Đặc điểm cảnh quan và phân hóa lãnh thổ các huyện biên giới Tây Nam,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học các huyện biên giới tây nam tỉnh nghệ an (Trang 80)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN

2.4. Đặc điểm cảnh quan và phân hóa lãnh thổ các huyện biên giới Tây Nam,

tác động đến mơi trƣờng nên vị trí các cơng trình thuỷ điện ở xa vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Trong số các cơng trình thuỷ điện tỉnh Nghệ An có 3 cơng trình nằm gần và trong VQG, khu BTTN đó là: thuỷ điện Bản Vẽ, thuỷ điện Hủa Na, thuỷ điện Suối Choang, và thủy điện Tiền Phong.

- Cơng trình thuỷ điện Bản Vẽ (320 MW) có một phần nhỏ ở đi lịng hồ thuộc xã Hữu Khuông nằm trong khu BTTN Pù Huống nhƣng chủ yếu là rừng non, cây bụi nên cũng không ảnh hƣởng lớn đến Khu BTTN.

- Thuỷ điện Suối Choang (4MW) thuộc bản Riềm, xã Châu Khê, huyện Con Cuông trong VQG Pù Mát. Khai thác thủy năng theo dạng đập dâng kết hợp đập tràn. Khu vực cơng trình có rừng đặc dụng gồm rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo, rừng hỗn giao, nhƣng do cơng trình q nhỏ nên khi xây dựng hồ chứa hầu nhƣ không ảnh hƣởng đến VQG. Tuy nhiên cần phải quản lý, giám sát chặt chẽ thì mới bảo vệ đƣợc rừng, bảo vệ đƣợc VQG.

- Thủy điện Tiền Phong (4MW): là cơng trình độc lập khơng nằm trong bậc thang thủy điện chung và nằm phía Tây nam khu BTTN Pù Hoạt, không thuộc phạm vi KBT và khu dự trữ sinh quyển đã đƣợc quy hoạch. Do tính chất của thủy điện Tiền Phong là điều tiết ngày đêm nên hai hồ chứa rất nhỏ, chỉ có 0,6ha. Thực vật bị chặt bỏ để làm hai hồ chứa này chỉ là các loài tre nứa và cây bụi. Bên cạnh đó, việc xây dựng tuyến kênh dẫn nƣớc và đƣờng ống áp lực dài khoảng 6km cũng phải chặt bỏ khoảng 10ha diện tích rừng, chủ yếu là tre nứa hỗn giao, có giá trị kinh tế thấp. Trong q trình thi cơng, chủ dự án phải thực hiện việc trồng bù rừng và phối hợp với kiểm lâm để ngăn chặn hoạt động chặt phá rừng có thể xảy ra.

2.4. Đặc điểm cảnh quan và phân hóa lãnh thổ các huyện biên giới Tây Nam, tỉnh Nghệ An Nghệ An

Việc xây dựng hệ thống phân loại là bƣớc đi đầu tiên trong nghiên cứu cảnh quan. Hệ thống phân loại cảnh quan chính là cơ sở khoa học của việc xây dựng bản đồ cảnh quan, phục vụ cho các mục đích nghiên cứu khác nhau. Trong đó, mỗi cấp phân loại gắn với một số các chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu phân loại vừa có tính khách quan, phù hợp với lãnh thổ nghiên cứu, vừa đảm bảo lơgic khoa học và có ý nghĩa ứng dụng thực tiễn. Các chỉ tiêu trong mỗi cấp phân vị là đặc điểm đặc trƣng định tính và định lƣợng của một hoặc các yếu tố tự nhiên thành tạo nên cảnh quan lãnh thổ. Đó chính là chỉ tiêu về một hoặc các hợp phần địa hình, khí hậu, thổ nhƣỡng, sinh vật...trong hệ thống tự nhiên thành tạo nên cảnh quan trong lãnh thổ nghiên cứu.

Trong nghiên cứu đánh giá cảnh quan, việc đƣa ra đƣợc hệ thống phân loại cảnh quan hợp lý sẽ đóng góp lớn trong phân tích, đánh giá cảnh quan đúng đắn, đƣa ra phƣơng phƣớng sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng phù hợp.

