KHƠI NGUỒN ĐIỀN DÃ

Một phần của tài liệu 2015 Hoi thao ve Cung dien Dan Duong (Trang 119 - 121)

Hạnh ngộ trong một cuộc gặp mặt, phát nguồn từ tình yêu xứ Huế và đam mê tìm hiểu sự diệu kỳ của Lịch sử. Những con người và những tấm lòng đến từ Hà Nội (Đạo diễn Điện ảnh Đặng Nhật Minh); TP Hồ Chí Minh (Nguyễn Quốc Kỳ - TGĐ Vietravel) và tại Huế (Lê Tân – TGĐ công ty Phú Đạt Gia) đã có một điểm chung sau khi đọc cuốn sách nghiên cứu lịch sử của NCN Nguyễn Đắc Xuân đều nhất trí phải thực hiện một chuyến dã ngoại và khảo sát thực tế (hành trình theo cuốn sách) để đề nghị tổ chức một hội thảo khoa học, tiến tới thực hiện một phim tài liệu khoa học lịch sử “DẤU TÍCH CUNG ĐIỆN ĐAN DƯƠNG THỜI TÂY SƠN Ở HUẾ”

Bản thân tôi chỉ là một doanh nhân hoạt động về du lịch và tổ chức sự kiện, có nghiên cứu về các lễ hội lịch sử. May mắn thay đã từng được làm học trò của các vị thầy về lịch sử và nghiên cứu tổ chức lễ hội lịch sử. Vì vậy khi có hạnh dun tháp tùng trong hành trình khảo sát thực tế, cầm trên tay cuốn sách của NNC Nguyễn Đắc Xn trao tặng; cơng trình nghiên cứu đi tìm dấu tích Cung điện Đan Dương kiên trì rịng rã mấy chục năm trời với những tài liệu được hệ thống một cách ngăn nắp và khoa học; chúng tôi lật từng trang sách để đối chiếu và cảm nhận tận mắt từng khu vực liên quan, nào “mã loạn” nào “giếng loạn”; từng viên gạch, từng phiến đá vuông vắn được khắc chạm cắt gọt công phu nằm rải rác trong một khu đất rộng lớn như được sống lại qua những lời trình bày và mơ tả của NNC Nguyễn Đắc Xn. Trang sử và dấu tích cung điện Đan Dương ngày nào như sống lại, địa cuộc này, phế tích này đã dần vén lên bức màn bí ẩn... Những người bình thường như chúng tơi có cảm nhận rằng: “Vẫn chưa muộn nếu từ bây giờ các ngành, các giới, nhất là các nhà nghiên cứu lịch sử 1 HỘI KHOA HỌC LỊCH SỬ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, TGĐ CTY TNHH PHÚ ĐẠT GIA

cùng nhất tề quan tâm và chứng thực thì cung điện Đan Dương là một di tích lịch sử sẽ hiện hữu như chưa hề mất đi...”

Đi tìm dấu tích lịch sử phát xuất từ sự đam mê, ngưỡng vọng và nhất là có một tấm lịng, một tình u q hương mãnh liệt, cơng việc khó khăn thầm lặng và hết sức chính xác cẩn trọng mà lịch sử mong chờ và cũng khơng phải trách nhiệm của riêng ai; chính những nhà Lãnh đạo địa phương cũng đã từng lưu tâm và đồng tình ủng hộ; Tại lễ cơng bố “Hội KHLS tỉnh Thừa Thiên Huế là Hội Đặc thù”. Ông Nguyễn Ngọc Thiện - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế đã khẳng định như một mệnh lệnh:.. “Với bề dày lịch sử và

nhiều giá trị đặc sắc về văn hóa, Thừa Thiên Huế mang trong mình nhiều vấn đề, nhiều “khoảng trống” về lịch sử, địi hỏi nỗ lực nghiên cứu khơng chỉ của giới sử học trong tỉnh mà cả trong nước và nước ngoài; nhất là các vấn đề có tính chất dịng chảy, kế thừa, truyền nối giữa quá khứ với hiện tại và tương lai như: vai trò của phong trào Tây Sơn, của nhà Nguyễn trong lịch sử dân tộc; vị thế của Cố đơ Huế, những đóng góp của Thừa Thiên Huế trong lịch sử; mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển di sản lịch sử văn hóa Huế; khai thác thế mạnh về lịch sử, văn hóa để phát triển kinh tế du lịch hiện nay...”1

