1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Thông tin
Thông tin là một khái niệm trừu tượng và có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam, “thông tin khái quát về các điều hiểu biết, tri thức, thu được qua nghiên cứu, khảo sát hoặc trao đổi giữa các đối tượng với nhau”. Theo cách hiểu về thông tin như trên, thông tin được hiểu như các tri thức thu nhận, trao đổi được trong quá trình nghiên cứu khoa học. Tương tự, Lê Thị Duy Hoa (1999) cho rằng, “thông tin là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan, được biểu hiện bằng các hệ thống ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh…Thơng tin đồng nghĩa với các hình thái tri thức mới mẻ, có giá trị phát triển sự hiểu biết của con người.”
Mặt khác, thơng tin là những dữ liệu có tính chính xác, kịp thời, cụ thể được sắp xếp có mục đích, được trình bày trong một bối cảnh có ý nghĩa, thích hợp và có thể tăng cường việc biểu biết và giảm tính bất định. Thơng tin có giá trị vì nó ảnh hưởng đến hành vi, quyết định hoặc kết quả đầu ra. Ví dụ, một nhà quản lý thông báo lợi nhuận của công ty tháng vừa qua sụt giảm, điều này sẽ được sử dụng là căn cứ để cắt giảm chi phí của tháng sau. Thơng tin được coi là khơng có giá trị khi sau khi nhận được thông tin này này, sự việc không thay đổi.
Như vậy, ở cách hiểu trên, cần có sự phân biệt giữa thơng tin (information) và dữ liệu (data). Thơng tin chứa đựng ý nghĩa, cịn dữ liệu là các dữ kiện khơng có cấu trúc và khơng có ý nghĩa rõ ràng nếu nó khơng được tổ chức và xử lý. Cùng một thông tin, có thể được biểu diễn bằng những dữ liệu khác nhau. Dữ liệu là những sự kiện hay những gì quan sát được trong thực tế và chưa hề được biến đổi sửa chữa cho bất cứ một mục đích nào khác. Thơng tin là những dữ liệu đã được xử
Theo Luật tiếp cận thông tin số 104/2016/QH13 của Việt Nam, thông tin là tin, dữ liệu được chưa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh ảnh, bản vẽ, băng đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan Nhà nước tạo ra.
1.1.1.2. Thông tin doanh nghiệp
Với cách hiểu trên, thông tin doanh nghiệp được hiểu là tập hợp các số liệu, tin báo, các dữ liệu phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp, có liên quan đến doanh nghiệp giúp cho đối tượng tiếp nhận có thể sử dụng để ra quyết định nhằm đạt được mục đích mong muốn.
1.1.1.3. Minh bạch thông tin
Theo nghĩa vật lí thơng thường, sự minh bạch (tiếng Anh là Transparency) là sự có thể nhìn rõ được, nhìn xuyên qua sự vật hiện tượng sang phía bên kia. Bản thân từ Transparency là một từ ghép có nguồn gốc từ hai khái niệm độc lập là Trans và Parent, trong đó Trans có nghĩa là sự di chuyển và parent có nghĩa là nhìn thấy được. Theo từ điển Oxford English Dictionary, nghĩa tiếng Anh cổ của từ minh bạch là “sự truyền tải ánh sáng và như vậy làm cho những sự vật hiện tượng phía bên kia có thể được nhìn thấy một cách rõ ràng”.
Như vậy, sự minh bạch ban đầu chỉ được hiểu là sự cởi mở và sự thẳng thắn trong việc cung cấp thông tin khi được hỏi, và sự minh bạch mang tính “cơng khai thụ động” theo kiểu “hỏi thì trả lời”. Hầu hết các từ điển ngày nay thường mô tả sự minh bạch là khơng có sự “lừa gạt, lừa đảo, thủ đoạn và sự xảo trá”. Nói cách khác, sự minh bạch bao gồm “sự thật thà, sự ngay thẳng, sự không thiên vị”.
Tuy vậy khi sử dụng khái niệm minh bạch thơng tin sử dụng trong các tình huống cụ thể thì nội hàm rõ ràng hơn.
