CUNG ĐIỆN ĐAN DƯƠNG: ƯU THẾ CHO NGÀNH VĂN HÓA DU LỊCH THÊM NHIỀU SỰ KIỆN, SỬ THI ĐỂ TỔ CHỨC LỄ HỘI,

Một phần của tài liệu 2015 Hoi thao ve Cung dien Dan Duong (Trang 127 - 128)

DU LỊCH THÊM NHIỀU SỰ KIỆN, SỬ THI ĐỂ TỔ CHỨC LỄ HỘI, THĂM QUAN TẠO CƠ HỘI TĂNG THÊM THỜI GIAN LƯU TRÚ CỦA KHÁCH TẠI HUẾ

Nâng cao và thường xuyên đổi mới chất lượng dịch vụ để phục vụ và thu hút du khách là mục tiêu và phương châm sống còn của người làm du lịch. Chính vì vậy! Khi nghe cơng trình nghiên cứu về Cung điện Đan Dương được mọi ngành mọi giới quan tâm tôi thực sự vui mừng và tin tưởng rằng đây chính là cơ hội để tạo nên một điểm đến cho du khách thăm quan và khám phá; Liên quan đến việc tìm và xác thực có cung điện Đan Dương; Tơi liên tưởng và ấn tượng với lời phát biểu của Ơng Nguyễn Dung Phó Chủ tịch UBND tỉnh trong dịp gặp mặt BCH Hiệp hội Khách sạn nhân ngày Doanh nhân Việt Nam trong đó có đoạn khơng chủ ý nhưng gần như trùng hợp: “... Ở Trung Quốc người ta hình thành hai điểm du lịch về di tích lịch sử thú vị và thu hút khách rất đơng; Lăng mộ của hồng đế Tần Thủy Hoàng và của hồng đế Tào Tháo có chính xác tìm ra đâu.. chỉ là một khu vực với các phế tích được cho là dưới triều đại hai vị

hoàng đế ấy... thế mà người ta đã thành công, đem về một nguồn thu lớn cho ngành du lịch Trung Quốc mà hơn hết là tăng thêm việc làm cho cộng đồng và lợi nhuận cho doanh nghiệp, doanh nhân...”! Càng chú ý và ấn tượng đặc biệt hơn với lá thư của học giả Hoàng Xuân Hãn (từ Paris, Pháp ngày 15/12/1991) gửi NNC Nguyễn Đắc Xn (tác giả, nghiên cứu đi tìm dấu tích cung điện Đan Dương): “...Sau đây tôi khuyên chú mấy điều:

1.1 Đề nghị với các giới Thừa Thiên theo thủ tục xếp hai khu “mộ Quang Trung và dinh Dương Xuân” vào loại di tích lịch sử mà nhà nước phải bảo tồn và tu bổ, rồi biến nó ra những điểm du lịch, khiến nó sẽ đem lợi cho thành phố Huế về chính sách du lịch nhiều, vì Tây Sơn là một vấn đề rất thu hút;

1.2 Lúc những di tích ấy đã quốc hửu hóa, thì chú nên khai quật rộng ra, vì tơi chắc chắn cịn có những di vật khác chung quanh hay ở sâu, thêm chứng và hấp dẫn. Nên hơ hào những nơi như Bình Định, Sài Gịn để họ hỗ trợ vào phí tổn. Chính những kẻ muốn đầu tư vào du lịch ở Huế, họ sẽ có lợi trong việc khảo sát này.

1.3 Nên tìm lại ba tảng đá xưa là quách của quan tài, xây lại hai khu này, trồng rừng, cây cỏ, đắp đường qua lại dễ dàng, để biến thành những điểm du ngoạn lịch sử cạnh di tích các vua nguyễn...”1

Vì vậy hãy tin tưởng rằng, Huế sẽ có thêm một khu du lịch văn hóa, di tích lịch sử Quang Trung; tại sao khơng? Hiệu ứng của hội thảo sẽ khơi nguồn cho những ý tưởng, định hướng kế hoạch sau khi xác lập địa cuộc về cung điện Đan Dương của triều Tây Sơn ở Huế tiến tới kêu gọi con cháu nhà Nguyễn (Bình Định), doanh nhân, doanh nghiệp Du lịch, Lữ hành tham gia đóng góp “tài, lực..” tiến tới thúc đẩy việc xin chủ trương phục dựng di tích cung điện Đan Dương, trước mắt cần nên có một khu trưng bày, lưu giữ những phế tích, tài liệu, hình ảnh và bài viết bài nghiên cứu ngay trên vùng đất lịch sử (cồn Bông Sứ - phủ Dương Xuân); đồng thời tạo nên cơ hội đặc thù nhằm xây dựng kịch bản các sự kiện nối liền, liên kết giữa tượng đài Quang Trung ở núi Bân với cung điện Đan Dương (phường Trường An, thành phố Huế) để tổ chức lễ hội trong các ngày kỷ niệm về Quang Trung – Nguyễn Huệ trên tinh thần “Xã hội hóa” góp phần tơn vinh vị Anh hùng Dân tộc và dành sự ưu ái xứng đáng cho một địa danh vang bóng một thời.

Một phần của tài liệu 2015 Hoi thao ve Cung dien Dan Duong (Trang 127 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)