Bảng phân hạng thuận lợi cho phát triển rừng phòng hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học các huyện biên giới tây nam tỉnh nghệ an (Trang 132 - 140)

Cấp thuận lợi điểm Khoảng Loại CQ Diện tích (ha)

S1 (Rất thuận lợi) 1,30 < D ≤ 1,50 1, 2, 3, 4, 5, 6 , 7, 9, 12, 14, 16, 18, 20, 21, 23 15 loại CQ 109921,59 S2 (Thuận lợi trung

bình) 1,10 < D ≤ 1,30 8, 10, 11, 15, 17, 22, 24, 29, 30, 31, 48, 63, 69 14 loại CQ 68146,92 S3 (Kém thuận lợi) 1,10 < D ≤ 0,80 13, 25, 26, 28, 32, 34, 35, 37, 38, 39, 41, 44, 47, 49, 50, 51, 53, 55, 58, 60- 62, 64-68, 71, 76,77, 81-83, 85, 87, 91, 92, 95, 97 43 loại CQ 322209,17 S4

(Không thuận lợi)

D ≤ 0,80 36, 42, 43, 52,54, 57, 59, 70, 72, 84, 90, 96, 99 12 loại CQ 163731,66

Ngoài ra, các loại cảnh quan có các yếu tố giới hạn nhƣ đã nói ở trên cũng đƣợc xếp vào cấp S4 (không thuận lợi), bao gồm: loại CQ phát triển trên núi đá và các loại CQ đã đánh giá cho phát triển nông nghiệp.

Qua bảng kết quả đánh giá thuận lợi cho phát triển rừng sản xuất và rừng phòng hộ, cho thấy:

- Đối với rừng phòng hộ:

+ Trong 84 loại CQ đƣợc đánh giá thì có 15 loại CQ phân hạng theo cấp rất thuận lợi, phân bố ở núi trung bình thuộc vùng lõi VQG Pù Mát và núi trung bình dạng vịm Tây Nam

của huyện Kỳ Sơn; Ngồi ra, những loại CQ này cịn phân bố ở vùng núi trung bình phía Đơng Bắc huyện Tƣơng Dƣơng và phía Bắc huyện Kỳ Sơn;

+14 loại CQ đƣợc phân hạng ở cấp thuận lợi trung bình, phân bố chủ yếu trên núi thấp thuộc vùng lõi VQG Pù Mát và phân bố chủ yếu ở khu vực đồi của huyện Con Cuông và ở đồi núi thấp của huyện Tuơng Dƣơng và huyện Kỳ Sơn.

+43 loại CQ đƣợc phân hạng ở cấp kém thuận lợi phân bố chủ yếu trên núi trung bình ở hai bên Quốc lộ 7 và phía Bắc của huyện Con Cng và Tƣơng Dƣơng.

+12 loại CQ đƣợc phân hạng không thuận lợi đối với phát triển rừng sản xuất, chiếm diện tích lớn và phân bố ở vùng thung lũng sông Lam ở Con Cng và rải rác trên núi trung bình của cả ba huyện.

- Đối với rừng sản xuất: trong 30 loại CQ đƣợc đánh giá thì chỉ có 03 loại CQ thuận

lợi, 09 loại CQ thuận lợi trung bình; cịn lại là kém hoặc khơng thuận lợi đối với phát triển rừng sản xuất.

Dựa vào kết quả đánh giá, bản đồ phân hạng mức độ thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp trong khu vực nghiên cứu đã đƣợc xây dựng.

3.5. Đánh giá cảnh quan phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học

3.5.1. Lựa chọn tiêu chí đánh giá phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học *Đa dạng hệ sinh thái *Đa dạng hệ sinh thái

Hiện nay, việc đánh giá định lƣợng về tính đa dạng ở mức quần xã, nơi cƣ trú hoặc hệ sinh thái cịn nhiều khó khăn. Trong khi có thể định nghĩa về nguyên tắc thế nào là đa dạng di truyền và đa dạng lồi, từ đó xây dựng các phƣơng pháp đánh giá khác nhau, thì khơng có một định nghĩa và phân loại thống nhất nào về đa dạng hệ sinh thái ở mức tồn cầu, và trên thực tế, khó đánh giá đƣợc đa dạng hệ sinh thái ở các cấp độ khác ngoài cấp khu vực và vùng, và cũng thƣờng chỉ xem xét đối với thảm thực vật.