Minh bạch thông tin trên thị trường được hiểu là việc các chủ thể kinh tế (người dân, doanh nghiệp hoặc chính phủ) có thể cập nhật các thơng tin liên quan đến thị trường một cách đầy đủ, tin cậy, kịp thời và có thể tiếp cận một cách dễ dàng (Vishwanath và Kaufmann, 1999). Các tác giả này nhấn mạnh đến nội hàm của khái niệm sự minh bạch, theo đó sự minh bạch là sự đầy đủ, tin cậy và kịp thời
trong thông tin được công bố và sự dễ dàng tiếp cận từ phía cơng chúng. Trong một báo cáo do WB công bố về sự minh bạch thơng tin trong lĩnh vực tài chính, 2 tác giả là Tara Vishwanath và Daniel Kaufman (1999) đã đưa ra khái niệm về sự minh bạch thông tin khi cho rằng: “Minh bạch thơng tin mơ tả luồng thơng tin chính trị, xã hội và kinh tế được cơng bố một cách tin cậy, kịp thời… Ngược lại, việc thiếu minh bạch thông tin là việc một người nào đó cố tình khơng cho tiếp cận thơng tin hoặc làm sai lệch thông tin hoặc không đảm bảo rằng thông tin được cung cấp là thích hợp và chất lượng”. Nghiên cứu về minh bạch thông tin trong lĩnh vực tài chính và quản trị của nhóm tác giả Tara Vishwanath và Kaufmann đưa ra định nghĩa: “minh bạch mơ tả dịng thơng tin kinh tế, xã hội và chính trị ngày càng tăng, kịp thời và tin cậy… Ngược lại, sự thiếu minh bạch là khi một người nào đó … cố ý hạn chế quyền truy cập thông tin, hoặc xuyên tạc thông tin hoặc không đảm bảo cung cấp thông tin phù hợp và chất lượng. Do đó, minh bạch thơng tin bao gồm các đặc tính sau: khả năng tiếp cận, tồn diện, phù hợp, chất lượng và tin cậy… Thơng
tin phải có chất lượng và đáng tin cậy, kịp thời, đầy đủ, khơng thiên vị, nhất qn và được trình bày với những thuật ngữ rõ ràng và đơn giản. ” (Tara Vishwanath và
Kaufmann, 2001, tr. 42).
Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đưa ra khái niệm minh bạch thông tin trong lĩnh vực ngân hàng như sau: “minh bạch thông tin trong hoạt động ngân hàng là việc công bố ra công chúng thông tin kịp thời, tin cậy nhằm đảm bảo người sử dụng thông tin đó có thể đánh giá chính xác về tình hình và kết quả tài chính của ngân hàng, hoạt động kinh doanh và các rủi ro liên quan” (Basel, 1998, tr.15).
Theo tài liệu Trách nhiệm giải trình và Minh bạch – Hướng dẫn cho cơ quan
sở hữu nhà nước do OECD ban hành năm 2010, minh bạch là sự công khai đối với
công chúng. Minh bạch đề cập tới số lượng, phạm vi, chất lượng, tính chính xác và tính kịp thời của thông tin và khả năng tiếp cận thông tin của các bên liên quan (OECD, 2010, tr.5)
Ở góc độ doanh nghiệp, Busman và cộng sự 2004 đưa ra khái niệm minh bạch thơng tin tài chính là sự sẵn có của thơng tin cụ thể về doanh nghiệp cho các
Trong các nghiên cứu về minh bạch thông tin doanh nghiệp của Standard & Poor’s, tính minh bạch được xác định dựa trên số lượng mục thông tin công ty cung cấp so với bộ thông tin yêu cầu của nhà đầu tư (Patel và Dallas, 2002; Patel và Balic, 2003). Năm 2001, tổ chức xếp hạng độc lập uy tín thế giới Standard & Poor’s đã xây dựng Bộ chỉ số Minh bạch và Cơng bố thơng tin gồm 98 tiêu chí nhằm đánh giá mức độ minh bạch thơng tin doanh nghiệp ở các thị trường, quốc gia khác nhau. Từ những phân tích trên đây, tác giả cho rằng: “Minh bạch thông tin là việc
công bố thông tin một cách thích hợp, tin cậy, kịp thời theo một cách thức mà cơng chúng có thể tiếp cận”.
Trong các nghiên cứu về minh bạch thơng tin, có một thuật ngữ có thể sử dụng tương đương là công bố thông tin (information disclosure). Theo Tổ chức Tài chính quốc tế, “việc cơng bố thơng tin được định nghĩa là một cách thức để đảm bảo rằng tất cả các bên quan tâm đều có thể tiếp cận thơng tin thơng qua một quy trình minh bạch để đảm bảo cho việc tìm kiếm và thu thập thơng tin được dễ dàng, bất kể mục đích tiếp cận thơng tin là gì” (IFC, 2011, tr. 488).