Trên cơ sở lựa chọn hệ thống cảnh quan của Nhikolaev để kế thừa và vận dụng vào việc nghiên cứu cảnh quan tại khu vực nghiên cứu, tác giả luận án đã đƣa ra hệ thống cảnh quan các huyện biên giới Tây Nam tỉnh Nghệ An gồm 7 cấp phân vị (Bảng 2.16) :

Bảng 2.16: Hệ thống phân loại cảnh quancác huyện biên giới Tây Nam tỉnh Nghệ An

Đơn vị Dấu hiệu Khu vực nghiên cứu

Hệ CQ Cân bằng nhiệt ẩm là biểu hiện của năng lƣợng bức xạ và tổng nhiệt của đới địa lý nóng trong lục địa Đơng Nam Á trong khơng gian thơng qua tính địa đới của các cảnh quan

Nhiệt đới gió mùa

Phụ hệ CQ

Tính địa ơ của các đới cùng với chế độ gió mùa địa phƣơng làm phân phối lại nền tảng nhiệt ẩm của đới địa lý nóng.

Nhiệt đới gió mùa có mùa đơng lạnh Lớp

CQ

Cấu trúc hình thái của các đơn vị cấp lớn (đại địa hình) đã xác định kiểu địa đới hay phi địa đới của lãnh thổ (địa đới theo vĩ độ và đai cao theo chiều cao). 3 lớp: - Lớp CQ núi - Lớp CQ đồi - Lớp CQ đồng bằng thung lũng Phụ lớp CQ

Sự phân hoá theo đai cao cùng với đại địa hình tạo nên cấu trúc cảnh quan ở núi và đồng bằng và sự phân hố cƣờng độ của chu trình vật chất và năng lƣợng tƣơng thích với đặc điểm trung khí hậu.

6 phụ lớp CQ: - Núi trung bình - Núi thấp - Đồi giữa núi - Đồi cao

- Đồi trung bình,thấp - Thung lũng

Kiểu CQ

Đồng nhất cao về sinh cảnh do sự tích tụ nhiệt ẩm và dinh dƣỡng trên một vị trí địa lý cụ thể xác lập nên một kiểu cấu trúc khác biệt nhau so với nền chung của lớp CQ.

6 kiểu CQ

Hạng CQ

Các kiểu địa hình phát sinh 9 hạng CQ Loại

CQ

Sự kết hợp của các quần xã thực vật phát sinh và hiện tại với loại đất

*Hệ và phụ hệ CQ: Hệ cảnh quan đƣợc xác định dựa vào cân bằng nhiệt ẩm là

biểu hiện của cơ sở năng lƣợng phân bố trong không gian thông qua tính địa đới của các cảnh quan. Khu vực nghiên cứu nằm trong Hệ thống cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa,

nên hệ cảnh quan này đƣợc quy định bởi tƣơng quan tác động của vị trí địa lý với nguồn năng lƣợng bức xạ mặt trời mà lãnh thổ nhận đƣợc. Đây là điều kiện cho sự hình thành và tồn tại quần hệ sinh vật nhiệt đới gió mùa.

- Dƣới cấp hệ thống CQ là phụ hệ thống CQ đƣợc xác định theo tính địa ơ của các đới làm phân phối lại nền tảng nhiệt ẩm của các đới. Khu vực nghiên cứu nằm trong Phụ

hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa, ẩm, có một mùa đơng lạnh. Sự phân hóa khí hậu khu vực khác biệt rất lớn do ảnh hƣớng của dãy Trƣờng Sơn đến hồn lƣu khí quyển. Khu vực nghiên cứu có mùa đơng lạnh và chia làm hai mùa rõ rệt: mùa hạ nóng ẩm mƣa nhiều và mùa đơng lạnh ít mƣa. Do gió mùa Đơng Bắc biến tính nên mùa đơng trong khu vực cũng là mùa ẩm ƣớt, với độ ẩm trung bình trong các tháng mùa đơng đều trên 85%. Nhiệt độ khơng khí xuống thấp trong những ngày có gió mùa Đơng Bắc hoạt động, có thể xuống dƣới 0o

C.

