Các vấn đề môi trƣờng và tai biến

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học các huyện biên giới tây nam tỉnh nghệ an (Trang 75 - 80)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN

2.3. Các vấn đề môi trƣờng và tai biến

2.3.1. Các quá trình động lực ngoại sinh

Khu vực nghiên cứu thuộc vùng núi Tây Nam tỉnh Nghệ An, nơi diễn ra các quá trình động lực ngoại sinh phong phú và đa dạng.

* Trên kiểu địa hình núi trung bình

- Quá trình động lực trọng lực nhanh (đổ vỡ, trƣợt lở): xảy ra ở các dãy núi có độ dốc lớn (>300) nhƣ dãy Phu Xai Lai Leng và trên các taluy đƣờng quốc lộ 7, đoạn từ Tƣơng Dƣơng – Mƣờng Xén. Trên đoạn đƣờng từ Mƣờng Xén đến Mƣờng Lống có 65 điểm trƣợt taluy và 12 điểm sạt lở lớn theo mặt sƣờn núi ở khu vực Khe Nằm, Khánh Thành, Tha Do, Kim Đa [5].

- Quá trình động lực trọng lực chậm (đất trôi, đất chảy trên sƣờn dốc) thƣờng xảy ra ở miền núi trên các sƣờn có độ dốc từ 250

– 300. Tuy q trình này ít có khả năng gây tai biến và sự cố môi trƣờng, song nếu lớp phủ thực vật bị phá hủy thì sẽ có nguy cơ xảy ra lũ bùn đá và sạt lở sƣờn núi.

- Quá trình động lực liên quan tới hoạt động của dòng chảy tạm thời: chủ yếu phát triển trên sƣờn núi, đồi, gây nguy cơ xâm thực mƣơng xói, phá hủy mơi trƣờng đất dốc. Đây là quá trình gây ra hiện tƣợng lũ ống, lũ quét. Điển hình là trận lũ quét ngày 17/9/2003 tại cửa Khe Ty, TT. Mƣờng Xén gây thiệt hại lớn về ngƣời và của: chôn vùi 9 ha lúa, 40 ao cá, sập 3 căn nhà, cƣớp đi 02 mạng ngƣời, gây ách tắc giao thông trên quốc

lộ 7. Một đợt lũ quét khác vào ngày 26/5/2009 tại Yên Tĩnh, Tƣơng Dƣơng làm chết 5 ngƣời và gây thiệt hại nặng nề về cơ sở hạ tầng, giao thông [5].

- Q trình trọng lực liên quan đến dịng chảy thƣờng xuyên: chủ yếu là xâm thực sâu và thƣờng thấy ở các sông, suối cấp I, cấp II. Quá trình này chủ yếu đào sâu lịng sơng, suối; tuy thƣờng ít gây ra các tai biến và sự cố môi trƣờng nhƣng lại là nguyên nhân phá hủy các cơng trình thủy lợi, đặc biệt là hệ thống mƣơng phai1 nguồn nƣớc ở khu vực miền núi.

* Trên kiểu địa hình núi thấp và đồi: Quá trình động lực liên quan đến rửa trơi-xói

rửa: phát triển chủ yếu trên sƣờn đồi thấp có độ dốc 80 – 150. Đây cũng là một trong những q trình gây suy thối mơi trƣờng, đặc biệt là môi trƣờng đất.

- Q trình động lực liên quan đến karst và xói ngầm:

Q trình này xảy ra rộng khắp tại khu vực nghiên cứu: Mƣờng Lống, Nậm Cắn, Nam Con Cuông (xã Chi Khê, Yên Khê), xã Yên Tĩnh (Tƣơng Dƣơng). Quá trình Karst ngầm ở đây thƣờng gây sụt lún và mất nƣớc. Quá trình này xảy ra rất mạnh ở thung lũng Mƣờng Lống, để lại hàng loạt các hố sụt đƣờng kính 2 – 8m, sâu 1 -3m. Đáy phễu và hố sụt đƣợc lấp đầy bởi bùn sét, dăm sạn. Tuy nhiên phễu lại là nơi chứa nƣớc tạo thành các “mỏ nƣớc” đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của dân địa phƣơng vào mùa khô. Hiện tƣợng karst không gây tai biến tức thời, song lại ảnh hƣởng lâu dài đến đời sống sinh hoạt của con ngƣời và các cơng trình xây dựng trong khu vực.

