II. VỀ CHÙA TIÊN, BÀ CHÚA TIÊN 1 Những chứng lý khoa học cần bàn
2 Trần Như Uyên, “Chùa Thiền Lâm qua hai bài thơ của Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương”, Nghiên Cứu Huế, Tập 5, 003.
Bình An. Tương truyền chùa nầy do Hịa thượng Bích Phong làm ra, đời vua Thế Tông bản triều trùng tu, sơn thiếp xanh vàng rực rỡ, trước dựng lầu Vọng Tiên, quy chế tráng lệ. Sau gặp nạn binh hỏa bỏ hoang phế, nay người trong ấp nhân theo nền cũ làm lại; trước chùa có giếng xưa sâu hơn 30 thước, nước rất trong sạch. Tương truyền xưa có tiên nữ ban đêm tắm ở giếng ấy, nên cũng có tên là giếng Tiên"1.
Ở đây, ta lưu ý chữ "tiên (仙)" trong chùa Kim Tiên nghĩa là người trên trời xuống.
Sau khi nghiên cứu nhiều tài liệu, Nnc NĐX đã cho rằng "qua tài liệu lịch sử, văn thơ, văn học dân gian và thực tế ở địa phương có nhiều điểm trùng khớp ta có thể tin công chúa Ngọc Hân đã ở chùa Kim Tiên"2, với những lý giải như sau:
1.1. Luận điểm 1: "Công chúa Ngọc Hân ở tại chùa Kim Tiên một thời
gian khá dài nên cũng có biệt hiệu là bà chúa Tiên và chùa Kim Tiên còn được gọi là phủ bà chúa Tiên"3.
- Chúng tơi chưa rõ đã có sử liệu nào ghi chép cụ thể rằng "Công chúa Ngọc Hân ở tại chùa Kim Tiên" không ?, hay căn cứ vào đâu để được biết rằng công chúa Ngọc Hân từng ở tại chùa Kim Tiên ?
- Và đã có sử liệu chính thống nào (?), gia phả nào (?) ghi chép rằng cơng chúa Ngọc Hân có một biệt hiệu là "bà chúa Tiên" ?, "và chùa Kim Tiên được gọi là phủ bà chúa Tiên"?
Theo các giải thích của Nnc NĐX là ông dựa vào bài "Về cái chết của Ngọc Hân cơng chúa" của nhà thơ Qch Tấn có viết như sau: "Ngọc Hân mỹ hiệu là chúa Tiên..."4.
Đọc dịng này, tơi cũng ước ao được hỏi nhà thơ Quách Tấn: dựa vào đâu để cho rằng"Ngọc Hân mỹ hiệu là chúa Tiên..."?
Tuy nhiên, GIẢ SỬ (tôi chỉ "giả sử") cơng chúa Ngọc Hân thật sự có một biệt hiệu là "bà chúa tiên", thì theo tơi, tơi hiểu đơn giản như thế này: