nhập về tài liệu cũng như số liệu định lượng hạn chế nên luận án chỉ dừng lại ở việc đánh giá mức độ thuận lợi của các đơn vị cảnh quan đối với phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học

dựa vào nhu cầu sinh thái của loại hình sử dụng và tiềm năng tự nhiên của địa tổng thể, thông qua dạng điểm hoặc cấp.

b. Quy trình đánh giá cảnh quan tại khu vực nghiên cứu

Phƣơng pháp đánh giá mức độ thuận lợi sử dụng thang điểm 4 bậc đƣợc lựa chọn để đánh giá cảnh quan khu vực nghiên cứu (gồm ba huyện Con Cuông, Tƣơng Dƣơng và Kỳ Sơn) nhằm phân loại các đơn vị cảnh quan theo mức độ phù hợp cho

phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và bảo tồn ĐDSH. Quy trình đánh giá cảnh quan sử dụng trong luận án bao gồm 8 bƣớc (Hình 1.3).

b1. Xác định mục tiêu, đối tượng đánh giá

Mục tiêu của việc đánh giá tại khu vực biên giới phía Tây Nam Nghệ An là xác

định mức độ thích hợp nhất của cảnh quan đối với các loại hình sản xuất trong nơng, lâm nghiệp và bảo tồn ĐDSH trên cơ sở đánh giá mức độ thuận lợi với từng loại cảnh quan tại khu vực nghiên cứu. Đây sẽ là cơ sở khoa học cần thiết, phục vụ cho phát triển nông, lâm nghiệp và bảo tồn ĐDSH phù hợp với đặc điểm của các đơn vị cảnh quan nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng.

Đối tượng đánh giá ở đây chính là các đơn vị cảnh quan cấp loại, đƣợc xây

dựng thông quan bản đồ cảnh quan khu vực nghiên cứu do chính tác giả luận án thành lập.

Trên cơ sở kết quả phân tích đặc điểm, cấu trúc và chức năng của các đơn vị cảnh quan để xác định và loại bỏ những loại cảnh quan có nhân tố giới hạn đối với một mục đích nào đó (tức là nhân tố tạo nên điều kiện hoàn toàn bất lợi đối với một ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học các huyện biên giới tây nam tỉnh nghệ an (Trang 43 - 49)