Quan điểm và mục tiêu sử dụng cảnh quan cho bảo tồn ĐDSH

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học các huyện biên giới tây nam tỉnh nghệ an (Trang 151)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN

3.7. Định hƣớng, giải pháp sử dụng cảnh quan cho phát triển nông nghiệp, lâm

3.7.4.1. Quan điểm và mục tiêu sử dụng cảnh quan cho bảo tồn ĐDSH

Các định hƣớng sử dụng cảnh quan cho bảo tồn đa dạng sinh học cần tuân theo các quan điểm và mục tiêu trong Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nƣớc đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt ngày 8/1/2014.

* Các quan điểm này bao gồm:

a) Kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ và các hình thức bảo tồn khác nhằm bảo đảm hiệu quả cơng tác bảo tồn, tính thống nhất và phù hợp với điều kiện của từng vùng trên phạm vi cả nƣớc, không gây ảnh hƣởng đến quốc phòng, an ninh.

b) Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên sinh vật, chú trọng duy trì và phát triển các dịch vụ hệ sinh thái, môi trƣờng, cảnh quan và đa dạng sinh học.

c) Thống nhất theo các tiêu chí của Luật đa dạng sinh học trên cơ sở phát huy tối đa tính kế thừa các thành quả và duy trì tính ổn định của hệ thống các khu bảo tồn và rừng đặc dụng.

d) Bảo đảm an toàn đa dạng sinh học, giảm nhẹ mức độ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

đ) Huy động mọi nguồn lực, kinh nghiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cƣ vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học; bảo đảm các nguyên tắc về chia sẻ cơng bằng, hài hịa lợi ích của các bên có liên quan.

*Mục tiêu tổng quát: Bảo đảm các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài và nguồn

gen nguy cấp, quý, hiếm đƣợc bảo tồn và phát triển bền vững; duy trì và phát triển dịch vụ hệ sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm thúc đẩy phát triển bền vững đất nƣớc.

3.7.4.2. Định hướng sử dụng cảnh quan cho bảo tồn ĐDSH trong KVNC

Dựa vào kết quả đánh giá cảnh quan về phân hạng mức độ thuận lợi đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học và các quy hoạch phát triển,quy hoạch ba loại rừng, Luận án đã xác định đƣợc các vùng và tiểu vùng ƣu tiên cho bảo tồn đa dạng sinh học.

+Vùng A: với sự phân chia thành 03 tiểu vùng A1, A2, A3 thuộc vùng lõi VQG Pù Mát, đƣợc ƣu tiên bảo tồn đa dạng sinh học trong quy hoạch. Đây là vùng có đa dạng sinh học cao, thể hiện dƣới góc độ đa dạng hệ thực vật, động vật và thảm thực vật.

Tài nguyên thực vật trong khu vực nghiên cứu phong phú về số loài và số lƣợng cá thể trong loài. Việc cần làm là phải có biện pháp ngăn chặn, bảo vệ các loài này khỏi bị khai thác quá mức dẫn đến nguy cơ bị tận diệt.

Về đa dạng động vật, đây là nơi cung cấp một quần thể lớn nhất của các loài đặc hữu ở Bắc Việt Nam và mang ý nghĩa Quốc gia, khu vực và Quốc tế. Trong số này có một số lồi bị đe doạ nhƣ Sao La, Voi, Mang đặc hữu của vùng, Cầy vằn Trƣờng Sơn, Vƣợn má trắng và Niệc cổ hung. Việc khoanh vùng sinh sống và bảo vệ các loài này khỏi tác động xấu gây nguy hại đến sự sinh tồn của chúng và tính đa dạng sinh học đối với động vật nói chung là việc làm cần thiết, có tính cấp bách.