Theo Ngân hàng Thế giới, “công bố thông tin là việc phát hành các thơng tin tài chính và phi tài chính liên quan tới tình trạng của các hoạt động trong doanh nghiệp nhà nước. Cơng bố có thể hướng tới tồn bộ cơng chúng thông qua phát hành cơng khai báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, hoặc cho các nhóm riêng biệt như cơ quan sở hữu, các cổ đông hoặc chủ nợ. Luật pháp, các quy định và chính sách của Chính phủ quy định việc phát hành lượng thông tin tối thiểu” (WB, 2014, tr.216)
Tuy vậy, hai khái niệm trên theo quan điểm của tác giả vẫn có sự khác biệt. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp có thể cơng bố một lượng lớn thơng tin khơng có giá trị đối với người sử dụng trong khi những thông tin quan trọng có thể bị che đậy, hoặc thơng tin được cơng bố có thể khơng thích hợp, thậm chí bị bóp méo để che đậy tình hình thực tế của doanh nghiệp. Trong khi minh bạch thông tin chú trọng đến các nội dung về cả chất lượng và số lượng thông tin. Tuy vậy, công bố và minh bạch thông tin là những khái niệm phải luôn gắn liền với nhau. Hệ thống cơng bố thơng tin tốt nâng cao tính minh bạch là đặc điểm then chốt của việc giám
sát cơng ty dựa vào thị trường và đóng vai trị chủ yếu giúp cổ đơng có thể thực hiện quyền sở hữu của mình một cách có hiểu biết (OECD, 2004, tr. 51).
Xuất phát từ cách hiểu minh bạch thông tin ở trên, theo tác giả, tăng cường minh bạch thông tin được hiểu là các biện pháp nhằm tăng tính thích hợp, tin cậy, kịp thời và khả năng tiếp cận của thông tin được công bố của doanh nghiệp. Các biện pháp ở đây bao gồm các hoạt động liên quan đến quản trị công ty, xây dựng hệ thống thông tin trong doanh nghiệp hay bất kỳ hoạt động nào làm tăng tính thích hợp, tin cậy, kịp thời và khả năng tiếp cận của thông tin được công bố của doanh nghiệp.
1.1.2. Phân loại thơng tin doanh nghiệp
Có nhiều cách phân loại thơng tin. Tuy nhiên, trong phạm vi của luận án, tác giả tập trung phân tích 2 cách phân loại quan trọng sau:
1.1.2.1. Theo nội dung của thông tin i. Thơng tin tài chính i. Thơng tin tài chính
Thơng tin tài chính là những thơng tin liên quan đến dòng tiền, kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp ở những thời kỳ xác định. Thơng tin tài chính có thể là thơng tin trong q khứ hoặc thơng tin mang tính dự báo, thơng thường được biểu hiện bằng đơn vị tiền tệ (Nivra, 2008).
Thơng tin tài chính thường được thể hiện trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp cũng như các báo cáo nội bộ của doanh nghiệp, bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu và thuyết minh báo cáo tài chính…
ii. Thơng tin phi tài chính
Thơng tin phi tài chính là những thơng tin mang tính chất dự kiến về chương trình quản lý, những cơ hội, rủi ro, những nhân tố nhấn mạnh đến khả năng tạo ra giá trị trong dài hạn của doanh nghiệp. Thơng tin phi tài chính bao gồm giao dịch với các bên liên quan, các mục tiêu phi thương mại và các cam kết chính sách, cơ cấu sở hữu và cấu trúc quản trị, mức độ rủi ro (risk exposure), quản trị rủi ro (WB, 2014, tr.225)
Các thơng tin này thường khó thiết lập các nguyên tắc, chuẩn mực để đánh giá mức độ tin cậy, chính xác của thơng tin; có thể biểu hiện bằng giá trị hoặc phi giá trị; thường mang tính chất bổ sung, thuyết minh cho thơng tin tài chính.
Thơng tin phi tài chính thường nằm ở các báo cáo độc lập như báo cáo về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, báo cáo về bảo vệ môi trường…
Các nhà đầu tư và nhà phân tích thường sử dụng nhiều thơng tin phi tài chính trong phân tích và đánh giá doanh nghiệp, đặc biệt là thơng tin về quản trị. Các khía cạnh phi tài chính khác, ví dụ như nguồn lực tự nhiên sẽ được coi là quan trọng với các nhà phân tích và nhà đầu tư coi trọng trách nhiệm xã hội, nhưng ít được quan tâm hơn bởi các nhà đầu tư thiên về thơng tin tài chính.
