Bảo tồn ĐDSH

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học các huyện biên giới tây nam tỉnh nghệ an (Trang 42 - 43)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN

1.2. Cơ sở lý luận

1.2.5.2. Bảo tồn ĐDSH

a. Các khái niệm bảo tồn ĐDSH

Bảo tồn ĐDSH là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường , nét đẹp độc đáo của tự nhiên ; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục lồi nguy cấp , quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền. (Luật Đa dạng sinh học [43])

Bảo tồn ĐDSH là quá trình quản lý các mối tác động qua lại giữa con ngƣời với các gen, các loài và các HST nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại mà vẫn duy trì tiềm năng để đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau [39].

Mục tiêu của bảo tồn ĐDSH là giữ sự cân bằng giữa bảo tồn sự đa dạng của thiên nhiên và nâng cao chất lƣợng sống của con ngƣời. Điều đó có nghĩa là sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý, khôn khéo, không vƣợt quá khả năng tái tạo cũng nhƣ khả năng dịch vụ có thể của hệ sinh thái.

Có nhiều phƣơng pháp và công cụ để quản lý, bảo tồn ĐDSH và đƣợc phân chia thành các nhóm: Bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation); Bảo tồn chuyển chỗ (ex- situ conservation) và Phục hồi (Rehabilitation) [39].

- Bảo tồn tại chỗ (nguyên vị) là bảo tồn lồi hoang dã trong mơi trƣờng sống tự

nhiên của chúng ; bảo tồn loài cây trồng , vật ni đặc hữu, có giá trị trong mơi trƣờng sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trƣng của chúng .

Việc xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên là biện pháp bảo tồn nguyên vị, đồng thời cũng là biện pháp hữu hiệu có tính chiến lƣợc cao nhất đối với bảo tồn ĐDSH [4]. Chỉ trong điều kiện tự nhiên, các lồi mới có khả năng tiếp tục thích nghi trong quần xã tự nhiên của chúng và biến đổi, tiến hóa thích ứng đối với mơi trƣờng đang thay đổi.

Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và mối liên kết sinh cảnh giữa các khu bảo tồn là chìa khóa để duy trì ĐDSH và đóng góp vào quá trình phát triển của Quốc gia và tại mỗi địa phƣơng. Bảo tồn các cảnh quan rộng lớn với mạng lƣới các Khu bảo tồn thiên nhiên là xu thế chung của thế giới. Các giải pháp ở đây bao gồm: thiết kế và quản lý hành lang bảo tồn, vùng và quy hoạch vùng sinh học [9].

- Bảo tồn chuyển chỗ là bảo tồn lồi hoang dã ngồi mơi trƣờng sống tự nhiên

giá trị ngồi mơi trƣờng sớng , nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trƣng của chúng; lƣu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền trong các cơ sở khoa học và công nghệ hoặc các cơ sở chuyên lƣu giữ , bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.

* Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học là cơ sở chăm sóc , ni dƣỡng, cứu hộ, nhân

giống loài hoang dã, cây trồng, vật ni, vi sinh vật và nấm đặc hữu có giá trị; là cơ sở lƣu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền phục vụ mục đích bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.

b. Nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học [43]

1. Bảo tồn ĐDSH là trách nhiệm của Nhà nƣớc và mọi tổ chức, cá nhân.

2. Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác , sử dụng hợp lý đa dạng sinh học ; giữa bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý ĐDSH với việc xóa đói, giảm nghèo.

3. Bảo tồn tại chỗ là chính, kết hợp bảo tờn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ . 4. Tổ chƣ́c, cá nhân hƣởng lợi tƣ̀ việc khai thác , sử dụng đa dạng sinh học phải chia sẻ lợi ích với các bên có liên quan; bảo đảm hài hồ giữa lợi ích của Nhà nƣớc với lợi ích của tổ chức, cá nhân.

5. Bảo đảm quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học các huyện biên giới tây nam tỉnh nghệ an (Trang 42 - 43)