Đinh Văn Tuấn, “Khơng có địa danh về lăng mộ Quang Trung trong bài thơ “Kiến Quang Trung linh quỹ”

Một phần của tài liệu 2015 Hoi thao ve Cung dien Dan Duong (Trang 110 - 112)

II. VỀ CHÙA TIÊN, BÀ CHÚA TIÊN 1 Những chứng lý khoa học cần bàn

2 Đinh Văn Tuấn, “Khơng có địa danh về lăng mộ Quang Trung trong bài thơ “Kiến Quang Trung linh quỹ”

của Lê Ơn Phủ”, Tạp chí Sơng Hương số đặc biệt tháng 9. 2013. Link: http://tapchisonghuong.com.vn/tap -

chi/c293/n13107/Khong - co - dia - danh - ve - lang - mo - Quang - Trung - trong - bai - tho - Kien - quang - trung - linh - quy - cua - Le - On - Phu.html

丹陵 chúng tơi đã trình bày, đan dương này chỉ có thể là danh từ chung, chỉ về cung điện - lăng mộ của vua chúa, chứ không thể là danh từ riêng gọi tên 1 cung điện cụ thể nào.

Đan丹 là son đỏ, dương陽 là khí dương – khí nóng, mạnh; là mặt trời; là hướng nam (như câu: thiên tử đương dương天子當陽: Thiên tử ngồi quay về

hướng nam).

Trong trường ý nghĩa củađan dương丹陽, thuật ngữ này cịn có ý nghĩa là

thuật tu luyện linh đơn trong đạo giáo, hay ở Phật giáo là “siêu thốt trần thế

đích cảnh giới”超脫塵世的境界(cảnh giới siêu thốt khỏi trần thế). Tác giả

Chí李贄đời Minh明trong bài Phục Khâu Nhược Thái thư 復丘若泰書(hồi đáp

thư của Khâu Nhược Thái) có câu: “Đan dương tuy thượng tiên, an năng khí

luân hồi, xá nhân duyên, tự thoát ư nhân thế khổ hải chi ngoại da ? ”

丹陽雖上仙,安能棄輪迴,舍因緣,自脫於人世苦海之外耶? (nghĩa là:cảnh

giới siêu thoát (đan dương) tuy là cõi thượng tiên, song há lẽ bỏ được luân hồi, dứt nhân duyên, tự giải thoát cho con người vượt ra ngoài bể khổ của nhân thế này ư?).

Thế nên, chúng tơi cho rằng “đan dương”丹陽, “đan dương lăng”丹陽陵

có trong các bài thơ đã dẫn là cách gọi phiếm chỉ ngơi lăng mộ của hồng đế Quang Trung, chứ không phải là danh xưng để chỉ tên gọi của ngôi lăng mộ “Đan Dương” như cách hiểu của NNC họ Nguyễn.

Để chứng minh rõ thêm, chúng tơi xin trình bày tên gọi “đan dương” ở các bài thơ liên quan như Đạo ý導意 (Tuân ý遵意) và “Khâm vãn đan dương lăng”

欽輓丹陽陵.

Đây là hai bài thơ được trích trong tập thơ Cúc Hoa thi trận 菊華詩陣.

Theo nhóm tác giả Lâm Giang: “Cúc hoa thi trận, theo lời bạt của Nguyễn Cát Du ở cuối sách thì đây là tập thơ họa nguyên vận với Phan Huy Ích sáng tác nhân ngày tết chơi hoa cúc năm 1796. Căn cứ vào nội dung các bài thơ, thì vào

mùa thu năm 1796, Ngơ Thì Nhậm cùng với Phan Huy Ích triều cận vua Quang Toản ở Phú Xuân, khi ấy Ngơ Thì Nhậm bị ốm, khơng thường xun vào chầu được. Được tin, Phan Huy Ích viết thư thăm hỏi và chủ yếu là tặng cho Ngơ Thì Nhậm một bài thơ, có ý muốn học theo Đào Tiềm về ở ẩn, vì triều đình của Quang Toản lúc này rất rối bởi quyền thần Bùi Đắc Tun. Ngơ Thì Nhậm nhận được thơ, liền phúc đáp lại bằng bài họa nguyên vận bài trước của Phan Huy Ích. Sau đó hai ơng cứ đề tài đó xướng họa qua lại, trao cho nhau, cuối cùng mỗi người làm được 50 bài, tập hợp thành một tập thơ gồm 100 bài, đặc tên là

Cúc hoa bách vịnh(một trăm bài thơ vịnh hoa cúc)”(1)

Để tìm hiểu kỹ hơn về “đan dương” ở các bài này, chúng tơi xin chọn trích nguyên văn và phiên âm bài Đạo ý 導意 (Tn ý 遵意) được chép ở sách Ngơ Thì Nhậm Tồn tập, tập 2, trang 188 - 189:

Nguyên tác

遵意 Phiên âmTuân ý

往事如夢,吾徒已為禘灌中人。 想起前年知遇,再得良難,接到 題示皇華光景,不禁增懷,遵意 奉賡,希惟存注

Vãng sự như mộng, ngô đồ dĩ vi đế quán trung nhân. Tưởng khởi tiền niên tri ngộ, tái đắc lương nan, tiếp đáo đề thị Hoàng hoa quang cảnh, bất cấm tăng hoài, tuân ý phụng canh, hy duy tồn chú

憶昔明良會一堂 Ức tích minh lương hội nhất đường 香江御蹕扈仙塘 Hương Giang ngự tất hỗ tiên đường 皇華歲遣傳金馬 Hoàng hoa tuế khiển truyền kim mã 睿藻時褒奉寶章 Duệ tảo thời bao phụng bảo chương 年箭侵尋成白叟 Niên tiễn xâm tầm thành bạch tẩu 鼎湖縹緲望丹陽 Đỉnh hồ phiêu miểu vọng đan dương 操弧邀幸重遭遇 Thao hồ yêu hạnh trùng tao ngộ 卻笑烏鬚未得方 Khước tiếu ô tu vị đắc phương

Một phần của tài liệu 2015 Hoi thao ve Cung dien Dan Duong (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)