IV NGƯỜI PHỤ TRÁCH QUẢN TRỊ BID
Tổng quan về
báo cáo phát triểnbền vững bền vững
Năm 2021 nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng vẫn chìm sâu trong sự khó khăn do đại dịch COVID-19 mang lại. Sự bùng phát dịch lần thứ tư tại Việt Nam có tác động cực kỳ bất lợi, ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Hàng loạt vấn đề liên quan đến môi trường như thiên tai bão lũ, hạn hán và xâm nhập mặn, ơ nhiễm khơng khí,… ngày càng gia tăng. Điều này đặt ra thách thức và yêu cầu ngày càng cao đối với việc duy trì phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng cũng như sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Ngân hàng là ngành cơng nghiệp khơng khói, về ngun tắc là khơng hoặc ít trực tiếp ảnh hưởng tới mơi trường. Tuy nhiên, thơng qua việc cấp tín dụng và cung ứng các sản phẩm dịch vụ tới hệ thống mạng lưới khách hàng rộng lớn của mình, ngân hàng gián tiếp tác động vào sự phát triển bền vững, môi sinh và môi trường. Trải qua 65 năm thành lập và phát triển, BIDV hiện đang là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất hiện nay, với tổng tài sản 1,76 triệu tỷ đồng và số lượng khách hàng cá nhân chiếm 16% dân số cả nước, khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 40% số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa của cả nước. Để phát triển được quy mô và nền khách hàng lớn mạnh như vậy, BIDV ln tìm kiếm giải pháp gắn kết hiệu quả hoạt động kinh doanh với đảm bảo quyền lợi của khách hàng, nỗ lực mang lại giá trị bền vững cho cộng đồng, doanh nghiệp, đối tác:
Thứ nhất, trong chiến lược phát triển kinh doanh, tầm
nhìn định hướng đến năm 2030, BIDV đã xác định rõ mục tiêu là ngân hàng đem lại lợi ích, tiện ích tốt nhất cho khách hàng, cổ đông, người lao động và cộng đồng xã hội.
Thứ hai, BIDV công khai minh bạch trách nhiệm phát
triển bền vững của mình. Trong báo cáo thường niên, BIDV ln công bố phát triển bền vững được lập theo tiêu chuẩn GRI, nêu rõ trách nhiệm của ngân hàng với môi trường, xã hội và người lao động.
Thứ ba, BIDV ln chú trọng và chun nghiệp hóa cơng tác quản lý rủi ro môi trường và xã hội bằng quy trình cấp tín dụng. BIDV đánh giá kỹ lưỡng các rủi ro môi trường khi thẩm định dự án, yêu cầu khách hàng thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về bảo vệ mơi trường. Trong q trình triển khai dự án, BIDV thường xuyên giám sát, quản lý rủi ro môi trường xã hội song song với quá trình giải ngân, đảm bảo các dự án được BIDV tài trợ hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
Thứ tư, BIDV ln tiên phong và tích cực trong cơng
tác an sinh xã hội. Các chương trình an sinh xã hội của BIDV được triển khai đúng đối tượng, đúng thời điểm, có tính lan tỏa cao và được cộng đồng ghi nhận.
Thứ năm, với quy mô nguồn nhân lực hơn 27.000 người, BIDV luôn xác định công tác phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng là nhiệm vụ cốt lõi trong chiến lược kinh doanh, là cơ sở quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra.
Những nỗ lực nói trên đã đem lại lợi ích về kinh tế và uy tín lâu dài cho BIDV, cụ thể:
Thứ nhất, phát triển bền vững, hiểu theo nghĩa rộng
bao gồm bền vững về cơ cấu nguồn vốn - tài sản, nền khách hàng, lành mạnh hóa tài chính, chính là cơ sở để BIDV đáp ứng các quy định của Basel II, tạo tiền đề triển khai thành công chiến lược kinh doanh đến 2025 và tầm nhìn định hướng đến năm 2030 “là định chế tài chính hàng đầu khu vực Đơng Nam Á, có nền tảng số tốt nhất Việt Nam, phấn đấu thuộc nhóm 100 Ngân hàng lớn nhất khu vực Châu Á”.
