Những tác phẩm còn lại thời nhà Lý:

Một phần của tài liệu Chuyên đề : Phát triển khoa học và trọng dụng nhân tài ở Thăng Long Hà Nội thời nhà Lý (Trang 111 - 115)

Chúng ta biết đến các tác phẩm thời Lý nhờ vào một số bộ sách còn lại đến nay (hiện l−u giữ ở Viện NC Hán Nôm) nh−:

- Đại Việt sử ký toàn th− - Việt âm thi tập

- Lịch triều hiến ch−ơng loại chí - Kiến văn tiểu lục

- Hoàng Việt văn tuyển - Hoàng Việt thi tuyển - Thiền uyển tập anh - Ch− gia tinh tuyển - Toàn Việt thi lục - Việt điệu u linh - Lĩnh Nam chính quái - ...

Các văn bia chng cịn lại trong các di tích ở các địa ph−ơng trong cả n−ớc và một số các sách và t− liệu khác. Những tác phẩm của thời nhà Lý cịn lại đến nay khơng nhiều. Theo thống kê của chúng tôi hiện chúng ta đ−ợc biết đến khoảng trên d−ới 140 tác phẩm, bài văn, thơ của khoảng trên 70 tác giả. Tất cả các tác phẩm này đều đ−ợc thể hiện bằng chữ Hán (loại chữ viết chính thống đ−ợc Nhà n−ớc phong kiến Việt Nam cơng nhận và sử dụng trong suốt hành trình lịch sử). Trong đó

khoảng 90% các tác giả là những nhà s−. Do hệ thống t− t−ởng chính thống của thời kỳ lịch sử đó là phật giáo, xét về nội dung phần lớn các tác phẩm mang đậm nhân sinh quan Phật giáo. Nói một cách khác, nội dung các tác phẩm còn lại của thời nhà Lý chủ yếu là những tác phẩm thuộc lĩnh vực khoa học xã hội. Chúng ta hầu nh− ch−a tìm thấy một tác phẩm nào thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật, y học cũng nh− về qn sự cịn lại. Có những tên sách, tên văn bia chúng ta chỉ biết đến tên mà khơng cịn đến nay (chẳng hạn đối chiếu với các bộ chính sử có đến hàng chục bài văn bia chuông nay khơng cịn).

Tuy số l−ợng cịn lại khơng nhiều, nh−ng các tác phẩm của thời kỳ này cũng cho chúng ta hiểu đ−ợc tâm hồn, tình cảm, tình yêu đất n−ớc, tinh thần độc lập dân tộc, quan niệm về nhân sinh về thế giới của ông cha ta. Đồng thời hiểu đ−ợc cha ông ta thời ấy đã giữ n−ớc và dựng n−ớc với một tinh thần quyết tâm sắt đá nh− thế nào. D−ới đây có thể nêu một vài tác phẩm nổi bật trong số những tác phẩm còn lại của thời nhà Lý.

1- Thiên đô chiếu (Chiếu dời đô) của Lý Công Uẩn:

Thiên đô chiếu của Lý Công Uẩn đ−ợc chép trong Đại Việt sử ký toàn th− và một số sách khác.

Thực chất đây là văn bản có tính chất là một quyết định tối cao của Nhà n−ớc ban hành quãng đầu năm 1010 (vì đến tháng 7 năm đó đã thực hiện việc dời kinh đơ về Thành Đại La - Thăng Long - Hà Nội ngày nay).

Trong bài chiếu, mục tiêu của việc dời đô đ−ợc nêu rất rõ ràng: “... Chỉ vì muốn đóng đơ ở nơi trung tâm, m−u toan nghiệp lớn, tính kế mn đời cho con cháu, trên vâng mệnh trời, d−ới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi, cho nên vận n−ớc lâu dài phong tục phồn thịnh ...”

Địa thế của Thành Thăng Long đ−ợc phân tích rất ngắn gọn nh−ng đầy đủ: “... Huống gì, Thành Đại La từng là kinh đơ cũ của Cao V−ơng (1): ở vào nơi trung tâm trời đất, đ−ợc thế rồng cuộn hổ ngồi, đã chính ngơi Nam Bắc Đơng Tây,

lại tiện h−ớng nhờ sông tựa núi. Địa thế rộng mà bằng phẳng, đất đai cao mà thơng thống. Dân c− khơng bị khổ vì ngập lụt, mn vật rất phong phú tốt t−ơi. Xem khắp đất Việt ta, nơi đây chính là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn ph−ơng đất n−ớc; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế v−ơng mn đời ...”.

Tuy tính chất là một quyết định nh−ng văn ch−ơng rất súc tích, cân đối (chỉ có 214 chữ Hán), đọc lên âm h−ởng uyển chuyển mà mạnh mẽ, nội dung có nhiều ý nghĩa gía trị lịch sử cũng nh− văn học; bài Chiếu dời đô mãi mãi là bản hùng văn bất hủ khai sinh kinh đô Thăng Long x−a và Hà Nội ngày nay.

Chú thích:

1. Cao V−ơng: Tức Cao Biền, ng−ời Hán đ−ợc vua nhà Đ−ờng phong làm Tiết Độ sứ cai trị An Nam. Cao Biền cho đắp thành Đại La khoảng năm 866-870.

2. Hiện nay có một vài nhà nghiên cứu nêu quan điểm cho rằng bài thơ Nam

quốc sơn hà xuất hiện vào thời vua Lê Đại Hành.

2- Bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” (Sông Núi N−ớc Nam)

Bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” t−ơng truyền tác giả là Lý Th−ờng Kiệt ra đời vào năm 1076 (2). Nội dung khẳng định chủ quyền độc lập lãnh thổ của n−ớc Đại Việt, khích lệ mạnh mẽ tinh thần quyết tâm chiến đấu, chiến thắng quân xâm l−ợc nhà Tống của quân dân n−ớc Đại Việt. Có một số nhà nghiên cứu cho rằng tuy là một bài thơ, nh−ng “Nam Quốc Sơn Hà” có nội dung nh− một bản tuyên ngôn độc lập của Nhà n−ớc Đại Việt thuở ấy. D−ới đây xin trích nguyên văn bài thơ:

Phiên âm:

Nam quốc sơn hà Nam đế c−. Tiệt nhiên định phận tại thiên th−. Nh− hà nghịch lỗ lai xâm phạm? Nhữ đẳng hành khan thủ bại h−.

Dịch nghĩa:

Sông núi n−ớc Nam vua Nam ở

Lãnh thổ đã phân định rõ ràng tại sách trời. Cớ sao lũ giặc bạo ng−ợc đến xâm phạm?

Các ng−ơi hãy xem, chúng sẽ chuốc lấy bại vong.

3- Lâm chung di chiếu (Chiếu để lại lúc sắp mất)

Vua Lý Nhân Tơng ốm, khi sắp mất có viết di chiếu để lại. Di chiếu này đ−ợc chép trong Đại Việt sử ký toàn th− và một số sách khác nh− Hoàng Việt văn tuyển.

Là di chiếu nh−ng đồng thời cũng là áng văn hay, điều đặc biệt trong bản di chiếu này của Lý Nhân Tông là tinh thần giản dị kiệm −ớc của một vị vua đứng đầu đất n−ớc. Lý Nhân Tông đã phê phán việc làm tang ma lăng tẩm chơn cất linh đình: “... Có ng−ời chơn cất linh đình đến huỷ hoại cả cơ nghiệp; có ng−ời coi trọng việc tang chế đến hao tổn cả tính mệnh, trẫm rất khơng −a. Trẫm đã ít đức khơng làm gì cho trăm họ đ−ợc yên, đến khi chết đi lại bắt dân chúng mặc sô gai, sớm tối khóc lóc, giảm ăn uống, bỏ cúng tế, để làm nặng thêm lỗi lầm của trẫm thì thiên hạ sẽ bảo trẫm là ng−ời nh− thế nào ? ...”.

Và trên cơ sở nhận thức rõ ràng nh− thế Lý Nhân Tơng căn dặn: “Việc tang thì sau ba ngày nên bỏ áo trở, thơi khóc than, chơn cất thì nên theo cách kiệm −ớc của Hán Văn Đế, không cần xây lăng tẩm riêng”.

Di chiếu của Lý Nhân Tông đến nay đọc lại vẫn mang đầy ý nghĩa giáo dục, đối với sự phát triển của xã hội đ−ơng đại.

Trên đây tạm nêu 03 tác phẩm nổi bật trong số những tác phẩm còn lại trong thời nhà Lý. Nêu nh− vậy khơng có nghĩa là những tác phẩm cịn lại khác kém giá trị, xét ở góc độ này hay ở góc độ khác mỗi tác phẩm là những nét chấm phá, tổng hoà lại cho hậu thế chúng ta bức tranh sinh động về cuộc sống tình cảm, nhận thức và t− t−ởng cũng nh− một số hoạt động khác của cha ông ta thời nhà Lý.

Một phần của tài liệu Chuyên đề : Phát triển khoa học và trọng dụng nhân tài ở Thăng Long Hà Nội thời nhà Lý (Trang 111 - 115)