Giếng loạn, tấm bia “Cố kính trùng viên thuyết”, bên cạnh mồ chơn tập thể.

Một phần của tài liệu 2015 Hoi thao ve Cung dien Dan Duong (Trang 57 - 59)

VI. Đi tìm Phủ Dương Xuân qua tư liệu 6.1 Qua tài liệu của Việt Nam.

10. Giếng loạn, tấm bia “Cố kính trùng viên thuyết”, bên cạnh mồ chơn tập thể.

chơn tập thể.

Phía nam khe (suối Tiên) dân chúng được làm nhà ở. Cái gò dựng chùa Kiều Đàm và chùa Diệu Đức chạy vào hướng tây đến chùa Kim Tiên ngày xưa gọi là Cồn Bàng (đối xứng với Cồn Bông Sứ qua khe (suối Tiên). Đầu triều Nguyễn, dân Phú Xuân lên khai canh, lập ấp ở Cồn Bàng, gần một thế kỷ sau (cuối thế kỷ XIX) được qua Cồn Bông Sứ. Không rõ cuối thời các chúa Nguyễn (1558 - 1774), trải qua thời Trịnh chiếm đóng Phú Xuân (1774 - 1786) và thời Tây Sơn (1776 - 1801), Cồn Bàng giữ vai trị gì. Tuy nhiên tìm hiểu khu vực Cồn Bàng tơi thấy có hai sự việc lạ:

Sự việc thứ nhất là cái giếng cổ - nguồn nước sinh hoạt chính của chùa Diệu Đức. Cái giếng cổ nầy vốn bỏ hoang do ơng Phó bảng Nguyễn Đình Hiến (hiệu Ấn Nam, biệt hiệu Mạnh Khả) (Xem H.24), nguyên Phủ doãn (Tỉnh trưởng) Thừa Thiên (1921) phát hiện vào năm 1930 khi ông đến chơi vùng nầy.

Gặp được cái giếng cổ bỏ hoang [xem H.25A và H.25B], ơng Phó bảng Nguyễn Đình Hiến cho là một chuyện lạ.

A.53. Phó bảng Nguyễn Đình Hiến (1872 - 1947) – ngun Phủ doãn Thừa Thiên, tác giả văn bia Cổ kính trùng viên thuyết (1930) và cũng là chủ nhân vườn nhà Thủy Thạch Uynh gần “giếng loạn” bên bờ nam khe (suối Tiên).

A.54A & A.54B. Giếng cổ - dân địa phương gọi là “giếng lọan”, rộng 1m6, sâu 12m, mùa nắng nước rất mát, mùa đông nước ấm, một thời là nguồn nước chính

của chùa Diệu Đức (184/4 Điện Biên Phủ, P.Trường An, TP.Huế ngày nay) do Phó bảng Nguyễn Đình Hiến phát hiện trong vùng hoang địa vào năm 1930..

Ơng đã bỏ cơng tìm hiểu cặn kẽ và viết bài văn Cổ kính trùng viên thuyết

(Câu chuyện giếng cũ lại tròn), viết xong ông đưa cho Thượng thư bộ Binh

Phạm Liệu đọc. Ông Thượng thư cũng cho cái giếng hoang nầy là một chuyện lạ thú vị nên phóng bút viết một lời bình ngắn gọn súc tích. Ơng Hiến cho khắc bài văn của ơng cùng lời bình của ơng bạn Thượng thư đồng hương Quảng Nam lên

một tấm bia khổ 80 x 160cm, gồm 81 dòng, đếm được 2.200 chữ, rồi dựng bia bên cái giếng cổ (xem A.047). Văn bia được Lê Nguyễn Lưu dịch và đăng trên Tạp chí Thơng tin khoa học và Cơng nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế.[1].

Đọc văn bia của ông Nguyễn Mạnh Khả (Nguyễn Đình Hiến), tâm trí tơi đính vào mấy câu tác giả hỏi: “Cái giếng này do ai đào? Bắt đầu đào vào thời

nào? Vì sao lại bỏ hoang?” Tác giả hỏi nhưng suốt bài văn bia không thấy ông

trả lời. Tác giả khắc văn bia mấy câu hỏi ấy nhằm để lại đời sau tìm câu trả lời chăng? Trả lời được các câu hỏi ấy cũng như mục đích tác giả viếtCổ kính trùng viên thuyết là: “để làm mới cái cũ mà dựng lại cái đổ nát vậy”. Vậy thì “Cái đổ nát” ấy là cái gì mà quan trọng cần phải dựng lại ? Một cái giếng cổ có gì đặc biệt đâu mà phải viết một bài văn dài 2200 từ, viết rồi cịn đưa cho một ơng Thượng thư (Phạm Liệu) viết lời bình rồi khắc vào bia đá? Hiểu được ý của Nguyễn Mạnh Khả nên Thượng thư Phạm Liệu đã hạ xuống một lời bình chắc nịch: “Câu chuyện này, trong cái nhỏ thấy cái lớn”. “Cái nhỏ” là cái giếng cổ, cịn cái lớn là cái gì? Phải chăng hai cụ Nguyễn, Phạm khơng tiện nói ra sự thực cái lớn ấy, mà qua tấm bia Cổ kính trùng viên thuyết hai cụ gởi lại cho các thế hệ sau hiểu được và dựng lại cái lớn ấy? Phải chăng cái giếng cổ đó từng phục vụ nguồn nước sinh hoạt cho kẻ thù của triều Nguyễn, mà kẻ thù đó đã bị triệt hạ, các tác giả là người của triều Nguyễn nên khơng dám nói ra sự thực ai đã đào giếng, đào vào thời nào và vì sao bị bỏ hoang.

Một phần của tài liệu 2015 Hoi thao ve Cung dien Dan Duong (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)