Khu vực nghiên cứu còn đƣợc đánh giá là nơi có diện tích thảm rừng vào loại lớn nhất của cả nƣớc.Thảm thực vật nói chung và thảm rừng nói riêng, khơng chỉ đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc giảm thiểu thiên tai nhƣ: ngập lụt, lũ qt, hạn chế xói mịn đất, duy trì nguồn tài nguyên nƣớc mặt và nƣớc ngầm,… mà cịn là nơi trú ngụ sinh sống của các lồi động vật hoang dã.

+ Tiểu vùng C3 nằm ở phía Đơng Con Cng và Tƣơng Dƣơng đƣợc quy hoạch thành vùng rừng đặc dụng. Tiểu vùng D1, D3, E chiếm phần lớn diện tích của huyện Kỳ Sơn đƣợc quy hoạch thành rừng phòng hộ. Trong phân vùng cảnh quan, những tiểu vùng này đƣợc ƣu tiên phát triển lâm nghiệp cũng đồng nghĩa với giá trị về đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học sẽ đƣợc đảm bảo và duy trì.

3.8. Xây dựng mơ hình hệ kinh tế sinh thái hộ gia đình

3.8.1. Cấu trúc mơ hình hệ kinh tế sinh thái hộ gia đình

Các mơ hình hệ kinh tế sinh thái có thể đƣợc phân loại theo các tiêu chí khác nhau (thành phần của hệ, cơ cấu thu nhập, cơ cấu và quy mơ sản xuất, hình thức tổ chức quản lý hoặc phƣơng thức sản xuất), trong đó phân loại theo cơ cấu và thành phần của hệ là phổ biến nhất. Các hợp phần chủ đạo trong các mơ hình ở ba huyện trong vùng nghiên cứu là ruộng (kí hiệu là Rg) (Ảnh 3.1 và Ảnh 3.2), nƣơng (N), rừng (R) (Ảnh 3.3), vƣờn (V) (Ảnh 3.4), ao (A) và chuồng (C). Trong đó rừng,ruộng và nƣơng là 3 hợp phần cơ bản. Ruộng và nƣơng tạo ra sản phẩm cây trồng đảm bảo an ninh lƣơng thực trong các xã/bản, còn rừng là loại hình chủ yếu đem lại lợi ích bền vững, góp phần nâng cao đời sống của các hộ một cách hiệu quả. Tuy nhiên, qua điều tra khảo sát thực địa, thấy rằng, hầu hết các mơ hình sinh thái hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu đều phát triển rất kém do thiếu nƣớc – nhân tố tối thiểu và rất quan trọng đối với sự phát triển của cây trồng. Điều này ảnh hƣởng lớn đến năng suất, sản lƣợng của nông sản (trong hợp phần ruộng), hoa màu (trong hợp phần vƣờn) trên địa bàn, từ đó ảnh hƣởng đến các hợp phần khác trong mơ hình.

Ảnh 3.1: Hợp phần ruộng của hộ gia đình tại xã Chi Khê, Huyện Con Cng (Ruộng khơ cằn vì thiếu nƣớc)

Ảnh 3.2: Hợp phần ruộng của hộ gia đình tại xã Chi Khê, Huyện Con Cuông (Ruộng nằm ven sông Lam: đất phù sa, đủ nƣớc tƣới nhƣng diện tích này rất nhỏ)

Ảnh 3.3: Hợp phần rừng thuộc quản lý hộ gia đình tại xã Chi Khê, Huyện Con Cuông (Rừng trồng keo tai tƣợng xen với

mét, nằm cách xa khu dân cƣ)

Ảnh 3.4: Hợp phần vƣờn thuộc quản lý hộ gia đình tại xã Chi Khê, Huyện Con Cuông

(Một số hộ gia đình có vườn nhưng khơng có trồng trọt gì do thiếu nước tưới; một số trồng cây thuốc hoặc cây tiên phong để phục hồi và phát triển tự do)

3.8.2. Tiêu chí xây dựng mơ hình hệ kinh tế sinh thái hộ gia đình

Mơ hình sinh thái hộ gia đình ở các huyện trong vùng nghiên cứu cần phải gắn với phát triển kinh tế ổn định và bền vững, đảm bảo đƣợc các tiêu chí sau:

 Phƣơng thức canh tác và đối tƣợng sản xuất phải phù hợp với cấu trúc của tổ hợp các điều kiện tự nhiên cũng nhƣ phù hợp với điều kiện sinh thái lãnh thổ;

 Việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực tại chỗ phải hợp lý và có hiệu quả;

 Thu nhập ngƣời dân đƣợc đảm bảo và kinh tế hộ ổn định, bền vững;

 Đảm bảo an ninh lƣơng thực, thực phẩm và đa dạng hóa sản phẩm.

Bên cạnh đó, do vùng nghiên cứu nằm trong Khu dự trữ sinh quyền miền Tây Nghệ An nên môi trƣờng, sinh thái cũng cần đƣợc bảo vệ và phát triển tích cực. Ở đây là duy trì và phát triển đa dạng sinh học hiện có trên địa bàn; áp dụng những biện pháp phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh.

3.8.3. Ngun tắc xây dựng mơ hình hệ kinh tế sinh thái hộ gia đình

Mơ hình hệ kinh tế sinh thái là một hệ kinh tế sinh thái cụ thể, đƣợc thiết kế và xây dựng trong một vùng sinh thái xác định. Việc phân tích tiến tới nghiên cứu đề xuất các mơ hình hệ kinh tế sinh thái cần đảm bảo 02 nguyên tắc chính là: cấu trúc - chức năng và kinh tế - sinh thái:

- Nguyên tắc cấu trúc - chức năng: Phản ánh mối quan hệ biện chứng và tác động qua lại của các yếu tố trong hệ thống. Nguyên tắc này hƣớng tới sự tập trung chức năng chủ yếu của hệ đƣợc nghiên cứu.

- Nguyên tắc kinh tế sinh thái: Phản ánh hoạt động của hệ thống phải đảm bảo tính kinh tế, tính thích nghi sinh thái và tính giữ gìn mơi trƣờng. Điều này quy định:

+ Mơ hình phải có tính khả thi, mang lại hiệu quả kinh tế cao về kinh tế và môi trƣờng. + Quy mơ của mơ hình phải phù hợp với cơ chế quản lý mới trong nền kinh tế thị trƣờng. Ở giai đoạn đầu, chƣa thể đƣa ra đƣợc quy mô rộng lớn cho cả một vùng lãnh thổ, mà có thể làm ở hai mức: hộ gia đình và cộng đồng cấp thôn bản.

+ Mục tiêu của mơ hình cần đạt đƣợc là ổn định và nâng cao năng suất lao động, cải thiện môi trƣờng, đảm bảo khả năng tự điều chỉnh, tự phát triển của toàn bộ hệ thống.

Việc nghiên cứu, đề xuất các mơ hình hệ kinh tế sinh thái cho các vùng sinh thái, nghiên cứu sinh thái, mơi trƣờng và kinh tế trong hệ thống đó cần đƣợc thực hiện theo các nguyên lý sau:

- Kiểm kê, đánh giá hiện trạng môi trƣờng, kinh tế, tài nguyên và tiềm năng sinh học. - Từ chiến lƣợc sử dụng tài nguyên - bảo vệ môi trƣờng với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong cơ cấu kinh tế và trên cơ sở đặc điểm tài nguyên sinh thái của vùng mà xây dựng cấu trúc mơ hình hệ kinh tế sinh thái.

- Hoạt động của hệ thống theo chu trình năng lƣợng - sản xuất – tiêu thụ dƣới dạng chu trình liên ngành và dựa trên cơ sở kỹ thuật sinh thái.

