Nguyên tắc xây dựng bản đồ cảnh quan và bản đồ phần vùng cảnh quan

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học các huyện biên giới tây nam tỉnh nghệ an (Trang 32 - 34)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN

1.2. Cơ sở lý luận

1.2.2. Nguyên tắc xây dựng bản đồ cảnh quan và bản đồ phần vùng cảnh quan

thống phân chia các đơn vị tổng thể tự nhiên, trong đó cảnh quan là đơn vị cơ sở mà khi nghiên cứu nó có tính đến cả tác động của con ngƣời. Thông thƣờng các cấp đơn vị cảnh quan đƣợc sắp xếp theo trình tự từ thấp lên cao.

Xuất phát từ các quan điểm trên đây, xuyên suốt quá trình nghiên cứu của luận

án là quan niệm cảnh quan mang tính kiểu loại bởi tính lặp lại trong khơng gian, đồng thời cũng mang tính cá thể bởi các khoanh vi khép kín và tồn vẹn lãnh thổ. Thực tế, về mặt khoa học dịa sinh và hệ thống học thì mỗi đơn vị cảnh quan chính là một hệ sinh thái đúng nghĩa và hồn chỉnh (Phạm Quang Anh, 1996) [3].

1.2.2. Nguyên tắc xây dựng bản đồ cảnh quan và bản đồ phần vùng cảnh quan quan

a. Cơ sở thành lập bản đồ cảnh quan các huyện biên giới Tây Nam tỉnh Nghệ An

- Cơ sở khoa học và thực tiễn cho xây dựng hệ thống phân loại và bản đồ cảnh quan dựa trên nghiên cứu, phân tích các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc

điểm kinh tế xã hội - các yếu tố thành tạo cảnh quan các huyện biên giới Tây Nam tỉnh Nghệ An và phân tích vai trị của các yếu tố thành tạo cảnh quan.

Mặt khác, việc xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan dựa trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo các hệ thống cảnh quan đƣợc đƣa ra trƣớc đó của các tác giả trong và ngoài nƣớc, đặc biệt là các hệ thống phân loại trong nƣớc gần với đối tƣợng và lãnh thổ nghiên cứu. Đây là bƣớc hết sức quan trọng bởi vì khi đã xây dựng đƣợc một hệ thống phân loại cảnh quan và đƣa ra các chỉ tiêu đảm bảo các nguyên tắc, khách quan, phù hợp với q trình phát sinh, phát triển thì đó cũng là cơ sở vững chắc cho việc tiến hành phân tích, đánh giá cảnh quan đúng đắn, đƣa ra phƣơng hƣớng sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng phù hợp, phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế bền vững của một lãnh thổ.

b. Nguyên tắc xây dựng bản đồ cảnh quan các huyện biên giới Tây Nam tỉnh Nghệ An

Việc xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan và bản đồ cảnh quan khu vực nghiên cứu đƣợc tiến hành xuyên suốt tuân theo 3 nguyên tắc: Nguyên tắc đồng nhất tƣơng đối, nguyên tắc phát sinh lịch sử và nguyên tắc tổng hợp.

- Nguyên tắc đồng nhất tương đối: Là sự đồng nhất trong phát sinh, đồng nhất

về lịch sử phát triển, đồng nhất trong cấu trúc và chức năng của các đơn vị CQ. Trên cơ sở nguyên tắc này để giải thích về nguồn gốc các thành phần-yếu tố thành tạo CQ

của lãnh thổ, nguồn gốc của các thể tổng hợp tự nhiên và mối quan hệ giữa chúng, qua đó xác định những đặc trƣng cơ bản về cấu trúc, chức năng nguyên sinh của CQ.

Trong phân tích CQ, nguyên tắc đồng nhất tƣơng đối có ý nghĩa quan trọng và đƣợc sử dụng để phân tích, làm rõ các đặc tính cấu trúc CQ, tức là xét xem CQ đƣợc cấu tạo nhƣ thế nào, giữa các thành phần cấu trúc đó có mối quan hệ ra sao, tại sao lại có cấu trúc đó và cấu trúc nhƣ vậy để làm gì, có chức năng nhƣ thế nào [12]. Tính chất đồng nhất hay không đồng nhất, liên tục hay khơng liên tục thể hiện sự phân hóa của CQ; mỗi cấp đơn vị CQ lớn hơn phải bao gồm ít nhất hai đơn vị CQ ở cấp thấp hơn, ngƣợc lại, nếu các đơn vị ở cấp thấp nếu có những đặc điểm tƣơng đồng thì phải tổ hợp lại thành đơn vị ở cấp cao hơn. Nhƣ vậy, những đơn vị CQ có các hợp phần cùng nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và hình thái tƣơng đối đồng nhất thì đƣợc xếp vào cùng cấp phân loại mặc dù phân bố có thể ở xa nhau [13].

- Nguyên tắc phát sinh lịch sử: Trong quá trình phát sinh, phát triển của CQ

lãnh thổ, các yếu tố tự nhiên- nhân tố thành tạo CQ, ln có sự biến đổi khơng ngừng dƣới tác động của các quy luật tự nhiên và các tác động của con ngƣời. Nó vừa có sự phân hóa theo những quy luật mang tính chất chung nhƣng đồng thời lại có sự phân dị theo những đặc thù địa phƣơng của nó và chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của q trình nhân tác. Chính vì vậy, trong nghiên cứu CQ cần quan tâm đến tính thời gian, so sánh hiện trạng phát triển và dự báo những động lực phát triển CQ trong tƣơng lai. Đây là nguyên tắc có ý nghĩa hết sức quan trọng trong nghiên cứu CQ, nghiên cứu những phát sinh trong quá trình phát triển của CQ và đặc biệt cần thiết trong quá trình nghiên cứu, đánh giá để đề xuất các phƣơng án sử dụng cho các mục đích thực tiễn. Trong xây dựng hệ thống phân loại CQ, những đơn vị lãnh thổ có hình thái tƣơng đối đồng nhất nhƣng khơng có cùng nguồn gốc phát sinh thì sẽ phân hóa thành những đơn vị CQ khác nhau [11,12].

` - Nguyên tắc tổng hợp: Là nguyên tắc áp dụng trong nghiên cứu và phân tích,

tổng hợp các yếu tố tự nhiên thành tạo nên CQ nhằm xác định mối liên hệ giữa chúng và xác định những nhân tố chủ đạo quyết định sự hình thành và phát triển, phân hóa CQ ở các cấp. Sử dụng nhân tố chủ đạo hay nhân tố trội là nhân tố bền vững nhất và thể hiện rõ nhất sự phân hóa, nhƣng đồng thời phải đặt nó trong mối quan hệ tổng hợp với các yếu tố khác của hệ thống thành tạo CQ. Đây là cơ sở để phân định ranh giới CQ ở các cấp trong hệ thống phân loại CQ.

Các nguyên tắc này có thể áp dụng riêng để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu mang tính độc lập, nhƣng trong rất nhiều trƣờng hợp, chúng thƣờng đƣợc sử dụng một

cách tổng hợp, hay nói cách khác, các ngun tắc này ln có mối liên quan chặt chẽ, bổ sung cho nhau và gắn bó với nhau trong q trình áp dụng để tiến hành nghiên cứu xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan các huyện biên giới Tây Nam tỉnh Nghệ An.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học các huyện biên giới tây nam tỉnh nghệ an (Trang 32 - 34)