Đối tƣợng, mục tiêu và nguyên tắc đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học các huyện biên giới tây nam tỉnh nghệ an (Trang 112 - 113)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN

3.2. Đối tƣợng, mục tiêu và nguyên tắc đánh giá

Đánh giá cảnh quan trên địa bàn ba huyện biên giới Tây Nam tỉnh Nghệ An đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm, chức năng của các đơn vị cảnh quan và đặc tính của các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp và công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Việc đánh giá này là bƣớc phân loại các đơn vị cảnh quan theo mức độ thuận lợi của chúng đối với các dạng sử dụng lãnh thổ trong nông nghiệp, lâm nghiệp và bảo tồn. Đây cũng là bƣớc quan trọng để đƣa ra định hƣớng sử dụng hợp lý nhất đối với các đơn vị cảnh quan tại khu vực nghiên cứu.

Đối tượng đánh giá: là các đơn vị cảnh quan cấp loại trên bản đồ cảnh quan đƣợc

thành lập trong Luận án này. Tồn khu vực nghiên cứu có 110 loại CQ nằm trên 09 hạng CQ, 06 phụ lớp CQ với chế độ nhiệt, ẩm và quá trình địa mạo, quá trình hình thành đất khác nhau. Trong đó có 32 loại CQ trên phụ lớp CQ núi trung bình, 22 loại CQ trên phụ lớp CQ núi thấp, 12 loại CQ trên phụ lớp đồi giữa núi (đồi chuyển tiếp) và 13 loại CQ trên phụ lớp CQ đồi cao, 24 loại CQ trên phụ lớp CQ đồi trung bình, thấp và 11 loại CQ trên thung lũng. Tuy nhiên trong quá trình đánh giá, nếu một loại CQ chứa một yếu tố giới hạn nào đó thì sẽ bị liệt vào hạng các loại CQ bất lợi mặc dù các yếu tố khác của nó có thể tốt hoặc trung bình. Dựa trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và công tác bảo tồn đa dạng sinh học, cũng nhƣ việc phân tích đặc điểm về cấu trúc và chức năng của CQ, một số loại CQ có nhân tố giới hạn đã đƣợc loại bỏ trong quá trình đánh giá.

Mục tiêu của đánh giá cảnh quan: trên địa bàn khu vực nghiên cứu chính là việc

đƣa ra phân cấp các đơn vị cảnh quan theo mức độ thuận lợi đối với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học. Đây là cơ sở khoa học cho việc định hƣớng sử dụng cảnh quan theo hƣớng phát triển bền vững.

Nguyên tắc đánh giá cảnh quan: Các nguyên tắc đƣợc sử dụng trong đánh giá cảnh

quan phục vụ phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học bao gồm:

- Nguyên tắc khách quan: đảm bảo mức độ phù hợp của đơn vị cảnh quan cấp loại

theo đặc tính tự nhiên của chúng đối với nhu cầu sinh thái đối với nông nghiệp, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học. Do đó, trƣớc khi đánh giá, các đặc tính của các đơn vị cảnh quan đƣợc đƣa vào đánh giá và nhu cầu sinh thái của các dạng khai thác cần đƣợc nghiên cứu một cách kỹ lƣỡng và đƣợc thể hiện một cách chính xác.

- Nguyên tắc tổng hợp: Trong đánh giá cảnh quan phải xem xét các đánh giá thành phần theo nhiều yếu tố và chỉ tiêu. Từ đó,áp dụng phƣơng án đánh giá chung thích hợp để xác định các cấp phân hạng mức độ thuận lợi tƣơng ứng đối với từng đơn vị cảnh quan.

- Nguyên tắc thích nghi tương đối:

Nguyên tắc thích nghi tƣơng đối trong đánh giá cảnh quan thể hiện ở hai điểm:

+ Trong thiên nhiên, khơng có địa tổng thể nào tốt và khơng có địa tổng thể nào xấu một cách chung chung, chỉ tốt hoặc xấu đối với đối tƣợng cụ thể.

+ Đánh giá thích nghi sinh thái mang tính khơng gian và tính lịch sử. Kết quả đánh giá cho cùng một đối tƣợng sẽ thay đổi phụ thuộc vào điều kiện kỹ thuật và mức độ đầu tƣ kinh tế. Ví dụ: một vùng đất khơ cằn khơng có nƣớc tƣới, khơng thuận lợi đối với việc trồng lúa nƣớc ở thời điểm hiện tại, nhƣng cũng vùng đất này sau vài năm có hệ thống tƣới tiêu thì mức độ thuận lợi sẽ tăng rõ rệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học các huyện biên giới tây nam tỉnh nghệ an (Trang 112 - 113)