II. TÍN HIỆU TỪ Q KHỨ THƠNG QUA SỬ LIỆU VÀ PHẾ TÍCH ! CẢNH BÁO TƯƠNG LAI.
1 Nguyễn Đắc Xuân, Đi tìm dấu tích Cung điện Đan Dương,Thuận Hoá, 205, tr
3. Suối tiên
Nhìn một khe nước nhỏ (nước đang chảy) được xây hai bờ bằng kè đá chạy nép dọc sau chùa Diệu Đức và vùng gò đồi trước chùa Kim Tiên; nhiều đoan đã bị lấp đất làm nền vườn, nhà... chỉ được thông ngầm bằng lỗ cống.. nếu không được mô tả, dẫn chứng thì khơng ai có thể tưởng tượng ra và nghĩ rằng đây từng là một con suối quanh năm nước chảy thành dòng nên thơ và Lãng mạn...
Khi con nước băng qua khỏi cống liền nhập với dòng suối chảy men theo đường ở phía tây rồi chảy thẳng góc với đường Điện Biên Phủ ra cánh đồng Bàu Vá của làng Dương Xuân Hạ. Con suối này mùa mưa lũ nước chảy rất mạnh. Những người lớn tuổi cho biết lúc nhân dân chưa được đến “khai phá” vùng nầy, hai bên bờ suối cây cối rậm rạp, dòng suối chảy mạnh ngay cả những tháng nắng hạn. Con suối được gọi bằng một cái tên rất đẹp “suối Tiên”. Khơng phải vì nó đẹp mà được đặt tên Tiên, sự thực vì ở khúc cuối, dịng suối chảy dưới bóng chùa Kim Tiên. Con suối này cắt ngang “Dương Xuân Hạ đại lộ” (một đoạn đường Thiên lý từ bến đò rường Súng lên đàn Nam Giao - song song với Nam Giao tân lộ - Điện Biên Phủ, L. Cadière gọi là Paralèlle Ouest). Chiếc cầu nối hai bờ suối trên “Dương Xuân Hạ đại lộ” mang tên con suối “Cầu Tiên”.
Tên chữ trong Đại Nam nhất thống chígọi là “Cầu ván Dương Xuân Hạ”, cầu dài 51 thước 5 tấc, ngang 6 thước 4 tấc, do một đầu (phía bắc) thuộc địa phận xã Phú Xuân, một đầu (phía nam) thuộc Dương Xuân Hạ1.