*Lớp CQ và phụ lớp:

Lớp cảnh quan đƣợc phân chia theo cấu trúc hình thái của các đơn vị cấp lớn (đại địa hình) để xác định kiểu địa đới hay phi địa đới của lãnh thổ (địa đới theo vĩ độ và đai cao theo chiều cao). Đƣợc đặc trƣng bởi nhiều dạng địa hình khác nhau, với độ cao thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, khu vực nghiên cứu đƣợc phân thành 03 lớp CQ (lớp CQ Núi, lớp CQ đồi, lớp CQ đồng bằng thung lũng). Phần lớn khu vực nghiên cứu thuộc lớp CQ núi với độ cao từ 100m đến hơn 2.000m.

Phụ lớp CQ đƣợc phân chia theo sự phân hoá tầng trong cấu trúc cảnh quan ở núi và đồi. Do nằm trong vùng núi tái sinh trên vùng nâng tân kiến tạo cƣờng độ khác nhau, lại có sự phân tầng địa hình, phân hố theo đai cao tự nhiên với những khác biệt về hình thái, cấu trúc, chức năng, nên khu vực nghiên cứu đƣợc chia ra 06 phụ lớp CQ: Phụ lớp CQ núi trung bình, phụ lớp CQ núi thấp, phụ lớp CQ thung lũng giữa núi, phụ lớp CQ đồi cao, phụ lớp CQ đồi trung bình, thấp và phụ lớp CQ thung lũng.

* Kiểu CQ: Đƣợc phân chia theo các dấu hiệu sinh khí hậu – thổ nhƣỡng ở cấp kiểu thổ nhƣỡng và lớp quần xã thực vật. Ở đây, ranh giới kiểu CQ gần trùng với ranh giới các phụ lớp CQ và cũng đƣợc chia ra 06 kiểu CQ:

1. Kiểu CQ quần hệ khơ vùng cao trên núi trung bình > 1700m;

2. Kiểu CQ rừng kín TX hỗn hợp CLR-LK phát triển trên núi trung bình, núi thấp, 1.200 - 1.700m;

3. Kiểu CQ rừng kín TX hỗn hợp CLR-LK phát triển trên núi thấp,700 - 1.200m; 4. Kiểu CQ rừng kín TX hỗn hợp CLR-LK phát triển trên núi thấp, đá vôi, 700 - 1.200m;

5. Kiểu CQ rừng kín CLR rụng lá, nữa rụng lá 200 - 700m; 6. Kiểu CQ rừng kín CLR trên đồng bằng thung lũng < 200m.

Đây cũng chính là những kiểu rừng thuộc hệ sinh thái rừng mƣa nhiệt đới trong vùng sinh địa đƣợc đề xuất của Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An, thuộc 12 loại hình hệ sinh thái chính mà UNESCO-MAB nêu ra.

*Hạng CQ: Phân chia theo các kiểu địa hình phát sinh. Khu vực nghiên cứu đƣợc

phân chia theo 09 hạng CQ:

1. Hạng cảnh quan núi trung bình - thấp chủ yếu trên đá granit; 2. Hạng cảnh quan núi trung bình - thấp trên đá biến chất Paleozoi; 3. Hạng cảnh quan núi thấp trên đá vôi;

4. Hạng cảnh quan núi thấp trên cấu trúc bóc mịn trên trầm tích Meozoi; 5. Hạng cảnh quan đồi cấu trúc bóc mịn trên cuội kết, cát kết, bột kết; 6a. Hạng cảnh quan đồi cao trên đá biến chất;

6b. Hạng cảnh quan đồi thấp trên đá biến chất;

6c. Hạng cảnh quan thung lũng giữa đồi cao trên đá biến chất; 7. Hạng cảnh quan thung lũng tích tụ trên các loại đá khác nhau.