2.3.2. Tác động của các cơng trình thủy điện

2.3.2.1. Hiện trạng các cơng trình thủy điện tại khu vực nghiên cứu

Các hệ thống thủy điện đã và đang góp phần thúc đẩy phát triển KTXH của cả tỉnh Nghệ An nói chung và khu vực miền Tây nói riêng, trong đó có ba huyện trong khu vực nghiên cứu. Phát triển thủy điện sẽ góp phần thúc đẩy các khả năng kinh tế, cung cấp một nguồn năng lƣợng sạch, góp phần vào phát triển bền vững, sử dụng nƣớc đa mục tiêu, phát triển cơ sở hạ tầng và cải thiện cơng bằng xã hội… Bên cạnh đó, các cơng trình thủy điện, đặc biệt là những cơng trình thủy điện có hồ chứa nƣớc lớn sẽ góp phần làm hạn chế lũ lụt, giảm thiểu hạn hán, khắc phục tình trạng thiếu nƣớc ở các vùng hạ lƣu [5]. Các cơng trình thủy điện vừa và nhỏ đƣợc phê duyệt ở ba huyện đƣợc tổng hợp ở Bảng 2.15.

1ở miền núi, những cư dân sinh sống ở các thung lũng đều sáng tạo nên một hệ thống tưới tiêu rất thích

hợp với địa hình lịng chảo, là dịng nước suối chảy theo hướng từ cao xuống thấp được gọi là hệ thống mương phai, tiêu biểu là của người Thái.

Bảng 2.15: Tổng hợp các cơng trình thủy điện vừa và nhỏ đƣợc phê duyệt ở ba huyện theo các Quy hoạch thủy điện tỉnh Nghệ An

TT Tên nhà máy

Thông số nhà máy

Sông, suối Huyện Xã

Cơng suất Diện tích hồ chứa (km2) Dung tích hồ chứa (Tr.m3)

1. Bản Vẽ 320 MW 4.842 1.800 Nhánh Nậm Nơn, S. Cả Tƣơng Dƣơng, Kỳ

Sơn Yên Na

2. Khe Bố 100 MW 956,86 Sông Cả Tƣơng Dƣơng Tam Quang 3. Chi Khê 41 MW Sông Cả Con Cuông Chi Khê 4. Nậm Mô 18 MW 2,96 Thƣợng Nguồn sông

Lam

Kỳ Sơn Tà Cạ

5. Suối Choang

4 MW Khe Choang, Sông Lam

Con Cuông Châu Khê

6. Nậm Cắn 2

5 MW Suối Nậm Cắn Con Cuông Môn Sơn

7. Sốp Kộp 4,5 MW Suối Nậm Chọn, S. Cả Tƣơng Dƣơng Yên Thắng 8. Xoỏng

Con

15 MW Suối Chả Láp, S. Cả Tƣơng Dƣơng Tam Hợp

9. Bản Khổi 6 MW Suối Huổi Khổ, S. Cả Con Cuông Lạng Khê 10. Khe Bú 0,8 MW Suối Nậm Pú, S. Cả Con Cuông Châu Khê 11. Khe Nà 1 MW SuốiHNong, S. Cả Con Cuông Châu Khê 12. Lu Kiền 1 MW Suối Nậm Kiểu, S. Cả Tƣơng Dƣơng Lu Kiều

574,9MW

(Nguồn: [5]) 2.3.2.2. Tác động của các cơng trình thủy điện

Các cơng trình thủy điện ở Nghệ An trong q trình xây dựng cũng nhƣ trong giai đoạn vận hành đã có những tác động tích cực/ tiêu cực đến mơi trƣờng.

1. Tác động đến mơi trường nói chung tại các lưu vực của hồ chứa

Các cơng trình thủy điện đƣợc xây dựng tại các vị trí núi dốc, có nền địa chất khơng đƣợc ổn định và có nguy cơ cao của lũ qt. Việc xây dựng các cơng trình tại các khu vực này có thể làm suy giảm khả năng xảy ra lũ quét.

Các cơng trình thủy điện cũng gây nên những tác động tiêu cực đến môi trƣờng: bồi lắng và xói mịn ở thƣợng du và hạ du hồ chứa, thay đổi chế độ thủy văn. Sự hình thành các hồ chứa nƣớc sẽ làm phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến môi trƣờng dân sinh xã hội. Bên cạnh những yếu tố tích cực nhƣ có nƣớc phục vụ tƣới tiêu nông nghiệp, chống lũ, các yếu tố tiêu cực nhƣ thay đổi môi trƣờng sống, di dân tái định cƣ là những vấn đề lớn đòi hỏi nhà đầu tƣ và các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm giải quyết.

