Xếp hạng ƣu tiên theo hệ thống tiêu chí trong hệ thống bảo tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học các huyện biên giới tây nam tỉnh nghệ an (Trang 90 - 94)

(1: thấp nhất; 2: thấp; 3: trung bình; 4: cao; 5: cao nhất)

Tiêu chí VQG Pù

Mát

Khu BTTN Pù Huống Khu BTTN Pù Hoạt

Địa chất 3 1 3

Cảnh quan 4 3 3

Đa dạng sinh học 5 4 5

Độ che phủ rừng 5 4 5

Giá trị sinh cảnh rừng 5 3 5

Nguồn gen loài 5 3 4

Qui mơ diện tích tự nhiên 5 5 4

Mức độ khả thi tích cực 5 5 4

Tổng điểm 37/40 28/40 33/40

Do VQG Pù Mát tiếp giáp với các khu rừng rộng ở biên giới Việt Lào và cũng là khu rừng kéo dài từ Phía Nam của dải Trƣờng Sơn, cho nên VQG Pù Mát có tính khu vực cao. Là khu rừng nhiệt đới chƣa bị tác động đến những loài ở rừng hỗn giao nên đây đƣợc coi là sự tiếp diễn chuyển tiếp sinh thái đại diện cho một số khu rừng đƣợc bảo vệ ở Việt Nam [45]. Rừng hỗn giao lá kim cịn sót lại có ý nghĩa đặc biệt trong việc bảo tồn những loài chỉ duy nhất phân bố trong loại môi trƣờng sống này.

Khu vực nghiên cứu cũng có tính đa dạng hệ sinh thái và cảnh quan, với 4/5 lớp quần hệ (theo hệ thống phân loại của UNESCO 1973) gồm: lớp quần hệ rừng kín, lớp quần hệ rừng thƣa, lớp quần hệ cây bụi và lớp quần hệ cây thảo. Trong đó, lớp quần hệ rừng kín có 02 quần hệ tiêu biểu là quần hệ rừng kín thƣờng xanh nhiệt đới gió mùa ở địa hình thấp dƣới 700 m và quần hệ rừng kín thƣờng xanh á nhiệt đới gió mùa ở núi thấp (700 – 1.200 m).

a2. Chức năng phịng hộ đầu nguồn và bảo vệ mơi trường

Các cảnh quan thuộc vùng lõi Vƣờn quốc gia Pù Mát có chức năng phịng hộ đầu nguồn cho hệ thống sông Cả nhằm phục vụ trực tiếp cho sản xuất và đời sống của cộng đồng dân cƣ trong toàn khu vực. Điều này sẽ góp phần phát triển du lịch sinh thái, nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng cho nhân dân… Bên cạnh các vùng rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phịng hộ thuộc VQG Pù Mát, cịn có các khu rừng phòng hộ đầu nguồn gắn với các cơng trình thuỷ lợi, thuỷ điện. Ở đây diện tích rừng tự nhiên liền vùng, liền dải lớn, lại gắn với tập quán phát rừng làm nƣơng rẫy, xử lý thực bì trồng rừng, đốt đồng cỏ chăn ni của đồng bào các dân tộc nên dễ xảy ra cháy lan vào rừng tại địa bàn ba huyện thuộc khu vực nghiên cứu. Do đó, cần thiết bố trí nhân lực, vật lực phòng cháy, chữa cháy rừng để kịp thời ứng phó với nguy cơ cháy rừng phịng hộ đầu nguồn. Các cảnh quan có chức năng phịng hộ đầu nguồn và bảo vệ mơi trƣờng thuộc vùng lõi VQG Pù Mát gồm 10 loại CQ trong đó có 04 loại cảnh quan trên núi trung bình thấp (16, 18, 29, 63); 06 loại CQ trên đồi cao và đồi thấp (21, 23, 37, 67, 68, 69) và 01 loại CQ ở thung lũng (102).