* Loại CQ: Đƣợc phân chia theo sự kết hợp của các thảm thực vật phát sinh và hiện tại với loại đất trong mối tác động tƣơng hỗ giữa thảm thực vật tự nhiên và mức độ nhân tác. Đây là đơn vị cơ sở phản ánh mức độ đa dạng của cảnh quan trong lãnh thổ nghiên cứu. Ở đây, Luận án phân chia khu vực nghiên cứu theo bốn mức độ tác động nhân tác với 07 kiểu thảm thực vật:

- T1: Hầu như nguyên trạng, tác động khơng đáng kể

+ Thảm rừng kín cây lá rộng/ quần hệ khô vùng cao - T2: Tác động biến đổi ít

+ Thảm rừng tre nứa hoặc hỗn giao tre nứa

- T3: Tác động biến đổi nhiều

+ Thảm cây bụi, đất trống

- T4: Thảm cây trồng nông nghiệp

+ Kiểu Thảm cây bụi, đất trống phân bố ở các khu vực với mức độ tác động khác nhau. Mỗi một kiểu địa hình tƣơng ứng với các dạng hình thái, cấu trúc khác nhau thì có q trình địa mạo cũng khác nhau. Khu vực nghiên cứu tồn tại 06 quá trình địa mạo: 03

quá trình sườn: trƣợt lở và di đẩy; đổ vỡ và sập lở; đổ vỡ và rửa lũa; và 03 quá trình ngoại sinh: di đẩy và rửa trơi bề mặt; rửa trơi và xói lở; xâm thực và xói lở.

Tƣơng ứng với các quá trình địa mạo trên và các kiểu địa hình, loại mẫu chất khác nhau, khu vực nghiên cứu có 05 q trình hình thành đất: (1).Q trình lắng đọng phù sa sơng; (2).Q trình tích luỹ tƣơng đối Fe, Al; (3).Q trình rửa trơi, q trình tích luỹ

tƣơng đối Fe, Al; (4).Q trình tích luỹ mùn, q trình tích luỹ tƣơng đối Fe, Al; (5).Quá trình bồi tụ các sản phẩm thô xuống thung lũng.

Khu vực nghiên cứu đƣợc chia thành 110 loại CQ gồm các loại cảnh quan miền núi và thung lũng. Trong đó có 32 loại CQ trên phụ lớp CQ núi trung bình, 22 loại CQ trên phụ lớp CQ núi thấp, 12 loại CQ trên phụ lớp đồi giữa núi (đồi chuyển tiếp) và 13 loại CQ trên phụ lớp CQ đồi cao, 24 loại CQ trên phụ lớp CQ đồi trung bình, thấp và 11 loại CQ trên thung lũng. Đây là cấp phân vị cơ sở, phân bố lặp lại nhiều lần tạo ra sự đa dạng cảnh quan trong khu vực nghiên cứu.

2.4.2. Bản đồ cảnh quan và đặc điểm CQ ba huyện biên giới Tây Nam tỉnh Nghệ An Nghệ An

Để thành lập bản đồ cảnh quan tại khu vực nghiên cứu, tác giả luận án đã chủ yếu sử dụng phƣơng pháp GIS để chồng xếp các lớp bản đồ hợp phần trên cơ sở lựa chọn các yếu tố trội và khái quát hóa các đơn vị manh mún để phục vụ mục tiêu nghiên cứu tổng hợp. Đây là bản đồ tổng hợp, chứa đựng các thông tin của bản đồ chuyên đề, đồng thời thể hiện mối liên hệ của nhân tố thành tạo cảnh quan.

Đối với nền tảng nhiệt ẩm, lớp thơng tin về nhiệt độ trung bình và số tháng khô, chế độ mƣa đƣợc kế thừa và biên tập từ bản đồ sinh khí hậu tỉnh Nghệ An [32,34]. Đối với nền tảng nhiệt ẩm và dinh dƣỡng, lớp CQ và phụ lớp CQ đƣợc xác định dựa trên cơ sở phân tầng độ cao địa hình từ bản đồ địa hình, kết hợp với bản đồ địa chất, bản đồ địa mạo. Các quá trình địa mạo, mẫu chất đƣợc xác định dựa vào kết quả nghiên cứu các quá trình thành tạo trên các kiểu địa hình cũng nhƣ tham khảo bản đồ địa mạo, bản đồ địa chất [1,32]. Quá trình hình thành đất đƣợc xác định thông qua việc nghiên cứu các yếu tố hình thành đất thay đổi theo kiểu địa hình và thể hiện rõ về các mặt: Ðá mẹ và mẫu chất, thảm thực vật, khí hậu, địa hình. Thêm vào đó, việc nội suy từ bản đồ đất [35] khu vực nghiên cứu cũng đƣợc áp dụng để xác định các quá trình hình thành đất. Một lớp thơng tin khơng thể thiếu để phân ra loại CQ là thảm thực vật cũng nhƣ mức độ tác động nhân tác đƣợc xác định dựa trên bản đồ thảm thực vật khu vực nghiên cứu, và sự phân chia các vùng chức năng của VQG Pù Mát (vùng lõi, vùng đệm, vùng chuyển tiếp) để xác định các loại thảm và mức độ tác động tƣơng ứng với chúng.