2. Tác động đến rừng, đa dạng sinh học và các khu bảo tồn tự nhiên

A. Tác động đến đa dạng sinh học

● Tác động đến hệ thực vật

Những tác động tiêu cực đến thảm thực vật trong giai đoạn thi cơng xây dựng các cơng trình thủy điện tỉnh Nghệ An xảy ra nhƣ sau:

- Mất một số diện tích thảm thực vật trong vùng lịng hồ

Trong tiêu chí lựa chọn vị trí cơng trình là: chọn những vị trí có độ chênh lệch cao địa hình lớn, dịng sơng có độ dốc khá lớn và chủ yếu là những cơng trình thuỷ điện vừa và nhỏ nên hồ chứa đƣợc thiết kế với chế độ làm việc điều tiết ngày đêm, diện tích mặt hồ nhỏ.

+ Cơng trình thuỷ điện Bản Vẽ có diện tích đất rừng bị ngập là 1899 ha, bao gồm: rừng tái sinh phục hồi (998 ha), rừng trung bình (96 ha), rừng nghèo (172 ha), rừng trồng (576 ha), rừng hỗn giao tre nứa (57 ha) nhƣng lại đóng vai trị phịng hộ nên cũng cần lƣu ý. Ngồi ra cịn mất diện tích cây hàng năm 2090 ha, đất nơng nghiệp (ruộng lúa, nƣơng rẫy), đất thổ cƣ.

+ Cơng trình thuỷ điện Hủa Na có diện tích lịng hồ là 5345 ha trong đó bị ngập chủ yếu là rừng tre nứa, rừng phục hồi, cây bụi

+ Cơng trình thuỷ điện Khe Bố diện tích lịng hồ là 956,86 ha, các đối tƣợng bị ngập gồm có rừng tre nứa, rừng phục hồi, rừng hỗn giao, rừng trồng, đất nông nghiệp trong đó ngập nhiều nhất là cây bụi và một phần diện tích rừng tre nứa.

+ Cơng trình hồ chứa nƣớc Bản Mồng diện tích đất bị ngập dƣới lịng hồ là 3396 ha chủ yếu là diện tích rừng phục hồi và rừng tre nứa.

- Một lƣợng sinh khối thực vật bị ngập khi hình thành hồ.

Do quy mô của hồ chứa bé và với phƣơng án dọn lịng hồ trƣớc khi tích nƣớc thì lƣợng sinh khối bị ngập không ảnh hƣởng tới mơi trƣờng nƣớc lịng hồ và hạ du. Trong số các cơng trình thuỷ điện của tỉnh tổng sinh khối các loại thực vật bị ngập trong lịng hồ khơng nhiều nên không ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng nƣớc của hồ. Riêng cơng trình thuỷ điện Bản Vẽ có tổng lƣợng sinh khối sẽ bị ngập trong lòng hồ là 70.923 tấn {gồm: sinh khối của rừng phục hồi (14.979 tấn), rừng trồng (23.616 tấn), rừng trung bình (7.349 tấn), rừng nghèo (8.478 tấn), rừng tre nứa (821 tấn), cây trồng hàng năm (15.680 tấn)} lớn hơn các cơng trình cịn lại nên xác thực vật phân huỷ sẽ làm ơ nhiễm nguồn nƣớc hồ vì vậy cần phải làm sạch lòng hồ bằng cách thu dọn lịng hồ để tận thu tài ngun gỗ có giá trị kinh tế mặt khác để khỏi ảnh hƣởng đến khu hệ cá của hồ.

- Mất một số diện tích thảm thực vật, tài nguyên rừng phục vụ làm đƣờng và các khu phụ trợ

Khi thi cơng xây dựng cơng trình có một phần diện tích đất sẽ bị trƣng dụng gồm: mặt bằng thi công, công nhân khai thác vật liệu để xây dựng lán trại, bãi để vật tƣ thiết bị, mở đƣờng chắc chắn mất một ít diện tích rừng, tài nguyên gỗ sẽ bị khai thác lạm dụng dẫn đến làm giảm chất lƣợng rừng trong khu vực.

- Các cơng trình thuỷ điện của tỉnh Nghệ An nhìn chung phạm vi mặt bằng cơng trình chủ yếu có nhiều cây bụi, rừng nghèo, rừng non, rừng phục hồi có giá trị đa dạng sinh học không cao. Nhƣng với số lƣợng cơng nhân xây dựng làm việc ở cơng trình kéo dài từ 2-3 năm sẽ kéo theo các nhu cầu về ăn, ở và các sinh hoạt đặc biệt nhu cầu củi làm chất đốt phục vụ đun nấu hàng ngày sẽ có nguy cơ đe doạ phá rừng trong khu vực là rất lớn. Mức độ tác động phụ thuộc rất lớn vào ý thức của công nhân xây dựng và ngƣời dân địa phƣơng.

