Cơ sở lý luận về cảnh quan

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học các huyện biên giới tây nam tỉnh nghệ an (Trang 30 - 32)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN

1.2. Cơ sở lý luận

1.2.1. Cơ sở lý luận về cảnh quan

a. Khái niệm cảnh quan

Từ sau thế chiến II, với sự phát triển mạnh mẽ trong việc nghiên cứu sự phân chia bề mặt Trái đất dẫn đến việc hình thành học thuyết về các quy luật phân hóa lãnh thổ lớp vỏ địa lý, cảnh quan đuợc xác định nhƣ một "đơn vị cơ sở dựa trên sự thống nhất các quy luật phân hóa địa đới và phi địa đới" (A.G.lxatxenko, 1953).

Cùng với q trình phát triển đó, nhận thức về cảnh quan của các tác giả cũng có sự thay đổi, đánh dấu thời điểm phát triển của khoa học cảnh quan:

N.A. Xolsev (1962) cho rằng: "Cảnh quan là một thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên đồng nhất về mặt phát sinh, có một nền địa chất đồng nhất, có một kiểu địa hình, có một kiểu khí hậu đồng nhất và bao gồm một tập hợp dạng địa lý, chủ yếu và thứ yếu liên kết với nhau về mặt động lực và lặp lại một cách có quy luật trong không gian; tập hợp này chỉ thuộc riêng cho cảnh quan địa lý đó". Với định nghĩa này, ông

đã xác định đƣợc cấu trúc không gian thẳng đứng của cảnh quan thông qua việc xác định các hợp phần địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn cũng nhƣ cấu trúc ngang của cấp cảnh địa lý nhƣ là một tập hợp có tính quy luật. Tuy nhiên, ở đây vẫn cịn một số điểm chƣa rõ nhƣ tƣơng quan với các hợp phần thuỷ văn, thổ nhƣỡng, sinh vật ra sao? quan hệ giữa cấp cảnh địa lý với các cấp lớn hơn nhƣ thế nào? [17]. Thực chất, khí hậu

ở cấp một đơn vị cảnh quan thì bản thân nó đã quy định một chế độ thủy văn tƣơng thích; đấy chính là khí hậu và thủy văn địa phƣơng.

Trong cuốn “Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên”, A.G. Ixatsenko lại cho rằng: “Cảnh quan là một phần riêng biệt về mặt phát sinh của một

phần cảnh quan, một đới cảnh quan hay nói chung của một đơn vị phân vùng lớn bất kỳ, đặc trưng bằng sự đồng nhất cả tương quan địa đới lẫn phi địa đới, có một cấu trúc riêng và một cấu tạo hình thái riêng” [16]. Ơng cịn định nghĩa cảnh quan miền

núi là "là một bộ phận của tầng cảnh quan trong phạm vi một hệ thống đai cao riêng đồng nhất về phƣơng diện cấu trúc và thạch học" [16]. Tuy nhiên, theo NCS, cảnh quan không riêng biệt mà liên kết với đơn vị lân cận nhƣ một hệ thống có quy luật. Chính vị trí địa lý khác nhau mà cấu trúc đứng khác nhau.

Với những đóng góp vào việc nghiên cứu cảnh quan ở nƣớc ta, tác giả Vũ Tự Lập đƣợc xem là ngƣời đầu tiên ở Việt Nam xác định cấu trúc không gian của cảnh quan, đƣa ra những định hƣớng cơ bản nghiên cứu về cảnh quan ở nƣớc ta. Theo ông,

“Cảnh quan là một địa tổng thể, được phân hoá ra trong phạm vi một đới ở đồng bằng, và một đai cao ở miền núi, có một cấu trúc thẳng đứng chỉnh hợp về nền địa chất, về kiểu địa hình, kiểu khí hậu, kiểu thuỷ văn, về đại tổ hợp thổ nhưỡng và đại tổ hợp thực vật, và bao gồm một tập hợp có quy luật của những dạng địa lý và những đơn vị cấu tạo nhỏ khác theo một cấu trúc ngang đồng nhất”[17].

b. Quan niệm về cảnh quan

* Quan niệm cảnh quan là một khái niệm chung

Theo quan niệm này, cảnh quan đồng nghĩa với khái niệm các tổng hợp thể tự nhiên lãnh thổ, các địa tổng thể ở bất kỳ cấp nào và có thể sử dụng cho bất kỳ đơn vị phân loại hoặc đơn vị phân vùng địa lý tự nhiên nào. Quan niệm này coi cảnh quan nhƣ những thành phần khác nhau nhƣ thổ nhƣỡng, khí hậu. Do đó, khi tiến hành nghiên cứu, đánh giá cảnh quan, nhất định phải xuất phát từ các quan điểm tổng hợp và quan điểm hệ thống. Tuy nhiên, cách sử dụng quan niệm cảnh quan này không cho thấy giới hạn về lãnh thổ, khơng có trật tự phân cấp logic của các cấp cảnh quan. Đại diện cho quan điểm này có: Minkov, Armand, Prokaev…[42].

* Quan niệm cảnh quan là đơn vị kiểu loại: Đại diện cho quan niệm này là Polunov, Pereman, Gvozdexki...

Quan niệm này cho rằng, cảnh quan phản ánh các khu vực tách biệt của lớp vỏ Địa lý có dấu hiệu chung. Cảnh quan là sự phối hợp, thống nhất biện chứng của các hợp phần tự nhiên nhƣ một tổng hợp thể lãnh thổ tƣơng đối đồng nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học các huyện biên giới tây nam tỉnh nghệ an (Trang 30 - 32)