- Điều khiển hệ kinh tế sinh thái là điều khiển chu trình vật chất – năng lƣợng – tiền tệ. Vì vậy, để đảm bảo sử dụng đúng mức, ổn định và tránh những ảnh hƣởng không tốt lên các dạng tài ngun và mơi trƣờng góp phần giải quyết những yêu cầu đặt ra của cộng đồng dân cƣ, cần phải tìm ra đƣợc những hƣớng phát triển tối ƣu nhất. Mặt khác, việc xây dựng mơ hình hệ kinh tế sinh thái hợp lý cho từng địa bàn là cần thiết.

3.8.4. Đề xuất mơ hình hệ kinh tế sinh thái hộ gia đình và mơ hình hệ kinh tế sinh thái cấp xã thái cấp xã

NCS đã phác thảo các mơ hình hệ KTST mang tính giải pháp để vƣợt qua việc gián đoạn sản xuất gây lãng phí quỹ đất đai và khó khăn trong sinh kế vào mùa khơ, góp phần xóa đói giảm nghèo…. tại khu vực nghiên cứu.

Mơ hình hệ kinh tế sinh thái hộ gia đình (Hình 3.6) cần đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Vƣờn, ao, chuồng đƣợc bố trí xung quanh nhà ở, thuận tiện cho việc chăm sóc, thu hoạch.

+ Vƣờn đƣợc bố trí gần ao và giếng, thuận tiện cho tƣới tiêu.

+ Rừng, ruộng, nƣơng đƣợc phân đất theo quy hoạch, song khoảng cách không quá xa để thuận lợi cho việc đi lại, canh tác.

Mấu chốt để mơ hình có hiệu quả tốt là phải đảm bảo đƣợc lƣợng nƣớc tƣới tiêu nhằm tăng năng suất và sản lƣợng nông sản, hoa màu trên ruộng, vƣờn, góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực và tạo ra hàng hóa dƣ thừa để trao đổi, bn bán cho các hộ dân trong và ngoài huyện. Trong các mơ hình này, hệ thống giữ nƣớc thải sinh hoạt đƣợc bố trí cao hơn

các hợp phần cần nƣớc tƣới tiêu. Muốn vậy, có thể xây bể đựng nƣớc thải sinh hoạt hoặc mặt bằng sử dụng nƣớc phải cao hơn các hợp phần cần yếu tố nƣớc tƣới.

Các huyện trong vùng nghiên cứu đều là miền núi, địa hình phức tạp, ruộng đất bình qn trên đầu ngƣời rất ít. Do vậy, việc khai thác sử dụng đất có hiệu quả thơng qua các mơ hình kinh tế hộ gia đình để canh tác sản xuất lƣơng thực với hiệu quả cao là xu thế tất yếu. Trong đó, cần tính đến việc sử dụng đất dốc vừa phải, chỉ đến15-200. Điều này có ý nghĩa lớn đối với thực tế sản xuất nông nghiệp của huyện nên cần đƣợc quan tâm.

Đối với mơ hình hệ kinh tế sinh thái cấp xã (Hình 3.5) yếu tố quan trọng vẫn là nƣớc. Để đảm bảo nƣớc cho các mơ hình cấp xã, cần xây dựng hệ thống bơm nƣớc hoặc bánh xe nƣớc đƣa nƣớc lên cao rồi phân phối cho các hợp phần của mơ hình (Hình 3.5.1).

Các mơ hình hệ KTST mang tính giải pháp để vƣợt qua việc gián đoạn sản xuất

gây lãng phí quỹ đất đai và khó khăn trong sinh kế vào mùa khơ, góp phần xóa đói giảm

nghèo….

Mơ hình hệ kinh tế sinh thái cấp xã: (Hình 3.5)

Để đảm bảo nƣớc cho mơ hình cấp xã, với hệ thống canh tác Rừng - Vƣờn – Thủ công nghiệp – Thị trƣờng, cần xây dựng hệ thống bơm nƣớc hoặc bánh xe nƣớc đƣa nƣớc lên cao rồi phân phối cho các mơ hình cấp xã, giải quyết hai vấn đề chiến lƣợc của cả ba huyện về thiếu nƣớc một mùa và thiếu đất sản xuất, góp phần tăng thêm sinh kế cho an sinh xã hội.

