Nguyên tắc phân vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học các huyện biên giới tây nam tỉnh nghệ an (Trang 34 - 35)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN

1.2. Cơ sở lý luận

1.2.3. Nguyên tắc phân vùng

a. Nguyên tắc phát sinh hình thái

Những đơn vị cảnh quan có cùng nguồn gốc phát sinh và hình thái tƣơng đối đồng nhất thì đƣợc xếp vào một cấp phân vùng cảnh quan. Ngƣợc lại, những đơn vị cảnh quan có cùng chung hình thái nhƣng khác nhau về nguồn gốc phát sinh sẽ đƣợc xếp vào cấp phân vùng cảnh quan khác nhau. Do đó, trƣớc khi phân vùng cảnh quan, cần phân tích chi tiết quy luật phân hoá lãnh thổ tạo thành các đơn vị CQ các cấp, đồng thời xác định quá trình phát sinh, phát triển các đơn vị CQ cũng nhƣ so sánh với quá trình phát triển hiện tại của chúng.

b. Nguyên tắc đồng nhất tương đối: Những đơn vị cảnh quan có các hợp phần

có cùng nguồn gốc phát sinh, phát triển và hình thái tƣơng đối đồng nhất đƣợc xếp vào cùng một cấp mặc dù chúng có thể phân bố xa nhau.

Tính đồng nhất tƣơng đối của tổng thể các thành phần tự nhiên là đặc điểm đặc thù của các đơn vị phân vùng địa lí tự nhiên, cho phép phân biệt các đơn vị phân vùng tổng hợp với các đơn vị phân vùng bộ phận. Nguyên tắc này cho thấy, các vùng địa lí tự nhiên vừa thống nhất lại vừa có sự phân hố phức tạp: thống nhất trên cơ sở một số chỉ tiêu nhất định đặc trƣng cho các mối quan hệ hữu cơ giữa các thành phần cấu tạo nên địa tổng thể, nhƣng đồng thời vẫn có sự phân hố nội bộ khiến cho mỗi đơn vị địa tổng thể lại có thể phân chia ra những địa tổng thể thấp hơn (theo cách tiến hành “từ trên xuống”) cũng nhƣ có thể ghép một số đơn vị nhỏ thành đơn vị lớn (theo cách tiến hành “từ dƣới lên”).

c. Nguyên tắc tổng hợp

Mỗi một đơn vị cảnh quan là một địa tổng thể tự nhiên, là phức hợp các hợp phần địa lý tự nhiên nằm trong mối tác động qua lại và tạo thành thể thống nhất hoàn chỉnh ở các bậc khác nhau từ lớp vỏ địa lý đến diện địa lý thơng qua chu trình trao đổi vật chất và năng lƣợng. Vì thế, trong phân vùng, luận án sử dụng nhân tố trội để xác định ranh giới các vùng/tiểu vùng CQ. Trƣớc khi tổng hợp các đơn vị cảnh quan thành đơn vị phân vùng, cần tìm ra đƣợc mối quan hệ qua lại mật thiết, gắn kết tất cả các thành phần, yếu tố đó lại với nhau, thống nhất chúng thành một thể tổng hợp lãnh thổ hoàn chỉnh.

d. Nguyên tắc tồn vẹn lãnh thổ

Mỗi vùng cảnh quan có đặc tính tồn vẹn lãnh thổ và thống nhất nội tại, đƣợc tạo nên bởi khái quát chung về vị trí địa lý và lịch sử phát triển, bởi sự thống nhất của các quá trình địa lý cũng nhƣ tập hợp các nhân tố thành tạo các cảnh quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học các huyện biên giới tây nam tỉnh nghệ an (Trang 34 - 35)