Thứ hai, phát triển bền vững giúp BIDV không những
hạn chế rủi ro tín dụng, mà cịn nâng cao uy tín của tổ chức tín dụng, được cộng đồng quốc tế công nhận và tin tưởng hợp tác trong bối cảnh có nhiều thay đổi về cơ chế quản lý nguồn vốn ủy thác nước ngồi của Chính phủ. BIDV đã huy động thành công nguồn vốn từ Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho Dự án Năng lượng tái tạo (REDP), Dự án Hiệu quả tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp Việt Nam (VEEIE),… Đặc biệt, tháng 05/2021, BIDV đã được AFD tài trợ 100 triệu USD hạn mức tín dụng xanh SUNREF khơng qua bảo lãnh của Chính phủ.
Thứ ba, phát triển bền vững đem lại hình ảnh tích cực
của BIDV đối với cộng đồng xã hội, cổ đông, người lao động. Với việc thực hiện nghiêm túc chiến lược phát triển bền vững, năm 2020, BIDV được vinh danh là một trong 10 Doanh nghiệp bền vững trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ do Phịng Thương mại và cơng nghiệp Việt Nam phối hợp với các Bộ ngành liên quan tổ chức và cơng nhận. Qua đó, BIDV được người lao động tin tưởng yên tâm làm việc công tác lâu dài, khách hàng tin tưởng, sử dụng sản phẩm dịch vụ.
Tổng quan về
báo cáo phát triểnbền vững bền vững
tiếp theo
Năm 2021 đánh dấu mốc là năm thứ năm liên tiếp BIDV thực hiện Báo cáo phát triển bền vững theo phương án toàn diện phù hợp với hướng dẫn GRI Standards, nội dung chính của báo cáo bao gồm:
Báo cáo ghi lại những hoạt động quan trọng của BIDV liên quan đến các vấn đề về phát triển bền vững trong năm 2021, bao gồm các công bố thông tin theo tiêu chuẩn dựa trên hướng dẫn lập báo cáo phát triển bền vững của GRI Standards của Tổ chức sáng kiến toàn cầu (Global Reporting Index).
Báo cáo phát triển bền vững 2021 được truyền thông tới cổ đông và các bên liên quan của BIDV.
Chủ đề trọng yếu được BIDV trình bày trong báo cáo này bao gồm:
• GRI 100: Tiêu chuẩn tổng thể
• GRI 200: Tiêu chuẩn kinh tế
• GRI 300: Tiêu chuẩn mơi trường
• GRI 400: Tiêu chuẩn xã hội
Việc lựa chọn chủ đề trọng yếu được thực hiện bằng cách tham khảo Tiêu chuẩn GRI và xem xét các bên liên quan khác có ảnh hưởng trực tiếp đến BIDV, đánh giá tính trọng yếu của các chủ đề trong bối cảnh bền vững của doanh nghiệp, quốc gia và khu vực... Báo cáo này sẽ được thực hiện hàng năm và trình bày tại Báo cáo thường niên, với thông tin và dữ liệu trong báo cáo được cập nhật từ 01/01/2021 đến 31/12/2021 cùng với một số chỉ tiêu có dữ liệu lịch sử để thể hiện tính tăng trưởng/phát triển so với q khứ.
Chúng tơi xác định các bên liên quan dựa trên những ảnh hưởng có thể có từ hoạt động của BIDV đến họ hoặc những cá nhân/tổ chức có mối quan tâm, sức ảnh hưởng đến hoạt động hiện tại của BIDV. Chúng tôi tiếp cận với các bên liên quan thông qua nhiều nguồn thông tin khác nhau một cách phù hợp nhằm lắng nghe ý kiến và mối quan tâm của từng bên đối với hoạt động của BIDV, đặc biệt là các vấn đề quản trị công ty, phát triển nguồn nhân lực, tăng trưởng kinh tế, đóng góp cho xã hội và mơi trường. Q trình trao đổi với các bên cũng giúp BIDV chủ động nhận diện được các vấn đề mang tính xu hướng, thời sự cũng như giúp BIDV nhìn nhận một cách khách quan về những chính sách, báo cáo và cơng bố thơng tin ra bên ngồi mà chúng tơi thực hiện.