Bảng điểm các giá trị của các tính chất địa tổng thể

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học các huyện biên giới tây nam tỉnh nghệ an (Trang 51)

STT Yếu tố Địa tổng thể Độ dốc (độ) Tầng dày đất (cm) Thành phần cơ giới ...... 1 A 0 1 3 ... 2 B 3 C

b5. Đánh giá chung. Đánh giá tổng hợp các yếu tố của từng đơn vị cảnh quan,

bao gồm 3 bƣớc:

Ở đây, Luận án sử dụng phƣơng pháp trung bình cộng để tính điểm đánh giá chung cho các đơn vị cảnh quan cấp loại. Điểm trung bình cộng đƣợc đánh giá theo cơng thức 1.1:

Trong đó:

: Điểm đánh giá cho loại CQ A : Điểm đánh giá chỉ tiêu thứ i Ki: Trọng số của chỉ tiêu thứ i i: Chỉ tiêu đánh giá i = 1,2,..n

Với thang điểm 4 bậc, ở đây ta có thể chia thành 5 cấp đánh giá. (Bảng 1.7) Bảng 1.7: Bảng cơ sở đánh giá chung

STT Cấp thuận lợi Khoảng điểm

1 Rất thuận lợi (S1) 2 Thuận lợi (S2)

3 Tƣơng đối thuận lợi (S3) 4 Ít thuận lợi (S3)

5 Không thuận lợi (N)

Mỗi cấp tƣơng ứng với khoảng giá trị của điểm đánh giá chung. Khoảng điểm của các cấp trong đánh giá chung đƣợc áp dụng theo cơng thức 1.2:

Trong đó,

: Điểm đánh giá chung cao nhất : Điểm đánh giá chung thấp nhất : Số cấp đánh giá

2. Đánh giá chung cho từng địa tổng thể theo từng dạng sử dụng

Dựa vào các bảng trên, tiến hành phân cấp thích nghi cho từng địa tổng thể dựa vào kết quả phân loại của chúng theo mức độ thuận lợi đối với từng đối tƣợng khai thác.

Kết quả phân hạng này sẽ là cơ sở để so sánh và đánh giá mức độ thuận lợi của đơn vị cảnh quan đối với dạng khai thác; Ở đây là mục đích nơng nghiệp và lâm nghiệp và bảo tồn ĐDSH. Từ đó, ta có thể định hƣớng và lựa chọn các loại hình phù hợp nhất cho từng đơn vị cảnh quan.

Quy trình các bƣớc nghiên cứu của Luận án đƣợc minh họa ở Hình 1.4. (1.1)

3. KẾT QUẢLNGHIÊN CỨU

 Kết quả phân tích ĐGCQ cho phát triển NN, LN và BT ĐDSH;  Quy hoạch vùng bảo tồn, và quy hoạch ba loại rừng,

 Quy hoạch bảo vệ, phát triển, trồng rừng trong khu vực nghiên cứu,  Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH; định hƣớng phát triển các ngành

3.6. Bản đồ phân vùng ƣu tiên phát triển N-LN và BT ĐDSH

3.2. Chú giải bản đồ CQ 3.1. Bản đồ CQ

3.3. Bản đồ phân vùng CQ

Bản đồ phân hạng mức độ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp

Bản đồ phân hạng mức độ thuận lợi phát triển lâm nghiệp

Bản đồ phân hạng mức độ thuận lợi phục vụ bảo tồn ĐDSH

3.5. Định hƣớng sử dụng cảnh quan cho phát triển NN, LN và BT ĐDSH 1. CHUẨN BỊ - Đối tƣợng nghiên cứu - Mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu - Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu - Cơ sở tài liệu NHU CẦU THỰC TẾ

Hệ thống phân loại và dấu hiệu của các cấp phân vị cảnh

quan áp dụng cho lãnh thổ nghiên cứu Thành lập bản đồ CQ Phân tích cảnh quan Phân tích cấu trúc Phân tích chức năng Thành lập bản đồ phân vùng CQ

ĐGCQ cho phát triển nông nghiệp

ĐGCQ cho bảo tồn ĐDSH

Lựa chọn chỉ tiêu Hệ thống các chỉ tiêu

đánh giá

ĐGCQ cho phát triển lâm nghiệp

Phân tích tổng hợp phát triển các ngành kinh tế Kết quả phân tích đánh giá CQ cho NN, LN và bảo tồn ĐDSH

