1. Những chứng cứ văn học thời Tây Sơn đều khơng chuẩn
Chúng ta đã đọc cơng trình về lăng Đan Dương của Nnc NĐX, thấy tác giả chủ yếu dựa vào các chú thích của thơ văn của Tiến sĩ Ngơ Thì Nhậm và Tiến sĩ Phan Huy Ích; tuy nhiên, nếu xem lại các chứng cứ này, ta sẽ thấy như sau: 1HỘI KHOA HỌC LỊCH SỬ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2Nguyễn Đắc Xn,Đi tìm Dấu tích cung điện Đan Dương (Sơn lăng của Hồng đế Quang Trung), Nhà xuất
bản Thuận Hóa, Huế, 2015.
1.1. Về câu “Cung điện Đan Dương là sơn lăng phụng chứa bảo y tiênhoàng ta”: hoàng ta”:
Câu này được in ở Hình A.0011, đối chiếu với nguyên bản chữ Hán trong Hình A.124b2, ta đọc và sẽ thấy như sau: “…丹 陽 宮 殿 奉 我(?) (?) 先 皇 臧 宝 衣 之 山... (Đan Dương cung điện phụng ngã (?) (?) tiên hoàng tàng bảo y
chi sơn…)”. Riêng câu chữ Hán này, có 2 vấn đề nghi vấn:
- Giữa chữ "我(ngã)" và chữ "先(tiên)" ở dịng số 9, xem hình đã dẫn, từ phải qua, có 2 ơ để trống, tương đương với 2 chữ ! Hai chữ để trống đó là 2 chữ gì ?, và nhiều dịng khác có nhiều chữ để trống, vì sao trống ??? Lẽ nào Ngơ Thì Nhậm là một tiến sĩ nho học, một văn sĩ nổi tiếng, mà thiếu thẫm mỹ đến nỗi khi viết văn xuôi, các hàng chữ khi đầy khi vơi như thế ???
- Chữ số 5 từ trên xuống của dòng đã dẫn, đã được nhiều nhà Hán học đọc là "我(ngã)", đồng thời bỏ qua 2 chữ trống đã nói, để đọc liên tục với chữ "tiên hoàng" nên dịch là "tiên hồng ta"; nhưng nếu có 2 chữ để trống (khơng rõ là chữ gì ?) thì khơng thể bỏ qua 2 chữ trống để dịch như thế được nữa !; hơn nữa, chữ số 5 ấy rất giống với chữ "武(vũ)", chứ chưa chắc đã là chữ "我(ngã)"!
Hai phân tích trên, cho thấy câu chữ Hán trên khơng đủ tính chân xác để lấy đó làm căn cứ !
1.2. Về nguyên tác chú giải của Phan Huy Ích
Xem hình A.0133, dịng 6 từ phải sang trái, ta thấy chữ Hán viết là “太 師
裴 得 宜(Thái sư Bùi Đắc Nghi)” !, bên cạnh đó, chữ "宜 (nghi)" bị gạch bỏ và viết thêm chữ “宣 (Tuyên)” ! Lẽ nào Phan Huy Ích, là người đã làm việc trực tiếp với Bùi Đắc Tuyên và là tiến sĩ nho học, văn sĩ nổi tiếng, nhưng kém đến nỗi viết sai chữ “宣(Tuyên)” thành chữ “宜(Nghi)” ???
Điều này cho thấy chú giải này và văn bản là do người thời sau chép và chú 1 Đi tìm Dấu tích cung điện Đan Dương,trang 14.
2 Đi tìm Dấu tích cung điện Đan Dương,trang 356.
giải thêm, khi chép, đọc không kỹ, đã đọc nhầm từ chữ “宣 (Tuyên)” thành chữ “宜(Nghi)” và viết lại như thế !, đến khi các dịch giả biết viết sai nên đã thêm chữ “宣(Tuyên)” bên cạnh.
