Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân thời ở Huế, trang 75.

Một phần của tài liệu 2015 Hoi thao ve Cung dien Dan Duong (Trang 97 - 98)

II. VỀ CHÙA TIÊN, BÀ CHÚA TIÊN 1 Những chứng lý khoa học cần bàn

3 Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân thời ở Huế, trang 75.

Bởi nếu những chữ "cầu tiên, cảnh tiên, cõi tiên" vừa dẫn trên cũng là quang cảnh chùa Kim Tiên, nơi bà Ngọc Hân đang ở đó rồi, thì cần gì mà bà phải ước ao"Cậy ai có phép gì tới đó" ?

2.3. Trong bài Văn tế vua Quang Trung có câu:"Sương pha Cung Đỏ phấn mờ gương", mà Nnc NĐX cho rằng"Cung Đỏ"chính là"điện Đan Dương".

Tơi vốn chỉ hiểu biết ít và đơn giản, rằng chữ Hán và chữ Nôm vốn khơng có viết hoa, cho nên hai chữ "cung đỏ" viết theo lối Hán tự / chữ Nôm là một danh từ chung, ám chỉ cả phương Đông này phần lớn các cung điện đều được sơn son thếp vàng tức là màu đỏ; nhưng không rõ căn cứ vào đâu (?) mà khi phiên qua chữ quốc ngữ (hệ Latin), người ta đã tự ý viết hoa thành "Cung Đỏ"

để tạo thành danh từ riêng như một địa danh, rồi gán ghép đó là "điện Đan Dương",tức Đan lăng, lăng mộ của vua Quang Trung ?

Nnc NĐX giải thích thêm: "Đan Lăng qua nghiên cứu của chúng tơi, nằm ở bờ bắc suối Tiên trước mặt chùa Thiền Lâm ngày nay (số 150, Điện Biên Phủ, Huế)"1.

Sự giải thích này cũng là một lý luận vịng vèo kiểu" - Trứng có trước hay gà có trước ?"2, bởi như phần I đã phản biện, khu vực chùa Thiền Lâm không thể là nơi chôn cất Quang Trung như Nnc NĐX khẳng định !, bởi khơng thể nào Thừa Thiên Cao hồng hậu, ngun phối của vua Gia Long lại đi quyên tiền để trùng tu ngôi mộ của kẻ thù không đội trời chung với chồng mình, gia đình mình, tổ tiên mình, bản triều mình... được !!!

Một phần của tài liệu 2015 Hoi thao ve Cung dien Dan Duong (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)