Tổng quancác công trình liên quan tới khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học các huyện biên giới tây nam tỉnh nghệ an (Trang 28 - 30)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN

1.1. Tổng quancác cơng trình nghiên cứu cảnh quan trong và ngồi nƣớc

1.1.4. Tổng quancác công trình liên quan tới khu vực nghiên cứu

Trong những năm gần đây, đã có một số cơng trình, đề tài, dự án theo hƣớng nghiên cứu đánh giá tổng hợp, sử dụng hợp lý tài nguyên tại Nghệ An. Đây là những tƣ liệu quan trọng về lý luận và thực tiễn, tạo điều kiện cho việc định ra phƣơng pháp và nội dung nghiên cứu một cách phù hợp trong quá trình thực hiện luận án.

Năm 2007, Viện Năng lƣợng đã thực hiện Dự án “Quy hoạch thủy điện vừa và

nhỏ tỉnh Nghệ An (Quy mô công suất: Nlm 100 KW – 30,000 QW)”, nhằm mục đích xác định tiềm năng thủy điện vừa và nhỏ trên những nhánh sơng chính của 2 hệ thống sông lớn chảy qua tỉnh là sông Lam và sông Hiếu phục vụ cho việc khai thác và cung cấp năng lƣợng điện cho tỉnh Nghệ An và cả nƣớc [21]. Theo đó, 3 huyện Con Cng, Tƣơng Dƣơng, và Kỳ Sơn cũng đƣợc xếp trong danh sách các huyện có tiềm năng thủy điện vừa và nhỏ. Trong dự án này, các hợp phần về tự nhiên, môi sinh, môi trƣờng....đã đƣợc nghiên cứu, đánh giá, làm cơ sở cho việc lựa chọn một số cơng trình để tiến hành khảo sát thực địa và tính tốn, thiết kế cơng trình. Đặc biệt, bộ dữ liệu các chỉ tiêu về khí hậu và mơi trƣờng nƣớc đã đƣợc thu thập, thống kê một cách hệ thống và đầy đủ nhƣ dữ liệu về lƣợng mƣa, dòng chảy, lƣu lƣợng nƣớc...

Năm 2010, trong khn khổ chƣơng trình Khoa học và Cơng nghệ phục vụ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng của Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An, các tác giả thuộc Viện Địa lý đã hoàn thành đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề

xuất giải pháp ngăn ngừa, hạn chế tác hại của lũ quét, lũ ống trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. Phạm vi nghiên cứu của đề tài này tập trung vào 10 huyện thuộc vùng đồi núi

Nghệ An, trong đó có 3 huyện Con Cng, Tƣơng Dƣơng và Kỳ Sơn. Đề tài đã đề xuất đƣợc các giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu thiệt hại lũ quét và lũ ống trên cơ sở điều tra, nghiên cứu,phân tích các nhân tố phát sinh và phát hiện vùng nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống. Những kết quả của đề tài góp phần làm sáng tỏ nguồn gốc phát sinh,

quá trình phát triển của lũ ống, lũ quét ở vùng nhiệt đới gió mùa Việt Nam, cụ thể là trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đây là cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch, tổ chức lãnh thổ, đặc biệt cơng tác phịng chống, giảm nhẹ thiên tai và ứng cứu tai biến do hoạt động lũ ống, lũ quét gây ra [1].

Cũng vào năm 2010, các nhà nghiên cứu của Viện Địa lý đã hồn thành Dự án: “Đánh giá mơi trường chiến lược phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến

năm 2020”. Dự án đã đề xuất đƣợc những mục tiêu và giải pháp bảo vệ môi trƣờng

phù hợp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trƣờng. Các mục tiêu và các hoạt động phát triển đƣợc đề xuất trong dự án đáp ứng đƣợc những yêu cầu của phát triển bền vững, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ mơi trƣờng. Những nghiên cứu, phân tích, đánh giá của dự án đối với các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trƣờng cũng nhƣ các tác động và biện pháp giảm thiểu tác động của chúng đã góp phần quan trọng vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng nhƣ cung cấp tài liệu, tƣ liệu rất quý báu cho các nghiên cứu trên quan điểm tổng hợp [23].

Lãnh thổ Nghệ An phân hóa đa dạng về tự nhiên, tài nguyên và sinh thái theo không gian lãnh thổ từ miền núi, trung du đến đồng bằng ven biển; đồng thời cũng đa dạng về các loại hình phát triển kinh tế. Vì thế, nơi đây đƣợc lựa chọn làm địa bàn nghiên cứu cho nhiều luận văn, luận án tiến sĩ. Năm 2001, Luận án tiến sĩ “Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Nghệ An” đƣợc Lƣơng Thị Thành Vinh bảo vệ thành công

tại trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội [51]. Đây là bức tranh tổng quan về tình hình phát triển kinh tế trên tồn tỉnh qua việc đánh giá những nhân tố chính tác động đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An; phân tích hiện trạng một số hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp chính, đặc biệt chú trọng vào phân tích hiệu quả hoạt động của hình thức khu cơng nghiệp. Tiếp đó, năm 2012, Luận án “Đánh giá tổng hợp điều kiện

tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường phục vụ lập quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Nghệ An” của Hồng Lƣu Thu Thủy đã đƣợc bảo vệ thành cơng tại Viện Địa lý [35].

Đây là luận án theo hƣớng tiếp cận địa lý tự nhiên tổng hợp trên quan điểm sử dụng hợp lý tài nguyên. Trên cơ sở đánh giá các thành phần tự nhiên, các yếu tố KT-XH và môi trƣờng, bản đồ cảnh quan tỉnh Nghệ An tỷ lệ 1:100.000 đƣợc thành lập; qua đó tác giả đã nghiên cứu thành lập bản đồ phân vùng chức năng mơi trƣờng trên tồn tỉnh và đề xuất hƣớng sử dụng các đơn vị lãnh thổ tự nhiên phục vụ công tác lập quy hoạch bảo vệ môi trƣờng tại khu vực nghiên cứu [35]. Năm 2016, Luận án Tiến sĩ Sinh học,

“Nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại VQG Pù Mát, Nghệ An; nguyên nhân suy giảm và các giải pháp bảo tồn bền vững” của Nguyễn Thanh Nhàn

vào việc nghiên cứu đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học trong khu vực VQG Pù Mát nói riêng và khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An nói dung. Luận án này đã thực hiện tốt việc điều tra, thống kê và đánh giá đầy đủ tính đa dạng, cũng nhƣ phát hiện thêm loài mới bổ sung của hệ thực vật bậc cao có mạch VQG Pù Mát trên tồn bộ diện tích do Vƣờn quản lý. Thêm vào đó, đã phân tích đƣợc các ngun nhân gây suy giảm đa dạng sinh học nói chung, đa dạng thực vật nói riêng ở VQG Pù Mát để từ đó đề xuất đƣợc các giải pháp bảo tồn bền vững làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch hành động bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên tại VQG Pù Mát.

Bên cạnh đó, các tài liệu nghiên cứu quan trọng cần đƣợc kể đến là nguồn báo cáo, số liệu của các Sở, Ban ngành đƣợc nghiên cứu, bổ sung, cập nhật hàng năm nhƣ: Báo cáo hiện trạng mơi trƣờng, báo cáo tình hình sử dụng đất, tình hình phát triển KT- XH, quy hoạch các loại rừng,...

Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An cịn ít đề cập đến lý luận địa lý học và cảnh quan học làm cơ sở khoa học cho việc tổ chức lãnh thổ và bảo vệ môi trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học các huyện biên giới tây nam tỉnh nghệ an (Trang 28 - 30)