Ở đây, NCS cũng đánh giá tiêu chí đa dạng sinh thái thông qua thảm thực vật. Trên thực tế, các thảm thực vật trong các hệ sinh thái phát triển theo một trong hai chiều diễn thế sinh thái: Rừng nguyên sinh  Rừng thứ sinh  Bụi  Cỏ  Nông nghiệp. Song thực tế,

rừng nguyên sinh rất hiếm tồn tại và khó để xác định ranh giới cụ thể nên cũng có thể xem xét diễn thế sinh thái đạt đến rừng nguyên sinh thông qua loại rừng phố biến là rừng kín

thƣờng xanh. Trên cơ sở bản đồ thảm thực vật (dựa vào trữ lƣợng rừng) mà Luận án đã thu thập, biên tập lại và thông qua các loại thảm rừng để đánh giá mức độ đa dạng hệ sinh thái.

Đa dạng hệ sinh thái đƣợc phân chia trong đánh giá cảnh quan gồm 3 cấp: + Cấp 1(đa đạng cao): Gồm rừng giàu (IIIA3), rừng trung bình (IIIA2);

+ Cấp 2 (đa dạng trung bình): Rừng nghèo hỗn giao (IIIA1), rừng phục hồi nứa; + Cấp 3 (đa dạng thấp): Rừng giang, nứa, mét, bụi –cỏ, đất trống; Thảm cây trồng nơng nghiệp.

*Đa dạng lồi:

Đa dạng loài là số lƣợng và sự đa dạng của các lồi đƣợc tìm thấy tại một khu vực

nhất định tại một vùng nào đó. Số lƣợng lồi thƣờng đƣợc coi là một mức cố nhiên đƣợc dùng khi xem xét sự đa dạng của tất cả các sinh vật. Loài cũng là yếu tố cơ bản trong sinh học tiến hố, và sự hình thành cũng nhƣ sự tuyệt chủng của lồi là tác nhân chính chi phối đa dạng sinh học. Mặt khác, các nhà phân loại học khơng thể nhận biết và phân loại lồi với độ chính xác tuyệt đối ở tất cả các nhóm sinh vật.

Khi đánh giá về mức độ đa dạng loài, bên cạnh số lƣợng lồi theo nhóm sinh vật, ngƣời ta thƣờng xem xét thêm ba khía cạnh: Số lồi trọng họ/bộ/lớp/ngành, dạng sống và giá trị sử dụng. Tuy nhiên do phạm vi của luận án, NCS tập trung đánh giá mức độ đa dạng lồi thơng qua số lƣợng lồi.

Qua các cơng trình đã cơng bố có thể thấy rằng, ở khu vực nghiên cứu, đặc biệt trong phạm vi VQG Pù Mát đã có một số nghiên cứu điều tra, khảo sát và xác định đƣợc số lồi cụ thể cho một số nhóm sinh vật. Tuy nhiên, các nghiên cứu lại không thống nhất về chỉ tiêu trong phân cấp vùng, lãnh thổ: Có cơng trình nghiên cứu xác định về số lồi thực vật thống kê theo theo các huyện [28] và có cơng trình điều tra, thống kê về số lồi động vật theo sinh cảnh (kiểu thảm thực vật) và theo đai cao [29]. Một nghiên cứu khác thuộc Dự án Lâm nghiệp xã hội và Bảo tồn thiên nhiên tỉnh Nghệ An (SFNC)đã nghiên cứu thực vật thông qua các kiểu thảm thực vật và phân chia theo các đai cao khác nhau [32]. Do vậy, để việc đánh giá đa dạng lồi có ý nghĩa, cần thống nhất chỉ tiêu trong phân cấp vùng, lãnh thổ khi nghiên cứu về số loài thực vật và động vật. Với cơ sở dữ liệu hiện có trong các nghiên cứu trƣớc đó, NCS lựa chọn đánh giá đa dạng lồi thơng qua số lƣợng lồi theo đai cao.

Thống kê số lƣợng loài thực vật ƣu thế theo đai cao trong khu vực nghiên cứu

Nhóm

Tổng số lồi

Phân bố theo đai cao >700m 200- 700m <200m Thực vật 149 62 50 32 (Nguồn:[32], [28], [29])

Dựa vào bảng thống kê số lƣợng các loài tại khu vực nghiên cứu, trong đánh giá cảnh quan phục vụ bảo tồn ĐDSH, mức độ đa dạng loài đƣợc phân chia theo 3 cấp:

 Đa dạng cao: Khu vực ở đai cao >700m;

 Đa dạng trung bình: Khu vực ở đai cao 200m - 700m;

 Đa dạng thấp: Khu vực ở đai cao < 200m.

* Đa dạng nguồn gen (xét theo số lượng loài quý hiếm):

Luận án tiếp cận việc đánh giá đa dạng nguồn gen thông qua đánh giá mức độ đe dọa của các loài động, thực vật. Trên cơ sở các danh lục trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, VQG Pù Mát hiện có 68 lồi đang có nguy cơ bị tiêu diệt ở các cấp khác nhau, chiếm 2,73% tổng số loài của khu hệ. Do vậy, nơi đây đang lƣu giữ rất nhiều nguồn gen quý hiếm của Việt Nam (chiếm tới 20,17% tổng số lồi có tên trong Sách Đỏ Việt Nam) [32]. Ngoài ra, trong khu vực nghiên cứu bao gồm cả vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp của VQG Pù Mát có rất nhiều nguồn gen quý khác nhƣng Luận án chƣa có cơ hội tiếp cận đƣợc số liệu định lƣợng để đƣa vào đánh giá. Vì vậy, nếu xét đa dạng nguồn gen dựa vào nguồn gen quý hiếm đang trong tình trạng nguy cấp, các CQ nằm trong VQG Pù Mát sẽ có thang điểm cấp 1 cao nhất (với 3 điểm) trong đánh giá cảnh quan phục vụ bảo tồn; những loại CQ thuộc vùng đệm và vùng chuyển tiếp chỉ đánh giá ở cấp 3 (với 1 điểm).

* Phân vùng chức năng:

Khu vực nghiên cứu nằm trong ba vùng chức năng: vùng lõi – vùng đệm – vùng chuyển tiếp của VQG Pù Mát. Trong đó, mỗi một vùng có chức năng bảo tồn và có quy định rõ các hoạt động về quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học và phát triển sản xuất khác nhau.

Đánh giá cảnh quan phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học theo phân vùng chức năng, đƣợc phân chia thành 3 cấp:

+ Cấp 1: Bảo tồn tốt ở vùng lõi;

+ Cấp 2: Bảo tồn trung bình ở vùng đệm; + Cấp 3: Bảo tồn thấp ở vùng chuyển tiếp.

- Vùng lõi: đƣợc tăng cƣờng bảo vệ nghiêm ngặt, chỉ có một số hoạt động có thể đƣợc

phép diễn ra để tăng thêm nguồn thu nhập cho ngƣời dân và phát triển những hoạt động kinh tế thân thiện với môi trƣờng nhƣ du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa,…Vùng lõi đƣợc sử dụng chủ yếu vào hoạt động nghiên cứu, đào tạo và các hoạt động giáo dục môi trƣờng. Các hoạt động khác sẽ đƣợc tiến hành ngoài vùng lõi, nhƣ vậy sẽ đảm bảo đƣợc sự phát triển lâu dài. Đây là nơi lƣu giữ tính đa dạng sinh học cao và có ý nghĩa lớn trong việc bảo tồn, nên vùng này đƣợc đánh giá là cấp bảo tồn đa dạng sinh học tốt nhất trong ba vùng.

- Vùng đệm: đƣợc phép triển khai các hoạt động nghiên cứu, giáo dục, giải trí và kinh

tế – xã hội, văn hố,… nhƣng các hoạt động này khơng đƣợc gây ảnh hƣởng tới mục đích bảo tồn của vùng lõi. Đất của vùng đệm có thể đƣợc sử dụng trong hoạt động sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, nuôi trồng, nông - lâm nghiệp, xây dựng các khu du lịch sinh thái,… Một trong các hoạt động ƣu tiên trong vùng này là tăng cƣờng công tác khuyến nông, cải tiến và nâng cao chất lƣợng giống, thay đổi tập quán lạc hậu, xây dựng các mơ hình Nơng- Lâm và Nông-Lâm-Ngƣ kết hợp. Tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện giao lƣu, học tập kinh nghiệm sản xuất ở các vùng miền có điều kiện canh tác tƣơng tự ở trong và ngoài tỉnh.

Việc khai thác tiềm năng của vùng đệm cần phải đƣợc quản lý chặt chẽ, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng sinh thái, ơ nhiễm mơi trƣờng, làm thu hẹp sinh cảnh của các quần xã sinh vật…gây ảnh hƣởng đến việc bảo tồn đa dạng sinh học.

- Vùng chuyển tiếp: Các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội ở vùng chuyển tiếp vẫn

diễn ra bình thƣờng, trong đó ngƣời dân địa phƣơng cùng với các nhà khoa học, các tổ chức bảo tồn, công ty, các tổ chức xã hội thoả thuận để cùng quản lý và sử dụng một cách bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên mà khu BTTN đem lại.

Việc sử dụng không hợp lý hoặc các hoạt động trong vùng chuyển tiếp có thể gây tác động xấu cho vùng, ví dụ nhƣ ơ nhiễm mơi trƣờng, xói mịn lớp đất bề mặt, thiếu chỗ

ở,…Với sự quản lý một cách thích hợp thì sẽ hạn chế đƣợc những tác động xấu này và đảm bảo cho sự phát triển tốt trong tƣơng lai của vùng.

* Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng

Các hoạt động tăng cƣờng chức năng rừng phòng hộ, khai thác tiềm năng du lịch cũng nhƣ việc bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học đều phải gắn với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng theo chính sách, định hƣớng của tỉnh. Việc quy hoạch quản lý trong bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả là việc làm cần thiết, giúp đảm bảo chức năng rừng phịng hộ, điều tiết nguồn nƣớc, khơi phục lại hệ sinh thái rừng và góp phần bảo tồn đa dạng sinh học không chỉ ở khu vực nghiên cứu mà còn ở cả trong nƣớc và cho thế giới. Đây cũng là mục tiêu quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội chung của khu vực nghiên cứu và cả tỉnh[52].

* Sinh kế

Ngƣời dân trong khu vực nghiên cứu thuộc vùng đồi núi phía Tây Nam tỉnh Nghệ An sống chủ yếu dựa vào sản xuất nơng nghiệp. Tuy nhiên, do địa hình khó khăn, phức tạp, khó bố trí sản xuất nên sản lƣợng nơng nghiệp thấp, chƣa đủ đáp ứng đƣợc nhu cầu, chƣa phát triển thành thị trƣờng hàng hóa. Do vậy, đời sống của ngƣời dân ở đây phụ thuộc nhiều vào tài nguyên sinh vật và ĐDSH. Những giá trị của đa dạng sinh học có vai trị quan trọng trong đời sống của con ngƣời ở các cấp độ khác nhau nhƣ: cung cấp lƣơng thực, thực phẩm; cung cấp gỗ, củi cho đun nấu, xây dựng...; cung cấp dƣợc liệu, chất tẩy rửa,...; nâng cao năng suất của mùa màng. Có thể chắc chắn rằng, các giá trị của đa dạng sinh học cung cấp cơ hội nâng cao sinh kế của ngƣời dân. Mặt khác, do nằm trong Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An, nên ở đây cịn có cơ hội và điều kiện thu hút lớn về vốn và sự hỗ trợ của chính sách Nhà nƣớc về xóa đói, giảm nghèo, chuyển đổi sinh kế nhằm giảm áp lực tác động lên ĐDSH.