Trong quá trình nghiên cứu thành lập bản đồ cảnh quan, bên cạnh việc nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các kết quả nghiên cứu về thành tạo cảnh quan của các đề tài, dự án tại khu vực nghiên cứu, Luận án cũng đã tiến hành khảo sát thực địa theo 02 tuyến lát cắt qua một số loại cảnh quan điển hình: Tuyến 1: (theo lát cắt AB): Hƣớng Đông-Tây,đi từ Na Ngoi đến xã Mai Sơn (huyện Kỳ Sơn); Tuyến 2 (theo lát cắt CD): Hƣớng Bắc-Nam, đi dọc QL7 từ xã Thạch Ngàn huyện Con Cng đến Xã Mƣờng Típ, huyện Kỳ Sơn. Hai tuyến khảo sát chính là cơ sở thành lập lát cắt cảnh quan.

2.4.2.1. Xây dựng tuyến lát cắt cảnh quan tại khu vực nghiên cứu

Nhƣ đã đề cập ở trên, dựa vào cơ sở nghiên cứu đặc điểm các hợp phần thành tạo cảnh quan cũng nhƣ qua việc khảo sát thực địa, luận án đã xây dựng đƣợc 02 tuyến lát cắt. Với sự thể hiện qua chiều thẳng đứng và chiều ngang của CQ trong khu vực nghiên cứu, lát cắt cảnh quan đã phần nào thể hiện đƣợc sự phân hóa CQ, đặc điểm cấu trúc, chức năng của từng nhóm loại CQ trong khu vực nghiên cứu.

- Lát cắt AB: Tuyến lát cắt AB có chiều dài 65km, đi theo phƣơng Đông-Tây, từ

Na Ngoi đến xã Mai Sơn (huyện Kỳ Sơn). Tuyến lát cắt này đi qua 15 loại CQ phát triển trên nhiều dạng địa hình khác nhau: Loại CQ số 1 lặp lại 4 lần; loại CQ số 2, 16, 23, 53 lặp lại 2 lần; 06 loại CQ thuộc phụ lớp CQ núi trung bình (loại CQ số 1,2,3,7,16,18) chịu tác động biến đổi ít do nhân tác với thảm thực vật, chủ yếu là rừng kín cây lá rộng thƣờng xanh, rừng hỗn giao gỗ và tre nứa thứ sinh và trảng cây bụi, trảng cỏ thứ sinh; 06 loại CQ

thuộc phụ lớp CQ núi thấp (loại CQ số 23, 24, 27, 34, 38, 39) cũng đƣợc bao phủ bởi

rừng nghèo hỗn giao hay trảng cây bụi, trảng cỏ; 03 loại CQ thuộc phụ lớp CQ đồi (loại

CQ số 44, 53, 54) với thảm thực vật chỉ là thảm cây bụi hoặc đất trống. Các loại CQ có tuyến lát cắt AB đi qua có chế độ nhiệt ẩm khác nhau, thể hiện qua nhiệt độ trung bình, biến thiên nhiệt độ trung bình ngày, biến thiên nhiệt độ trung bình năm và chế độ mùa. Do chủ yếu phát triển trên địa hình núi, có độ cao tƣơng đối lớn nên đất của các loại CQ này phần lớn bị tác động bởi q trình tích lũy tƣơng đối Fe, Al và q trình tích lũy mùn.

-Tuyến lát cắt CD: Tuyến lát cắt CD có chiều dài 100km, đi theo phƣơng Bắc-

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học các huyện biên giới tây nam tỉnh nghệ an (Trang 80)