BÀN VỀ TÊN GỌI “ĐAN LĂNG”, “ĐAN DƯƠNG”, “ĐAN DƯƠNG LĂNG”

Một phần của tài liệu 2015 Hoi thao ve Cung dien Dan Duong (Trang 101)

II. VỀ CHÙA TIÊN, BÀ CHÚA TIÊN 1 Những chứng lý khoa học cần bàn

BÀN VỀ TÊN GỌI “ĐAN LĂNG”, “ĐAN DƯƠNG”, “ĐAN DƯƠNG LĂNG”

DƯƠNG LĂNG”

THS. VÕ VINH QUANG

1. Lời dẫn

Nghiên cứu về triều Tây Sơn nói chung và những di tích di vật của triều đại ấy là điều rất cần thiết để góp phần giải mã nhiều vấn đề cịn ẩn khuất của lịch sử nước nhà. Mặc dù trước nay đã có những thành tựu quan trọng trong quá trình nghiên cứu về một trong những triều đại đặc trưng của lịch sử - Triều đại Tây Sơn – tuy nhiên, thành quả ấy vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu hiểu biết của mọi người. Bởi còn nhiều vấn đề, nhiều cách đánh giá thiếu nhất quán của giới học giả.

Trong thiên hướng nghiên cứu về vương triều Tây Sơn nói chung, về nhân vật lịch sử Quang Trung – Nguyễn Huệ nói riêng, giới nghiên cứu trong và ngoài nước đã triển khai trên nhiều bình diện và đạt được một số thành quả đáng khích lệ.

Một trong những thiên hướng ấy là việc giải mã nơi đặt lăng mộ vua Quang Trung cũng như các yếu tố, vấn đề liên quan đến nó. Câu chuyện lăng mộ vua Quang Trung được xem là một đề tài khá hấp dẫn, thu hút khá nhiều học giả quan tâm. Nhiều Hội thảo, Tọa đàm khoa học cũng được tổ chức và từ đó đặt ra rất nhiều giả thiết như Hội thảo “Hướng đi tìm lăng mộ Quang Trung” do Hội KHLS Thừa Thiên Huế tổ chức vào 8/2/2006, Hội thảo khoa học “Hoàng đế

Quang Trung với Phượng Hồng Trung Đơ” được tổ chức tại Vinh vào ngày

31/05/2011... cũng như xuất hiện khá nhiều bài nghiên cứu của các học giả khắp nơi như Nhà nghiên cứu (NCC) Nguyễn Đắc Xuân, NNC Trần Viết Điền, NNC Hồng Phi – Hương Nao(1), Chu Trọng Huyến(1), PGS.TS. Đỗ Bang...

 PHÂN VIỆN VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM TẠI HUẾ

Một phần của tài liệu 2015 Hoi thao ve Cung dien Dan Duong (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)