- Khi thi công cần phải mở đƣờng thì sẽ mất đi một số diện tích rừng ở hai bên đƣờng và rừng này đƣợc phép khai thác gỗ, nếu không quản lý tốt sẽ dẫn đến khai thác lạm dụng làm giảm đi chất lƣợng rừng. Trong số các cơng trình thuỷ điện của tỉnh cần phải chú ý đến cơng trình thuỷ điện Hủa Na ở xã Đồng Văn, huyện Quế Phong hai bên đƣờng vào cơng trình là rừng trung bình, rừng phục hồi có một số cây gỗ lớn vì vậy khi mở đƣờng để thi cơng thì ở hai bên đƣờng đƣợc phép khai thác gỗ, ở đó có những cây gỗ lớn đƣờng kính 30-50cm, cao 20-25m nhƣ Sến, Táu...

● Tác động đến hệ động vật rừng

Q trình thi cơng xây dựng cơng trình, cơng nhân xây dựng, các phƣơng tiện cơ giới thi công sẽ gây ra tiếng ồn làm ảnh hƣởng đến các loài động vật rừng trong khu vực:

- Chia cắt sinh cảnh sống.

Khi các tuyến đƣờng giao thông đƣợc mở ra, các khu phụ trợ đƣợc xây dựng mới trong khu vực, khai thác vật liệu xây dựng sẽ làm chia cắt đƣờng di chuyển của một số loài động vật hoang dã, thu hẹp sinh cảnh sống của các loài động vật.

- Tác động do các hoạt động xây dựng.

Sự tập trung cơng nhân, máy móc, hoạt động của xe cơ giới và các thiết bị máy móc xây dựng, nổ mìn, khai thác vật liệu xây dựng, làm đƣờng tác động đến cuộc sống yên tĩnh của các loài động vật sống trong khu vực.

Khi hồ tích nƣớc sẽ làm ảnh hƣởng đến cuộc sống của hệ động vật ở khu vực ven sông, suối nhƣ rái cá, các loài chim nƣớc, các loài kỳ đà, các loài rắn nƣớc và các loài ếch nhái sẽ di chuyển vào vùng ven bờ sinh sống. Các loài cƣ trú trong hang hốc nhƣ chuột, dũi chúng khơng có khả năng di chuyển xa sẽ bị chết chìm trong nƣớc.

- Gia tăng săn bắt động vật rừng.

Công nhân, dân cƣ tập trung ở công trƣờng sẽ tạo ra thị trƣờng có nhu cầu cung cấp đặc sản thú rừng và các dƣợc liệu quý hiếm khác từ thú rừng nhƣ khỉ, rắn, trăn, tắc kè. Thêm vào đó là khi hồ tích nƣớc sẽ tạo điều kiện thuận lợi để cho bọn lâm tặc đến nơi có địa hình hiểm trở mà trƣớc đây không đến đƣợc để săn bắt động vật rừng. Những tác động đó làm ảnh hƣởng tới hệ động vật trong khu vực, tính đa dạng động vật sẽ thay đổi.

Tóm lại, trong thời gian xây dựng các cơng trình thủy điện vừa và nhỏ các tác động đến hệ động vật trong khu vực mang tính tiêu cực ở mức độ nhẹ, các tác động này sau một thời gian thi công sẽ dần ổn định.

● Tác động đến môi trường thủy sinh vật: Trong thời gian xây dựng kéo dài 2-3 năm của các cơng trình thủy điện của tỉnh sẽ có sự thay đổi về chế độ thủy văn, mơi trƣờng nƣớc. Sự thay đổi đó do chất thải đất, cát, xi măng làm nƣớc sông đục lên và chất thải từ các phƣơng tiện giao thơng, máy móc nhƣ dầu, mỡ, xăng…ngồi ra cịn phải kể đến chất hữu cơ có nguồn gốc thực vật do các lồi thực vật bị ngập nƣớc phân hủy mà thành. Với thời gian thi công xây dựng khơng nhiều và lịng hồ hẹp, sâu, trao đổi nƣớc nhanh nên không ảnh hƣởng nhiều và lâu đối với khu hệ thuỷ sinh vật.

B. Tác động đến vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học các huyện biên giới tây nam tỉnh nghệ an (Trang 75 - 80)