Phân tích yếu tố thành tạo cảnh quan Các hợp phần tự nhiên và các quá trình tự nhiên Các hoạt động KT-XH và khai thác tài nguyên

Tiểu kết Chương 1:

Thông qua việc tổng quan theo các hƣớng nghiên cứu ở trên thế giới và trong nƣớc, luận án đã lựa chọn hƣớng nghiên cứu đánh giá cảnh quan theo mức độ thuận lợi trên cơ sở kế thừa hệ thống cảnh quan của Nhikolaev để xây dựng bản đồ cảnh quan khu vực nghiên cứu phục vụ cho đánh giá cảnh quan cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học ở các chƣơng sau. Với quan niệm về cảnh quan xuyên suốt quá trình nghiên cứu của luận án, rằng cảnh quan mang tính kiểu loại bởi tính lặp lại trong khơng gian, đồng thời cũng mang tính cá thể bởi các khoanh vi khép kín và tồn vẹn lãnh thổ. Ở đây, phƣơng pháp chính đƣợc sử dụng là phƣơng pháp phân tích liên hợp các hợp phần thành tạo, phƣơng pháp thực địa và một số phƣơng pháp khác .

Bên cạnh đó, trong các cơng trình nghiên cứu mà luận án đã tiếp cận, khơng có nhiều những cơng trình đã ứng dụng đánh giá cảnh quan học đối với đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học. Các cơng trình nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An cịn ít đề cập đến hƣớng đánh giá cảnh quan, đặc biệt là trong mối quan hệ với tính đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học. Do vậy, luận án cũng đã trình bày cơ sở lý luận về đa đạng sinh học, bảo tồn đa dạng sinh học, mối quan hệ giữa cảnh quan và đa dạng sinh học. Trong đó, sự phân hóa phức tạp của các hợp phần thành tạo cảnh quan cũng chính là đa dạng về sinh cảnh (ổ sinh thái) trong cấu trúc cảnh quan, làm phát sinh tính ĐDSH tại khu vực nghiên cứu.

CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN

CÁC HUYỆN BIÊN GIỚI PHÍA TÂY NAM TỈNH NGHỆ AN 2.1. Tổ hợp các điều kiện địa lý tự nhiên

2.1.1. Vị trí địa lý

Con Cng, Tƣơng Dƣơng và Kỳ Sơn là ba huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Nghệ An. Tổng diện tích tự nhiên của khu vực nghiên cứu là 6640,09 km2; có tọa độ địa lý từ 103°52'15" đến 105°02'45" kinh độ Đông, và từ 18°46'30"đến 19°41'45" vĩ độ Bắc. Khu vực nghiên cứu cách thành phố Vinh gần 200 km và cửa khẩu Nặm Cắn 90 km; có quốc lộ 7A đi qua.

- Phía Bắc, phía Tây và Nam giáp CHDCND Lào;

- Phía Đơng Bắc giáp huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp; - Phía Đơng Nam giáp huyện Tân Kỳ, Anh Sơn và Thanh Chƣơng.

Do là các huyện vùng cao, tiếp giáp với nƣớc bạn Lào nên khu vực nghiên cứu có lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện thuận lợi để phát triển nông-lâm nghiệp và du lịch, thƣơng mại. Đây là các huyện đƣợc UNESCO đƣa vào danh sách các địa danh thuộc Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An.

Cùng với lịch sử kiến tạo lãnh thổ, vị trí địa lý đã xác lập nên đặc điểm địa lý tự nhiên đặc thù:

+Do chịu ảnh hưởng của cả hai mùa gió Đơng Bắc và gió mùa Tây Nam, nên ở đây có chế độ mưa ẩm và khơ nóng kiểu hiệu ứng "Fơn" rất khác biệt so với"kiểu Đông Tây Trường Sơn" như ở các vùng địa lý của Duyên hải Bắc Trung Bộ.

+ Tạo nên một hành lang thung lũng giữa núi dọc sông Lam theo hướng gần Đông Tây từ Biển Đông đến tận cánh đồng Chum của nước Lào.