Hai chứng cứ vừa dẫn về nguyên tác chữ Hán, cho thấy đây không phải là thủ bút của Ngơ Thì Nhậm và Phan Huy Ích mà có thể do người sau này chép lại và như thế các chú thích ấy có thể đã bị chép sai ! và khơng có giá trị như một chứng cứ khoa học ! Vả lại, ta được biết thông thường văn thi sĩ ngày xưa viết thơ văn khơng hề có chú thích điển tích, mà những sự chú thích thường là do người đời sau diễn nghĩa lại ! Vậy cái câu “Lúc bấy giờ, bọn tiểu giám giữ lăng
thường đến hầu rượu”1 trong chú thích thơ Phan Huy Ích, mà Nnc NĐX dùng
làm một chứng cứ để bình xét, cũng có thể do người đời sau chú thêm !
2. Về phủ Dương Xuân bị mất tích
2.1. Hai chữ “兵 亂 (binh loạn)”2 khơng phải chỉ thời Tây Sơn
Để tìm cách giải thích các từ "giếng loạn, mã loạn...", Nnc NĐX đã dẫn
trong Đại Nam Nhất Thống Chí3 câu "tự kinh binh loạn kim thất kỳ xứ" và cho rằng "binh loạn" ở đây chỉ thời Tây Sơn !
Cách giải thích này quá khiên cưỡng, suy diễn tùy tiện ! Chúng ta biết rằng ở Phú Xuân thời đó có 3 lần bị đánh chiếm gần nhau:
- Cuộc đánh chiếm thứ nhất: Ngày 3 tháng Giêng năm Ất Mùi (1775), quân chúa Trịnh chiếm được Phú Xuân, chúa Nguyễn phải chạy vào nam.
- Cuộc đánh chiếm thứ hai: Năm 1786, Nguyễn Văn Huệ chiếm được Phú Xuân từ tay quân Trịnh.
- Cuộc đánh chiếm thứ ba: Năm 1801, Nguyễn vương Phúc Ánh trở lại Phú Xuân, đánh đuổi quân Tây Sơn chạy ra bắc.
Nhưng đọc kỹ lại các sử sách triều Nguyễn, ta thấy rõ để chỉ đối tượng Tây Sơn thì sử thần triều Nguyễn gọi là “Ngụy” như “Ngụy Tây, ngụy hiệu
(niên hiệu của ngụy Tây Sơn)"… chứ không dung chữ “loạn”. Do vậy, 2 cuộc 1Đi tìm Dấu tích cung điện Đan Dương,trang 58 - 59.
2Đi tìm Dấu tích cung điện Đan Dương,trang 110.
đánh chiếm thứ 2 và thứ 3 không thể chỉ chữ "binh loạn" trong câu vừa dẫn, và chữ "loạn" không hề ám chỉ thời Tây Sơn như Nnc NĐX đã giải thích ! Như vậy, "binh loạn" ở đây kể sự kiện quân Trịnh đánh chiếm Thuận Hóa đầu năm Ất Mùi.
Một chứng cứ khác cho thấy sử thần triều Nguyễn dùng chữ "loạn" để chỉ sự cố quân Trịnh đánh chiếm Phú Xuân đầu năm 1775 như sau:"(1801)... Tháng 9... Ngày Đinh Hợi, nước sông Hương trong. Nguyên là từ cuộc LOẠN NĂM
GIÁP NGỌ1 thì nước sơng lại thành đục, tới nay kinh đô cũ đã lấy lại được,
nước sông lại trong hơn mọi khi. Người ta đều biết là triệu chứng thái bình"2. Vả lại, chữ “binh loạn” ở trong câu "tự kinh binh loạn kim thất kỳ xứ" để giải thích sau cuộc binh loạn này, chỉ việc quân Trịnh chiếm Thuận Hóa đầu năm 1775, thì phủ Dương Xuân bị biến mất là đúng. Bởi vì, khi quân Trịnh chiếm được Phú Xuân, đã phá dinh thự của chúa Nguyễn để lấy gỗ đem về làm củi được Lê Quý Đôn chép lại như sau:"Dinh Phú Xuân của họ Nguyễn có nhà quan và nhà lính tới mấy vạn nhà. Từ tháng giêng năm Ất Mùi, quan quân đóng đồn, tướng sĩ và binh lính theo làm việc có hơn 3 vạn người, mặc ý đi lấy củi, lâu ngày phá rỡ, dân gian nhân đó mà lấy trộm cũng khơng ngăn cấm, mấy năm đốt cháy, không những gỗ kiền kiền, gỗ sao, đến cả gỗ trắc và gỗ giáng hương chứa đầy một gian để làm củi. Mùa xuân năm Bính Thân mở trường đúc tiền, lại lấy làm than. Lập dinh trấn thủ, lại lấy để làm phòng ốc cho các cơ đội các quân, dùng hãy còn thừa. Đến tháng 5 mới sai các quân đi lấy củi ở núi Hòn Chén, cấm không được dỡ nhà quan nữa. Nhưng trường tiền đốt than một lần đã dỡ đến bốn năm chục gian chưa thơi..."3.