1.2.2.2 Theo tính chất bắt buộc của thơng tin i. Thông tin bắt buộc
Thông tin bắt buộc là những thông tin mà luật pháp yêu cầu phải công bố theo nội dung và tiến độ. Nội dung thông tin công bố bắt buộc gồm thơng tin tài chính, thơng tin về Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc điều hành, giao dịch với các bên liên quan… được thể hiện trong báo cáo thường niên, báo cáo giữa niên độ, bản báo bạch. Tiến độ công bố định kỳ hoặc bất thường. Tính hiệu quả của minh bạch thông tin phụ thuộc vào ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.
ii. Thông tin tự nguyện
Thông tin tự nguyện là những thông tin không bắt buộc công bố theo luật định mà doanh nghiệp tự nguyện cơng bố vì lợi ích của uy tín, hình ảnh doanh nghiệp, quan hệ với nhà đầu tư, nhằm bổ sung những thiếu hụt của thông tin bắt buộc để thỏa mãn nhu cầu người sử dụng. Thời điểm công bố tùy thuộc vào sự lựa chọn của doanh nghiệp. Nội dung thơng tin tự nguyện rất đa dạng, có thể bao gồm: thơng tin chung về doanh nghiệp; phân tích của nhà quản trị về kết quả kinh doanh và tình hình tài chính; thơng tin về trách nhiệm xã hội và chính sách mơi trường… qua nhiều phương tiện như thơng cáo báo chí, trang thơng tin điện tử (website) của doanh nghiệp, các phương tiện thơng tin đại chúng… Tính hiệu quả của minh bạch thơng tin tự nguyện phụ thuộc vào văn hóa, xã hội, hệ thống quản trị của doanh nghiệp.
Khi nhà quản lý xem xét mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí của việc cơng bố, nếu việc tự nguyện công bố có lợi ích lớn hơn chi phí thì họ sẽ thực hiện, ngược lại sẽ không tự nguyện công bố. Hoạt động này đặc biệt quan trọng đối với những doanh nghiệp hoạt động trong thị trường mới nổi thường gặp trở ngại bởi môi trường pháp lý và cơ chế thực thi yếu kém.
1.1.3. Vai trị của minh bạch thơng tin trong nền kinh tế
Minh bạch thơng tin có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các cổ đông, các nhà đầu tư tiềm năng; bản thân doanh nghiệp; các cơ quan pháp luật, nền kinh tế và các bên có quyền lợi liên quan khác.
1.1.3.1. Đối với doanh nghiệp
i. Minh bạch thông tin giúp tăng cơ hội tiếp cận các nguồn lực tài chính bên ngồi, từ đó giảm chi phí sử dụng vốn và tăng giá trị tài sản cho doanh nghiệp
Chi phí vốn phụ thuộc vào mức độ rủi ro của doanh nghiệp theo cảm nhận của các nhà đầu tư: rủi ro càng cao thì chi phí vốn càng cao. Những rủi ro này bao gồm cả rủi ro liên quan đến việc quyền lợi của nhà đầu tư bị xâm phạm. Nếu quyền lợi của nhà đầu tư được bảo vệ một cách thích hợp, họ sẽ sẵn sàng gia nhập thị trường vốn, từ đó doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nhiều nguồn vốn nhằm phục vụ cho hoạt động của mình. Kết quả là chi phí vốn chủ sở hữu và chi phí vay đều sẽ giảm. (IFC, (2011), tr.19). Những doanh nghiệp được quản trị tốt, đặc biệt là có hệ thống cơng bố thơng tin hiệu quả, minh bạch sẽ gây được cảm tình với các cổ đơng và các nhà đầu tư, tạo dựng được niềm tin lớn hơn của cơng chúng vào việc cơng ty có khả năng sinh lời mà khơng xâm phạm tới quyền lợi của các cổ đông, nhà đầu tư (IFC, (2011, tr.19). Do vậy, minh bạch thơng tin sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí vốn, tăng giá trị tài sản, đặc biệt là tài sản vơ hình như giá trị thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp.
ii. Minh bạch thơng tin góp phần tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp