I- Những nét chính tình hình chính trị kinh tế xã hội:
a- Về kinh tế:
Thời Lý kinh tế chủ yếu dựa trên hai loại sản xuất chính: Nơng nghiệp và các ngành nghề thủ công. Thời kỳ này, ruộng đất chủ yếu tập trung trong tay các tầng lớp quý tộc của Hoàng tộc và quan lại. Để tạo điều kiện tốt hơn cho sản xuất nông nghiệp, Nhà Lý đã chú trọng việc đắp đê, ngăn lũ lụt và đào sông. Năm 1029 Lý Thái Tông cho đào kênh Đãn Nãi ở châu ái (Thanh Hố ngày nay). Năm 1108 Lý Nhân Tơng sai đắp đê ở ph−ờng Cơ Xá (đê Phúc Xá Hà Nội ngày nay). Năm 1192 Lý Cao Tông cho đào sông Tô Lịch.... Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp, những năm 1117, 1123 Lý Nhân Tông ra lệnh cấm giết mổ trâu ăn thịt... Tuy đã có những nỗ lực b−ớc đầu nh− vậy nh−ng nền kinh tế nơng nghiệp thời Lý vẫn gần nh− hồn tồn phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên, khí hậu, năm m−a thuận gió hồ thì đ−ợc mùa, dân khơng bị đói, năm thời tiết khơng thuận bị mất mùa, dân bị đói. Đại Việt sử ký
tồn th− chép: “Lý Cao Tơng năm 1208 đói to, xác ng−ời chết đói nằm gối lên
nhau”.
Các ngành nghề thủ cơng trong đó có nghề gốm, nghề trồng dâu tằm và dệt khá phát triển. Đại Việt sử ký toàn th− chép: Vua Lý Thái Tông đã sai ng−ời dạy cho các cung nữ biết cách dệt lụa, gấm vóc... Năm 1040 các cung nữ đã dệt đ−ợc gấm, vóc từ đấy vua khơng dùng gấm vóc mua của nhà Tống (Trung Quốc) nữa. Chi tiết này chứng tỏ nghề dệt ở thời Lý đã phát triển khá tốt. Bên cạnh các ngành nghề thủ công, nhà Lý đã chú ý việc khai thác tài nguyên nh− các mỏ muối, sắt, vàng, bạc. Đại Việt sử ký toàn th− chép: Năm 1062 khai mỏ vàng ở động Vũ Kiện, mỏ bạc ở huyện Hạ Liên. Kỹ thuật xây dựng đạt đến trình độ nhất định. Sử chép nhà Lý cho
xây dựng rất nhiều chùa tháp, đặc biệt là các ngọn tháp nhiều tầng. Điều đó chứng tỏ nghệ thuật xây dựng đã đạt trình độ khá điêu luyện.
Để tăng sức dân và kích thích sản xuất, nhà Lý đã sửa đổi chính sách thu thuế, chia làm 6 loại theo xu h−ớng giảm thuế so với triều tr−ớc đó.