b. Chức năng kinh tế – xã hội

Việc khai thác tiềm năng, phát huy lợi thế của khu dự trữ sinh quyển nói chung và VQG Pù Mát thuộc khu vực nghiên cứu nói riêng là một cơ hội để phát triển bền vững kinh tế của địa phƣơng, đặc biệt là phát triển du lịch sinh thái và bảo tồn ĐDSH… Trong định hƣớng sử dụng các cảnh quan vào các mục đích khác nhau, góp phần phát triển kinh tế, cần chú ý tới việc gắn kết những giá trị tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan với truyền thống văn hóa. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng và giá trị bản sắc của các nền văn hóa (tộc người Thái ven sông Hiếu, sông Nậm Mô, sông Khe Thơi; tộc người Ơ Đu ven sông Nậm Nơn; tộc người Đan Lai ven sông Khe Choang), du

hiệu quả.

Khu vực nghiên cứu có địa hình đồi núi phức tạp, đất bằng ít và lại nằm trong vùng bảo tồn thiên nhiên (chủ yếu chính quyền phân đất rừng cho ngƣời dân để khoanh ni, bảo vệ là chính) nên quỹ đất sử dụng cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp rất hạn hẹp. Chính vì vậy, ở khu vực nghiên cứu, để đẩy mạnh phát triển kinh tế, việc dựa vào các hoạt động du lịch là hết sức cần thiết. Gần đây, mơ hình phát triển du lịch sinh thái có sự tham gia của ngƣời dân bản địa trên cơ sở lồng ghép các nội dung du lịch văn hóa, trải nghiệm, đã và đang có những hiệu quả thiết thực. Thêm vào đó, với mục tiêu nâng cao nhận thức bảo tồn thiên nhiên và tơn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, các hoạt động du lịch sinh thái cũng sẽ đem lại lợi ích an sinh thực sự cho các địa phƣơng trong vùng. Đây cũng là những hoạt động góp phần nâng cao hiệu quả bảo tồn và tơn tạo những cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học và các nguồn gen quí hiếm trong khu vực nghiên cứu.

* Về sản xuất nông nghiệp và định cư

Các cảnh quan có chức năng sản xuất nơng nghiệp ở KVNC chủ yếu phân bố trên đồi và thung lũng. Tuy quỹ đất dành cho nơng nghiệp ít song thu nhập chính của đại bộ phận ngƣời dân sinh sống trong khu vực nghiên cứu lại từ nông nghiệp và chăn nuôi. Nền nông nghiệp trong vùng tồn tại với cây trồng chính là cây lâu năm, cây hàng năm, cây ăn quả và trồng lúa, hoa màu. Tuy nhiên, do thiếu đất canh tác, thiếu vốn đầu tƣ, thiếu nƣớc canh tác cũng nhƣ chƣa áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nên nông nghiệp vẫn kém phát triển. Thêm vào đó, việc khơng có nghề phụ làm cho mức sống của ngƣời dân trong vùng rất thấp. Để phát huy hiệu quả sử dụng của các cảnh quan có chức năng sản xuất nơng nghiệp, phải bắt đầu từ việc tìm hiểu, nghiên cứu, phân loại, đánh giá tài nguyên đất, từ đó xác định đƣợc những ƣu thế, tiềm năng cũng nhƣ hạn chế của các hoạt động canh tác hiện tại để đề xuất những giải pháp và xây dựng kế hoạch sử dụng đất hợp lý, giúp xây dựng mơ hình canh tác phù hợp, nhằm khai thác sử dụng đất tốt hơn, đồng thời vẫn bảo đảm môi trƣờng, sinh thái bền vững. Ngoài ra, cần thiết phải lựa chọn những giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với nhu cầu thị trƣờng, giảm bớt chi phí vận chuyển và nâng cao chất lƣợng sản phẩm trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó, việc tích cực chuyển đổi rẫy du canh thành rẫy canh tác cố định và đẩy mạnh mơ hình sản xuất nƣơng rẫy là cần thiết để phát triển nông nghiệp. Loại cảnh quan đang sử dụng làm chức năng sản xuất nông nghiệp bao gồm các loại CQ số 56,73,74,75, 79,86,88,93,94,98,105,108.

