VI. Đi tìm Phủ Dương Xuân qua tư liệu 6.1 Qua tài liệu của Việt Nam.
13. Nhà Nguyễn xóa dấu tích Cung điện Đan dương bằng 7 biện pháp:
1 - Đổi tên (Lâm Lộc/Long Sơn đổi thành ấp Bình An)
2 - Các cơ sở của vua chúa chỉ nội bộ biết thì bảo mất tích (Phủ Dương Xn) 3 - Di tích nhiều người biết khơng xóa được thì đổi đến một địa chỉ vu vơ (chùa Thiền Lâm tại xã An Cựu);
5 - Làm nhiễu thông tin trong sách sử; (HT Thạch Liêm lập chùa Thiền Lâm); 6 - Đập nát và chơn sâu dưới đất (Gạch, ngói, đá, giải hạ trong sân chùa Thiền Lâm);
7 - Cấm dân đến ở (Khu vực cồn Bơng Sứ, chùa Vạn Phước).
Khu vực có biểu hiện dấu tích kiến trúc Phủ Dương Xuân - Cung điện Đan Dương ở hai bên bờ khe (suối Tiên) thuộc ấp Bình An bao gồm Chùa Thiền Lâm, hai nhà của chị em bà Nguyễn Thị Liên - ông Nguyễn Hữu Oánh, chùa Vạn Phước, cồn Bông Sứ, và khu vực chùa Diệu Đức bên bờ nam khe (suối Tiên).
Qua số lượng “giếng loạn” (tôi tìm được 4 cái, ơng nh nói có 7 cái) chứng tỏ đã có hàng trăm người đã sống trong khu vực nầy.
Tơi cũng thống kê thấy có đến 6 loại đá táng cột. Ta có thể nghĩ Cung điện Đan Dương mà tiền thân của nó là Phủ Dương Xuân và chùa Thiền Lâm cũ ít nhất có đến 6 kiến trúc lớn.
A.56. Sáu loại đá táng cột tìm thấy trong khu vực chùa Thiền Lâm, chùa Vạn Phước, Cồn bông Sứ và trên con đường từ Hồ sen lên chùa Vạn Phước.
Sáu kiến trúc nầy của Phủ Dương Xuân/Cung điện Đan Dương và chùa Thiền Lâm - nơi làm việc của Triều đình Quang Toản (thời Bùi Đắc Tuyên) đều là hiện vật của Cung điện Đan Dương – cung điện chính của vua Quang Trung - vua Quang Toản (Cảnh Thịnh). Trong hoàn cảnh Phong trào Tây Sơn đã bị nhà Nguyễn “tận pháp trừng trị” bằng 7 biện pháp nêu trên, thì sáu viên đá táng cột nầy và những hiện vật gạch đá khác được trình bày trên là di vật vơ cùng q giá của Kinh đơ Huế thời Tây Sơn nói chung và Hồng đế Quang Trung nói riêng.
14.Cơng trình nghiên cứu đã giải mã được:
- Thời Tây Sơn ở Huế, vua Quang Trung có một Cung điện riêng, Cung điện đó phát triển từ Phủ Dương Xuân và có tên là Đan Dương.
- Lý do vì sao Phủ Dương Xn mất tích,
- Giải mã được vì sao địa điểm chùa Thiền Lâm ở ấp Bình An chuyển qua xã An Cựu;
- Giải mã được gạch, ngói, đá, giải hạ trong sân chùa Thiền Lâm là một kiến trúc thuộc Phủ Dương Xuân/cung điện Đan Dương bị triệt hạ;
- Trả lời cụ Nguyễn Đình Hiến: Giếng cổ do quan quân các chúa Nguyễn và Nguyễn Huệ/ Quang Trung đào trong khoảng thời gian từ năm 1680 (năm bắt đầu xây dựng phủ Dương Xuân) đến 1801 (năm cuối của triều đại Tây Sơn), giếng bỏ hoang vì nhà Nguyễn cấm dân đến ở; vì kiêng cử giếng nước khơng bao giờ được lấp;
- Hiểu được ẩn ý của cụ Phạm Liệu: Câu chuyện nhỏ giếng cũ lại tròn; chuyện cái giếng hoang là nhỏ, trong cái nhỏ (giếng hoang) thấy cái lớn (chuyện phế hưng giữa nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn);
Và đặc biệt nhât: Giải mã được lăng mộ vua Quang Trung nằm trong khu vực Cung điện Đan Dương ở bờ nam sông Hương.
Huyệt mộ vua Quang Trung đã bị đào bới cụ thể nằm ở vị trí nào trong Cung điện Đan Dương dó là cơng việc với sự khai quật của ngành khảo cổ tôi sẽ khám phá tiếp trong tương lai.
Xin kính chào.
Huế, 30 tháng 10 năm 2015
Thư Mục