Quốc lộ 7 đi qua cả ba huyện thuộc khu vực nghiên cứu với tổng chiều dài 129 km, đã và đang thúc đẩy việc giao lƣu kinh tế, văn hóa trong vùng và các vùng lân cận. Bên cạnh đó, do khu vực nghiên cứu nằm trong vùng đƣợc xác định là một trong ba trung tâm kinh tế động lực của tỉnh, nên việc đầu tƣ các nguồn ngân sách giúp phát triển giao thông, cơ sở hạ tầng ngày càng đƣợc cải thiện. Đây vừa là thuận lợi mở ra một cơ hội phát triển kinh tế hàng hóa; đồng thời cũng là thách thức trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên, đặc biệt là kinh tế sinh thái để hòa nhập vào sự cạnh tranh hàng hóa trên địa bàn huyện và các khu vực lân cận.

Với vị trí nằm ở trung tâm vùng núi Tây Nam, nằm giữa các đầu mối giao thông thủy bộ (giữa tuyến đƣờng 7, sơng Lam, 2 phía có 2 cửa khẩu Nậm Cắn (Kỳ Sơn) và Thanh Thủy (Thanh Chƣơng) thông thƣơng với nƣớc bạn Lào và Đông Bắc Thái Lan, sẽ tạo ra tiềm năng lớn trong việc phát triển kinh tế, giao lƣu hàng hóa với các vùng lân cận.

* Vị thế của huyện biên giới

Khu vực nghiên cứu thuộc ba huyện biên giới Việt Nam - Lào với đƣờng biên giới dài 329,35km. Nơi đây có cửa khẩu Nậm Cắn, là nơi giao lƣu hàng hóa với nƣớc bạn Lào.

STT Huyện

Xã biên giới

Chiều dài đường biên giới Việt Nam - Lào

(Km)

1 Con Cuông 2 xã (Châu Khê, Môn Sơn); 61,39

2 Tƣơng Dƣơng 4 xã (Nhon Mai, Mai Sơn, Tam Hợp, Tam Quang);

66,36

3 Kỳ Sơn 11 xã (Mỹ Lý, Bắc Lý, Keng Đu, Na Loi, Đoọc May, Nậm Cắn, Tà Cạ, Mƣờng Típ, Mƣờng Ải, Ba Ngoi, Nậm Càn);

201,6

Tổng 329,35

(Nguồn: Theo bản đồ hành chính 2010 của NXB Bản đồ)

Bên cạnh những thuận lợi về thơng thƣơng thì đây cũng là nơi diễn ra tệ nạn xã hội nhiều nhƣ buôn bán hàng cấm, thuốc phiện…Muốn giải quyết vấn đề an ninh quốc gia, vấn đề môi trƣờng, đặc biệt là bảo tồn đa dạng sinh học thì việc căn bản là cần ổn định về sinh kế của ngƣời dân ở các huyện biên giới.

Về vấn đề an ninh quốc phòng, các cụm dân cƣ (bản – bản) đối diện hai bên biên giới tỉnh Nghệ An nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng với 3 tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Bolykhamxay (Lào) đã thống nhất chủ trƣơng, nội dung, biện pháp triển khai và ký Biên bản phối hợp tổ chức phong trào kết nghĩa từ năm 2013. Các huyện vùng biên cần tăng cƣờng hợp tác, đấu tranh phịng chống các âm mƣu thù địch, giữ gìn biên giới Việt – Lào hịa bình, hữu nghị và phát triển, đồng thời chăm lo phát triển đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân hai bên biên giới.

Ba huyện biên giới thuộc khu vực nghiên cứu có đặc điểm nổi bật là đa dạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tộc ngƣời, trong đó nhiều tộc ngƣời có đồng tộc sinh sống ở bên kia biên giới của các nƣớc láng giềng. Văn hóa tộc ngƣời ở các huyện biên giới vẫn giữ đƣợc nhiều nét bản sắc, giữ vai trò quan trọng trong bảo đảm sinh kế, cố kết cộng đồng, ổn định xã hội, là cơ sở để mở rộng quan hệ dân tộc xuyên biên giới; song cũng tạo điều kiện cho một số hoạt động phi pháp. Vấn đề cơ bản của văn hóa trong phát triển bền vững ở vùng biên giới là cần tăng cƣờng yếu tố văn hóa quốc gia, giữ gìn và phát huy các giá trị của văn hóa tộc ngƣời; đồng thời nâng cao văn hóa đại chúng và đẩy lùi ảnh hƣởng tiêu cực của văn hóa ngoại lai [38].

2.1.2. Địa chất a. Địa tầng a. Địa tầng

+ Hệ tầng Bù Khạng (PR3-\1bk2): Chiếm diện tích rất nhỏ ở rìa Đơng Bắc thuộc xã Thơn Mai, huyện Tƣơng Dƣơng, giáp với biên giới Việt Lào và huyện Quế Phong. Ở đây, phân hệ trong khu vực nghiên cứu thuộc tầng trên với thành phần chủ yếu là đá phiến thạch anh biotit, đá phiến plagioclas-silimanit, đá phiến 2 mica chứa granat, quarzit biotit amphibol, thấu kính đá hoa. Hệ tầng này dày 2.000-2.500m.

- Các thành tạo Paleozoi (PZ)

+ Hệ tầng Huổi Nhị (S2-D1hn): Chiếm 10,35%diện tích khu vực nghiên cứu, phân bố ở Kỳ Sơn, Đơng Bắc Con Cng với thành phần chính là đá phiến sét, sét sericit, cát kết, bột kết. Hệ tầng Huổi Nhị đƣợc xếp vào tuổi Silua muộn – Devon sớm, nằm chỉnh hợp trên với hệ tầng Sông Cả và nằm dƣới hệ tầng Huổi Lôi. Bề dày chung của hệ tầng từ 700-900m.

Hệ tầng Nậm Tầm (D1_2nt): Chiếm 3,75% diện tích khu vực nghiên cứu, phân bố tập trung ở Đông Bắc huyện Kỳ Sơn. Thành phần thạch học gồm đá phiến sét, bột kết.Tuổi của hệ tầng này là Đevon.

Hệ tầng Huổi Lôi (D2hl): Chiếm diện tích nhỏ với 0,75% diện tích khu vực nghiên cứu,phân bố ở Mƣờng Xén, Kỳ Sơn. Thành phần thạch học gồm: Cát kết chuyển lên bột kết chứa vôi; đá phiến sét xen bột kết chứa vôi.

+ Hệ tầng Nậm Cắn (D2g-D3fr nk): Chiếm 0,2% diện tích khu vực nghiên cứu; phân bố theo suối Nậm Cắn, phía Nam đồn biên phòng Giáp Khẩu, cách cửa suối khoảng 4km. Thành phần thạch học chính là đá vơi, vơi silic. Hệ tầng này có tuổi Đevon giữa- muộn.

+ Hệ tầng Cát Đằng (D3fmc0): Chiếm diện tích rất nhỏ, chỉ 0,07% diện tích khu vực nghiên cứu; phân bố ở xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn. Thành phần thạch học chính gồm đá vơi sét, đá vơi vân đỏ, bộ kết vôi màu nâu xen các lớp mangan. Tuổi của hệ tầng này đƣợc xếp vào Đevon muộn.

+ Hệ tầng La Khê (C1lk): Chiếm 3,36% diện tích khu vực nghiên cứu, phân bố ở huyện Con Cuông. Thành phần thạch học là cuội kết, sạn kết, cát kết, đá silic, đá vôi. Hệ tầng La Khê có tuổi Cacbon sớm. Bề dày của hệ tầng La Khê từ 250-400m.

+ Hệ tầng Bắc Sơn (C-Pbs): Chiếm 4,72% diện tích khu vực nghiên cứu, phân bố rải rác trên địa bàn huyện Con Cuông và Kỳ Sơn. Thành phần thạch học chủ yếu là đá vôi phân lớp dày đến dạng khối. Tuổi hệ tầng này đƣợc xếp vào Cacbon – Permi.

Hệ tầng sông Cả (O3-S1sc) chiếm 43,86 diện tích khu vực nghiên cứu, phân bố tập trung ở dãy núi trung bình tháp phía Tây Nam của huyện Con Cng, Tƣơng Dƣơng; đồi phía đơng của Tƣơng Dƣơng và một phần ở Kỳ Sơn dọc thung lũng sông Lam. Thành phần thạch học chủ yếu là đá phiến thạch anh - mica, cát kết dạng quarzit xen bột kết; đá phiến thạch anh - sericit xen bột kết

- Thành tạo Mezozoi:

+ Hệ tầng Đồng Trầu: Chiếm 4,72% diện tích khu vực nghiên cứu, nằm theo phƣơng Tây Bắc – Đông Nam, phân bố ở Con Cuông. Thành phần thạch học gồm cuội kết, sạn kết, cát kết, đá phiến sét, than đá, bột kết, sét vôi. Tuổi của hệ tầng Đồng Trầu là Ocdovic – Silua. Bề dày chung của hệ tầng này trong vùng khoảng 250-300m.

+ Hệ tầng Đồng Đỏ: Chiếm diện tích nhỏ, nằm trên địa bàn xã Mƣờng Ải, Mƣờng Típ và Mƣờng Cắn thuộc huyện Kỳ Sơn. Tuổi của hệ tầng Đồng Đỏ là Trias muộn. Thành phần thạch học: cát kết, cuội kết, sạn kết màu đỏ. Bề dày chung của hệ tầng này là 500-900m.

+ Hệ tầng Mƣờng Hinh:Chiếm diện tích nhỏ, phân bố ở xã Mai Sơn, huyện Kỳ Sơn. Thành phần thạch học gồm cuội kết, phân lớp dày, cát kết, bột kết, đá phun trào axit và tuf. Bề dày chung khoảng từ 1100-1200m. Tuổi của hệ tầng này đƣợc xác định là Jura thƣợng – Creta hạ.

- Thành tạo Kainozoi (KZ):

+ Hệ tầng Khe Bố: Chiếm 0,78% diện tích khu vực nghiên cứu, phân bố ở vùng Khe Bố thuộc huyện Tƣơng Dƣơng. Thành phần thạch học gồm cuội kết, sạn kết, đá phiến sét, sét than, than. Bề dày của hệ tầng này khoảng 270-400m. Tuổi của hệ tầng này đƣợc xếp vào Neogen.

+ Trầm tích Đệ tứ: Chiếm 0,35% diện tích khu vực nghiên cứu, nằm chủ yếu trên địa phận thị trấn Con Cuông và xã Mai Sơn, huyện Con Cuông. Thành phần gồm: cuội, sỏi, sạn. Bề dày thành tạo trầm tích bồi tích, lũ tích, tàn tích thay đổi từ vài mét đến hàng chục mét. Tuổi của trầm tích từ Pleitocen đến Holocen.

b. Các thành tạo xâm nhập

- Các phức hệ magma xâm nhập có tuổi Paleozoi (PZ):

+ Phức hệ Đại Lộc (]aD10l1): Chiếm 0,18% diện tích khu vực nghiên cứu, phân bố ở xã Nhôn Mai, huyện Kỳ Sơn. Thành phần gồm ranitogneis, plagiogranit dạng gneis yếu. Phức hệ này đƣợc xếp vào tuổi Devon sớm.

- Các thành tạo xâm nhập Mezozoi (MZ):

+ Phức hệ sơng Mã (]UT2sm1): Chiếm 1,15% diện tích khu vực nghiên cứu, phân bố rải rác ở phía Đơng Nam huyện Con Cuông. Thành phần gồm granit horblend-biotit, granit granophyr. Tuổi phức hệ này đƣợc xác định là Triat giữa.

+ Phức hệ Phia Bioc (]aT3n pb): Chiếm 0,38% diện tích khu vực nghiên cứu; phân bố tập trung ở phía Tây khu vực nghiên cứu: xã Mƣờng Ải, Mƣơng Típ, Tây Sơn, Na Ngoi thuộc huyện Kỳ Sơn và xã Lƣu Kiền thuộc huyện Tƣơng Dƣơng. Thành phần thạch học gồm granit hai mica. Tuổi phức hệ này đƣợc xếp vào sát trƣớc Nori (T3n).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học các huyện biên giới tây nam tỉnh nghệ an (Trang 51)