Cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học các huyện biên giới tây nam tỉnh nghệ an (Trang 71 - 74)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN

2.2. Nhân tố kinh tế-xã hội

2.2.3. Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của tồn khu vực có xu hƣớng chuyển dịch theo chiều hƣớng tăng tỷ trọng ngành thƣơng mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Xu thế này đƣợc thấy rõ trong cơ cấu kinh tế của huyện Con Cuông: Tỷ trọng ngành dịch vụ thƣơng mại tăng từ 37,04% năm 2010 lên 38,05% năm 2014; ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng tăng từ 14,05% năm 2010 giảm cịn 13,41% năm 2014; ngành nơng – lâm - ngƣ nghiệp giảm từ 48,91% năm 2014 xuống 48,54% năm 2010 (Hình 2.12) [55].

Hình 2.12. Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Con Cuông năm 2014

(Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Con Cuông năm 2014)

Về cơ cấu vùng, hiện nay toàn huyện tập trung phát triển hai vùng kinh tế chính:

- Vùng hữu ngạn sông Lam gồm 8 xã: Môn Sơn, Lục Dạ, Yên Khê, Bồng Khê, Thị Trấn, Chi Khê, Lạng Khê và Châu Khê. Vùng này có diện tích đất tự nhiên là 123.328 ha, trong đó đất nơng nghiệp là 2.875 ha và bình qn đất nơng nghiệp là 563 m2/ ngƣời. Vùng này có các vùng chuyên canh lúa nƣớc tập trung ở 3 xã (Môn Sơn, Lục Dạ, Yên Khê) với tổng diện tích trên 1.000 ha. Mía tập trung ở Yên khê, Chi Khê với diện tích 100 ha, Bồng Khê 18 ha; Lạc ở Châu Khê với diện tích 147 ha trên tổng số 1.165,5 ha lạc tồn huyện.

- Vùng tả ngạn sơng Lam gồm 5 xã: Cam Lâm, Mậu Đức, Thạch Ngàn, Đôn Phục, Bình Chuẩn, với diện tích đất tự nhiên là 51.123 ha, đất nông nghiệp là 683 ha, đất rừng 26.726 ha. Vùng này có ƣu thế là phát triển rừng, lúa nƣớc tập trung ở Thạch Ngàn 284 ha, Mậu Đức 305 ha.

Cả hai vùng đều có khả năng phát triển các vùng chuyên canh các loại cây để trở thành các vùng sản xuất hàng hóa, nhƣ Lạc, Mía, ….

Nhìn chung, nền kinh tế của tồn huyện có tiềm năng và đang trên đà phát triển. Huyện có rất nhiều lợi thế để phát triển cơng nghiệp, du lịch, dịch vụ, thƣơng mại và sản xuất nông sản hàng hóa chất lƣợng cao, đặc biệt là phát triển du lịch sinh thái. Do vậy, trong quy hoạch sử dụng đất đai, cần mạnh dạn bố trí đất cho các ngành phi công nghiệp, sử dụng nhiều lao động địa phƣơng.

Tổng giá trị sản xuất (GO) của huyện có xu hƣớng tăng dần. Các ngành kinh tế ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tổng giá trị sản xuất của toàn huyện đƣợc thể hiện qua các năm. Cụ thể, trong giai đoạn 2010 – 2014, tỷ trọng trong các ngành đã thay đổi: năm 2010 tổng giá trị sản xuất của huyện đạt 1.256.339 triệu đồng, đến năm 2014 tăng lên 1.622.170 triệu đồng, tăng 1,29 lần so với năm 2010 (Bảng 2.10).