Mơ hình hệ kinh tế sinh thái hộ gia đình (Hình 3.6) đảm bảo lƣợng nƣớc thƣờng

xuyên cho Vƣờn - Ao – Chuồng, chú trọng đến việc giải quyết nhân tố giới hạn là nƣớc tƣới, bởi nơi đây tình trạng thiếu nƣớc rất nghiêm trọng.

Điểm mạnh của mơ hình: Tận dụng nƣớc sinh hoạt và nƣớc thải từ giếng và hộ gia

đình bằng cách xây các hợp phần này ở bậc địa hình cao hơn các hợp phần khác. Từ đó dễ dàng phân phối đi các hợp phần khác và khơng tốn chi phí.

Trong mơ hình, mũi tên đỏ thể hiện mối quan hệ giữa các hợp phần, mũi tên xanh thể hiện đƣờng dẫn nƣớc sinh hoạt tới các hợp phần.

Hình 3.5: Mơ hình hệ kinh tế sinh thái cấp xã

Hình 3.5.1: Hình ảnh bánh xe nƣớc đƣợc sử dụng ở Thung nƣớc mọc, Bản Nƣa, huyện Con Cuông

*Tiểu kết chương 3:

Trên cơ sở phân tích đánh giá các nhân tố hình thành cảnh quan, đặc điểm nhu cầu sinh thái cây trồng và đặc điểm các loại cảnh quan đã lựa chọn các tiêu chí đánh giá cảnh quan. Trọng số của các chỉ tiêu đƣợc đánh giá theo phƣơng pháp ma trận tam giác. Các nhân tố giới hạn đƣợc xác định để loại bỏ các CQ không phù hợp trƣớc khi đánh giá. Đối với nông nghiệp, NCS đã thực hiện đánh giá CQ cho phát triển cây công nghiệp lâu năm, cây hàng năm và đồng cỏ chăn nuôi gia súc; Đối với ngành lâm nghiệp, NCS đã lựa chọn đánh giá CQ cho các mục đích phát triển rừng phịng hộ, rừng sản xuất; Đối với bảo tồn đa dạng sinh học, NCS đã đƣa ra các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá các CQ: đa dạng hệ sinh thái, đa dạng gen, đa dạng loài, các phân vùng chức năng trong Khu bảo tồn, quy hoạch phát triển và bảo vệ ĐDSH, sinh kế, tác động chính sách, sinh khí hậu. Thơng qua đánh giá CQ, NCS đã xác định đƣợc các loại CQ có mức độ thuận lợi (rất thuận lợi, thuận lợi trung bình, kém thuận lợi và khơng thuận lợi) cho các mục đích sử dụng cảnh quan khác nhau.

NCS đã phân ra 13 không gian ƣu tiên phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học. Trên cơ sở đó, NCS đã định hƣớng, đƣa ra giải pháp sử dụng cảnh quan cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học theo từng ngành, từng huyện.

Hƣớng tới việc giảm sự gián đoạn sản xuất ở mùa khơ gây lãng phí quỹ đất đai và khó khăn trong sinh kế, hai mơ hình hệ kinh tế sinh thái cấp hộ gia đình và cấp xã trên khu vực nghiên cứu đƣợc xây dựng dựa trên việc nghiên cứu các tiêu chí và nguyên tắc xây dựng cũng nhƣ đặc điểm hiện trạng và tiềm năng phát triển kinh tế sinh thái, nên có thể áp dụng cho địa phƣơng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

1. Sự phân hóa và tính đặc thù của cảnh quan đƣợc thể hiện rõ qua bản đồ cảnh quan với 3 lớp CQ, 6 phụ lớp CQ, 6 kiểu CQ, 9 hạng CQ và 110 loại; đƣợc phân chia

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học các huyện biên giới tây nam tỉnh nghệ an (Trang 151)