* Về phát triển lâm nghiệp và nông - lâm kết hợp

Việc phát triển lâm nghiệp trong khu vực nghiên cứu cần phải gắn với việc giữ gìn, bảo vệ các loại rừng: rừng tự nhiên (VQG Pù Mát…), rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng ở các Khu bảo tồn thiên nhiên, v.v… Hoạt động lâm nghiệp đem lại lợi ích

kinh tế cho ngƣời dân trong vùng. Các họat động này bao gồm từ việc giao đất, giao rừng để khoanh ni, bảo vệ rừng tái sinh của chính quyền đến phát triển các cây nguyên liệu gỗ, giấy, cây phục vụ cho tiểu thủ công nghiệp, trồng rừng nứa, mét. Các cảnh quan phục vụ chức năng này phân bố ở núi trung bình và núi thấp, trong đó có rừng sản xuất là hỗn giao gỗ và tre nứa, ứng với loại CQ số 8,12,20,24,30,32,34,38,43, 47,50,54,55,59. Ngồi ra, mơ hình nơng – lâm kết hợp trên các rừng nghèo hỗn giao hay rừng phục hồi nứa cũng đem lại hiệu quả khai thác lâm nghiệp cho ngƣời dân trong vùng.

2.5. Sự phân hóa thành phần lồi thực vật theo các đơn vị cảnh quan

Các đặc điểm về phân hóa cảnh quan chính là đặc điểm về ổ sinh thái của các loài thực vật, chi phối đa dạng sinh học ở khu vực. Dựa trên phân tích đặc điểm ổ sinh thái hay đặc điểm cảnh quan thông qua hệ thống phân loại cảnh quan, bản đồ cảnh quan của khu vực nghiên cứu và kết hợp các tài liệu trong khu vực, Luận án đã thống kê đƣợc thành phần loài thực vật, loài ƣu thế theo từng cấp phân vị cảnh quan từ lớp CQ, phụ lớp CQ, kiểu CQ (Bảng 2.21).

Qua phân tích thành phần lồi và đối chiếu đặc điểm các kiểu CQ và các kiểu thảm thực vật, nhận thấy rằng độ đa dạng sinh học (đa dạng loài) bị biến đổi theo mức độ thuận lợi của ổ sinh thái trong cảnh quan.

K1: Kiểu CQ quần hệ khô vùng cao trên núi trung bình >1700m: 61 lồi chiếm

14,52%.

Phân bố ở đỉnh, giông núi (dốc >250). Gió mạnh gần nhƣ thƣờng xuyên. Đất mỏng, thƣờng có đá lộ.

Rừng có tầng cây gỗ, tầng cây bụi và tầng cỏ; ngồi ra cịn có quần phiến phụ sinh, dây leo. Tầng tán rừng thấp, khoảng 9-10m; các cây gỗ có thân cong queo, cành nhánh xịe thấp; có độ che phủ từ 30-70%. Trữ lƣợng gỗ thấp: 5-7m3

/ha.

Tầng cây gỗ gồm các lồi chính nhƣ Elaeocarpus sp. (Côm), Cinnamomum sp. (Re), Syzygium sp. (Trâm), Castanopsis sp. (Dẻ gai), Lithocarpus sp. (Dẻ cau), Quercus

arbutifolia (Sồi lá tròn), Enkianthus sp. (Trợ), Rhododendron excelsum (Đỗ quyên cao), Illicium griffithii (Hồi núi), Ternstroemia japonica (Giang núi), Vaccinium dunalianum

(Sơn trâm dunal), Schefflera sp. (Chân chim), Pistacis cucphuongensis (Bí tát Cúc

Phƣơng), …

Tầng cây bụi cao 2-3m che phủ từ thƣa đến kín, gồm các lồi Dracaena cambodiana (Trầm dứa), Memecylon sp. (Sầm), Mallotus philippinensis (Cánh kiến), Boniodendron minus (Bông mộc), Syzygium sp. (Trâm), Melastoma sp. (Mua),

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học các huyện biên giới tây nam tỉnh nghệ an (Trang 90 - 94)