Bảng 2.10: Giá trị sản xuất phân theo ngành kinh tế huyện Con Cuông

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng giá trị SX (GO) 1.256.339 1.307.320,6 1.352.788,3 1.420.138,4 1.622.170

- Nông – lâm – thủy sản 514.187,74 566.366,91 575.554,26 605.130,45 621.816,62 - Công nghiệp – xây dựng 326.036,8 349.829,7 371.651,0 378.276,0 471.530,0 Thƣơng mại – dịch vụ 377.924,8 391.124,0 405.583,0 436.732,0 480.140,0

(Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Con Cuông năm 2014)

Huyện Kỳ Sơn có tổng giá trị sản xuất năm 2011 đạt 199.375 triệu đồng, đạt 94,94 % kế hoạch năm 2011, so với cùng kỳ năm 2010 tăng 5,08 %. (Bảng 2.11)

Bảng 2.11: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Kỳ Sơn năm 2010 – 2011

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011

Giá trị sản xuất

Dịch vụ

Công nghiệp - xây dựng Nông - lâm - thủy sản

Triệu đồng 189.736 92.088 17.640 79.995 199.375 98.470 18.910 81.995

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Kỳ Sơn )[55]

Bảng 2.11 cho thấy, giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Kỳ Sơn có sự tăng trƣởng trong thời kỳ 2010 - 2011: cụ thể, nhóm ngành dịch vụ - du lịch đạt 98.470 triệu đồng, đạt 92,98% kế hoạch, tăng 6,93%; Nhóm ngành nơng lâm, thủy sản đạt 81.995 triệu đồng, đạt 97,62% kế hoạch đề ra, tăng 2,5%; Nhóm ngành cơng nghiệp xây dựng cũng đạt 18.910 triệu đồng, đạt 94,03% kế hoạch đề ra, tăng trƣởng 7,2%. Cơ cấu kinh tế theo giá trị cũng tăng thêm.

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của huyện Tƣơng Dƣơng thời kỳ 2010 - 2015 bình quân 13,43%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2015 ƣớc đạt 19 triệu đồng/năm, đạt 100% mục tiêu đại hội Đảng bộ đề ra, tăng 66,7% so với đầu nhiệm kỳ.

Cơ cấu kinh tế huyện Tƣơng Dƣơng có sự chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng từ 20,17% năm 2010 lên 24,80% năm 2015; dịch vụ từ 40,03% lên 40,78%; giảm tỷ trọng nông nghiệp từ 39,80% xuống còn 34,43% (Bảng 2.12). Cơ cấu này cho thấy, chính quyền địa phƣơng huyện ngày càng nâng cao và coi trọng việc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hơn.

Bảng 2.12: Cơ cấu kinh tế huyện Tƣơng Dƣơng năm 2010 và 2015 (%)

Khu vực kinh tế 2010 Năm 2015

Nông nghiệp 39,80 34,43

Công nghiệp – xây dựng 20,17 24,80

Dịch vụ 40,03 40,77

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Tương Dương) [55]

Đối với ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, tổng giá trị sản xuất giai đoạn 2010 – 2015 của ba huyện đều tăng qua các năm. Năm 2015, giá trị sản xuất ngành nông, lâm

nghiệp và thủy sản của huyện Con Cuông là 1.017.343 triệu đồng, lớn hơn 0,69% giá trị huyện Tƣơng Dƣơng (603.688 triệu đồng), cao hơn 1,13% giá trị sản xuất huyện Kỳ Sơn (477.664 triệu đồng) (Bảng 2.13).

Bảng 2.13: Giá trị sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản theo huyện giai đoạn 2010 - 2015 (triệu đồng)

Huyện 2010 2012 2013 2014 2015 Con Cuông NN-LN-TS 540373 769713 831693 933292 1017343 Nông nghiệp 357407 498200 520610 573011 600974 Lâm nghiệp 176782 261883 301132 349500 405635 Thủy sản 6184 9630 9951 10781 10734 Tƣơng Dƣơng NN-LN-TS 340589 462020 507092 573446 603688 Nông nghiệp 202780 275473 303286 336873 340599 Lâm nghiệp 132671 177719 193952 223729 250236 Thủy sản 5138 8828 9854 12844 12853 Kỳ Sơn NN-LN-TS 288785 386315 418487 462229 477664 Nông nghiệp 232541 312151 338246 372291 377112 Lâm nghiệp 53600 70510 76489 85937 96563 Thủy sản 2644 3654 3752 4001 3989

(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Nghệ An năm 2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học các huyện biên giới tây nam tỉnh nghệ an (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)