Chính trong dịp này, có thể phủ Dương Xn đã bị quân Trịnh phá lấy gỗ nên "biến mất" là hợp lý về mặt thời gian. Khi quân Trịnh chiếm được Phú Xuân năm 1775 và phá phủ Dương Xuân lấy gỗ làm củi, quân thần chúa Nguyễn đã vào Nam, cho đến năm 1801 mới trở lại Phú Xuân thì trong 26 năm ấy, quân thần chúa Nguyễn đã qua một thế hệ mới, các sử thần triều Nguyễn chép phủ Dương Xuân bị "mất tích" là hợp lý. Chứ nếu phủ Dương Xuân bị xóa sổ trong 1Ở đây, ta cần hiểu rõ: sử ghi là năm Giáp Ngọ (1774), nhưng quân Trịnh chiếm Phú Xuân cuối năm âm lịch
Giáp Ngọ tức đã chuyển sang đầu năm 1775 (Ất Mùi).
2Quốc sử quán triều Nguyễn (Nguyễn Ngọc Tĩnh dịch),Đại Nam Thực Lục, Nhà xuất bản Giáo Dục, 2002, Tập
1, trang 467.
3Lê Quý Đôn (Bản dịch của Viện Sử học),Phủ Biên Tạp Lục, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1977,
thời chiến tranh giữa Tây Sơn và Nguyễn vương Phúc Ánh thì sự việc mới gần đó, sử thần triều Nguyễn khơng thể khơng biết dấu vết !
2.2. Về gạch đá ở khu vực chùa Thiền Lâm không thể là lăng mộ củaQuang Trung Quang Trung
Để hỗ trợ cho sự suy diễn của mình về phủ Dương Xuân thời chúa Nguyễn bị Nguyễn Văn Huệ biến thành cung điện Đan Dương, sau đó điện Đan Dương của Tây Sơn bị Nguyễn vương Phúc Ánh phá bỏ, Nnc NĐX cho rằng gạch đá ở chùa Thiền Lâm chính là cung điện Đan Dương của Tây Sơn bị vua Gia Long triệt hạ. Tìm hiểu lại chùa Thiền Lâm, ta được biết:"Ở xã An Cựu. Tương truyền Hịa thượng Thạch Liêm lập nên, cảnh trí u tịch. Khi trước, Thái sư Tây Sơn là Bùi Đắc Tuyên chiếm ở, sau Tuyên bại, người trong ấp nhân đó sửa lợp lại. Trong niên hiệu Gia Long, Thừa Thiên Cao hoàng hậu quyên tiền trùng tu..."1.
Sự trùng tu này, năm 1845, Tùng Thiện Vương đến thăm chùa, đã được nghe một cụ già ở chùa kể lại sự trùng tu 40 năm trước và cảm tác thành bài thơ trong đó kể sự trùng tu mệt nhọc, tốn kém như sau: “Ngày trước khai sơn lo kiến thiết, / Khuân đá, chở cây, lắm nhọc mệt, / Tốn vạn nhân cơng mới hồn thành…”2.
Cuối thế kỷ XIX, do mở Nam Giao tân lộ, chùa đã bị phá nên ngày nay mới còn gạch đá rất nhiều và như vậy chúng ta khơng thể biết được quy mơ tồn thể cơng trình, khn viên chùa Thiền Lâm trước khi mở Nam Giao tân lộ là ở chỗ nào và như thế nào ?!
Vả lại, nếu khu vực chùa Thiền Lâm là cung điện Đan Dương, là lăng Quang Trung như Nnc NĐX khẳng định; lẽ nào Thừa Thiên Cao hoàng hậu, nguyên phối của vua Gia Long lại đi quyên tiền xây mộ cho kẻ thù khơng đội trời chung với chồng mình, gia đình mình, tổ tiên mình, bản triều mình... ???