Sinh kế của ngƣời dân có ổn định thì các chính sách, chủ trƣơng trong việc bảo tồn mới đƣợc hƣởng ứng tham gia; ngƣời dân khơng phải lo lắng về mƣu sinh thì tình trạng mất cân bằng sinh thái và mất mát đa dạng sinh học do khai thác trái phép mới không xảy ra. Để đạt đƣợc mục tiêu này, một giải pháp hiệu quả đƣợc áp dụng hiện nay ở nhiều KBTTN là quản lý ĐDSH dựa vào cộng đồng. Về cụ thể, để đánh giá về mặt sinh kế, cần xét đến nhiều yếu tố tác động:

(1). Về phân bố dân tộc: Ngƣời dân trong khu vực nghiên cứu chủ yếu thuộc dân tộc

Kinh, dân tộc Thái và H’Mơng. Mỗi một dân tộc có lối sống, tập quán canh tác khác nhau, có tri thức địa phƣơng khác nhau nên khả năng khai thác tiềm năng đất đai, tài nguyên để tạo sinh kế cũng khác nhau.

(2). Khai thác các hoạt động sản xuất mang lại lợi ích kinh tế: Ngồi nghề chính là sản xuất nơng nghiệp, trong khu vực nghiên cứu còn tồn tại một số ngành nghề phụ cũng mang lại sinh kế nhƣ: bn bán nhỏ, sản xuất theo mơ hình nơng-lâm kết hợp, sản xuất theo mơ hình kinh tế trang trại, tham gia hoạt động du lịch cộng đồng, . . .Các ngành nghề phụ chủ yếu là của ngƣời Kinh và một bộ phận ngƣời Thái.

(3). Quy hoạch vùng theo ba loại rừng (đặc dụng, phòng hộ và sản xuất): Rừng đặc

dụng hầu nhƣ không tạo đƣợc sinh kế bởi quy định bảo vệ nghiêm ngặt và nghiêm cấm các hoạt động khai thác. Rừng phịng hộ cũng có thể tạo đƣợc sinh kế nhờ kết hợp việc phòng hộ với việc trồng rừng, khai thác lâm sản ngoài gỗ (thuốc, dƣợc liệu), song rất thấp. Trong ba loại rừng, rừng sản xuất là có thể tạo sinh kế nhiều hơn cả bởi ngƣời dân đƣợc phép sử dụng, khai thác tiềm năng đất đai, tài nguyên và khai thác rừng trồng,... Trên thực tế, trong khu vực nghiên cứu, sự phân bố dân tộc cũng nhƣ các hoạt động sản xuất đều dựa vào quy hoạch ba loại rừng. Do vậy, sinh kế do 3 yếu tố này sinh ra có sự phụ thuộc lẫn nhau và có sự tƣơng quan theo chiều thuận. Minh chứng cho sự phụ thuộc và tƣơng quan này là thu nhập bình quân trên đầu ngƣời của ba huyện trong khu vực nghiên cứu: Kỳ Sơn với 4,32 triệu/ngƣời/năm ứng với khu vực có nhiều ngƣời Mơng và rừng phịng hộ chiếm diện tích chủ yếu; Huyện Tƣơng Dƣơng và Con Cng có thu nhập bình quân cao hơn ba lần Kỳ Sơn, với 13,4 -13,6 triệu/ngƣời/năm ứng với khu vực sinh sống của ngƣời Kinh, Mơng và có rừng sản xuất chiếm chủ yếu. Xuất phát từ điều này, Luận án chỉ lựa chọn yếu tố quy hoạch ba loại rừng để đánh giá về sinh kế cho các loại CQ.

Để đánh giá cảnh quan phục vụ bảo tồn ĐDSH, sinh kế đƣợc phân chia theo 03 cấp: - Cấp 1: Sinh kế tốt;

- Cấp 2: Sinh kế bình thƣờng; - Cấp 3: Sinh kế thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học các huyện biên giới tây nam tỉnh nghệ an (Trang 132 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)