Trong cuốn sách Huế và triều Nguyễn; Viện sĩ Thông tấn, Giáo sư Sử học

Phan Huy Lê cũng đã khẳng định một cách hùng hồn về đóng góp và vai trò lịch sử to lớn của triều đại Tây Sơn “...phong trào Tây Sơn đã đi vào lịch sử như

biểu thị tập trung sức sống phi thường và bản lĩnh ngoan cường của dân tộc trong một thời kỳ đầy biến động và thử thách của đất nước, lập nên những kỳ tích oai hùng. Đó là sự nghiệp lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng trong, chính quyền chúa Trịnh cùng chế độ vua Lê - chúa Trịnh ở Đàng ngoài, đánh tan quân xâm lược Xiêm ở phía Nam, quân xâm lược Thanh ở phía Bắc, bảo vệ vững chắc nền độc lập, xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước kéo dài trên hai thế kỷ, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia, xây dựng vương triều Tây Sơn, trong đó triều Quang Trung đã đề ra và thực thi nhiều chính sách tích cực. Tất cả những thành tựu đó diễn ra trong 21 năm kể từ khi cuộc khởi nghĩa bùng nổ năm 1771 cho đến lúc Quang Trung - Nguyễn Huệ từ trần năm 1792. Từ khi lãnh thổ Việt Nam mở rộng vào tận đồng bằng sơng Cửu Long thì đây là lần đầu

tiên trong lịch sử, phong trào Tây Sơn đã dấy lên một cuộc đấu tranh rộng lớn trên quy mô cả nước gần như tương đương với lãnh thổ Việt Nam hiện đại, làm lay chuyển toàn bộ xã hội và chứng tỏ tinh thần nhân dân, tính dân tộc sâu sắc của phong trào, cứu vãn đất nước khỏi họa xâm lược của nước ngoài...”1.

Liên quan đến địa danh nơi đóng đơ của vua Quang Trung và cội nguồn về sự mất đi của một cung điện một thời vàng son oanh liệt VSTT. GS Sử học Phan Huy Lê cũng đã viết: “...Trên cơ sở thắng lợi của phong trào Tây Sơn, vương

triều Tây Sơn được thành lập với ba chính quyền: Hoàng đế Quang Trung -

Nguyễn Huệ đóng đơ ở Phú Xn,Hồng đế Trung ương Nguyễn Nhạc đóng đơ

ở Quy Nhơn, Đơng Định Vương Nguyễn Lữ đóng đơ ở Gia Định. Ngoài sự chia rẽ lực lượng và mâu thuẫn nội bộ của ba chính quyền, vương triều Tây Sơn còn đứng trước mối đe dọa của những thế lực thù địch bên trong và bên ngồi...”2.

Dấu tích cung điện Đan Dương thời Tây Sơn ở Huế..! khơi nguồn từ thế mạnh, sự quan tâm hỗ trợ của Lãnh đạo địa phương và những cơng trình dày cơng sưu tầm, tâm huyết của những nhà Sử học, những nhà nghiên cứu trong hàng mấy chục năm qua.. đã đến lúc chúng ta những con người yêu Huế và “Vì Huế” cần chung tay đồng lòng đầu tư nhân tài vật lực để trả lại tên tuổi, di tích, và nhất là sự cơng bằng cho một triều đại dù trị vì khơng lâu (vỏn vẹn có 12 năm) nhưng đã thực sự làm rạng danh cho lịch sử khơng những trong nước mà cịn cả trên trường Quốc tế.

Một phần của tài liệu 2015 Hoi thao ve Cung dien Dan Duong (Trang 119 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)