Kiến nghị đối với cơ quan đại diện sở hữu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tăng cường minh bạch thông tin tại các doanh nghiệp nhà nước ở việt nam (Trang 147 - 151)

Việc minh bạch thông tin tại DNNN phụ thuộc khá lớn vào các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp như năng lực của cơ quan đại diện sở hữu vốn Nhà nước, bao gồm Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, UBND các tỉnh, thành phố, các Bộ. Các năng lực bao gồm năng lực giám sát việc công bố thông tin của DNNN cũng như năng lực minh bạch thơng tin của chính các cơ quan đại diện sở hữu này. Hiện nay, cả 2 năng lực trên của cơ quan đại diện sở hữu vốn Nhà nước đều yếu kém. Trong điều kiện hiện nay khi mơ hình quản lý vốn trên chưa có sự thay đổi thì để cải thiện năng lực trên, các cơ quan đại diện sở hữu vốn Nhà nước cần xem xét thực hiện các giải pháp sau:

thông tin nhưng lại ở quá nhiều báo cáo khác nhau. Theo OECD (2016), báo cáo ttích hợp cần tập trung chủ yếu vào các thơng tin về tài chính, phi tài chính và giá trị của DNNN. Báo cáo tích hợp cung cấp thơng tin tổng hợp về giá trị tài sản của Nhà nước, tuyên bố về chính sách quản lý vốn Nhà nước và thơng tin liên quan đến cách thức triển khai chính sách. Các thơng tài chính trên báo cáo bao gồm vịng quay tài sản, lợi nhuận, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, tổng vốn đầu tư, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ, tỷ lệ trả cổ tức. Báo cáo cũng cung cấp thông tin phi tài chính đối với từng DNNN cụ thể.

Theo KPMG (2013), 5 nguyên tắc chính khi lập báo cáo tích hợp là (i) tập trung vào chiến lược (ii) hướng tới tương lai (iii) kết nối các thơng tin , (iv) có tính tương tác và tính đến lợi ích của cổ đơng; (v) chính xác, tin cậy và trọng yếu. Nội dung chính của báo cáo tích hợp gồm các phần sau: Phần 1: Giới thiệu doanh nghiệp và mơ hình kinh doanh; Phần 2: Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp (bao gồm cả phân tích cơ hội và rủi ro) ; Phần 3: Mục tiêu chiến lược của DN, Phần 4: Kết quả hoạt động; Phần 5: Triển vọng tương lai, Phần 6: Quản trị công ty và chế độ đãi ngộ;

Theo khuyến nghị của OECD, báo cáo nên được cung cấp trên cơ sở 6 tháng. Tại Ấn Độ, cơ quan đại diện chủ sở hữu là DPE hàng năm ban hành Báo cáo thường niên về doanh nghiệp Nhà nước, cung cấp thơng tin về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động và vận hành của tất cả các DNNN tại quốc gia này. Báo cáo cịn được cơng bố online bằng tiếng Anh và phải báo cáo trước Quốc hội hàng năm. Tương tự với Philippines và Thái Lan (OECD, 2017).

Báo cáo tích hợp theo thơng lệ quốc tế, được công bố ra công chúng sẽ là một phương tiện để thực hiện minh bạch thông tin tại DNNN hiệu quả hơn.

3.3.2. Xây dựng một bộ công cụ giám sát hoạt động DNNN theo thông lệ tốt trên thế giới trên thế giới

Các cơ quan chủ sở hữu cần tích cực, chủ động trong việc xây dựng các chỉ tiêu, định mức mà DNNN phải thực hiện. Việc xây dựng các chỉ tiêu này cần có sự so sánh với các doanh nghiệp trong cùng ngành, lĩnh vực, cũng như bổ sung các chỉ tiêu theo thông lệ tốt như về năng suất lao động, giá trị xuất khẩu, trình độ cơng nghệ, mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp. Trên thế giới, các chỉ tiêu về tài

chính thường sử dụng bao gồm các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận, giá trị gia tăng về kinh tế, năng suất lao động, chất lượng quản lý rủi ro trong doanh nghiệp, tính minh bạch về ngân sách… Các chỉ tiêu phi tài chính bao gồm chỉ số hài lịng của khách hàng, số lượng sản phẩm mới, tỷ lệ người thụ hưởng, cam kết trách nhiệm xã hội, chất lượng quản trị doanh nghiệp (OECD, 2016).

Một ví dụ điển hình cho việc xây dựng chỉ số đánh giá hiệu quả DNNN là của Hàn quốc.

Bảng 3.2: Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN Hàn Quốc

Chỉ tiêu định lượng Chỉ tiêu định tính Chỉ tiêu tài chính Tỷ lệ nợ; Hệ số chi trả lãi

vay, năng suất lao động, năng suất vốn, tỷ lệ giá trị gia tăng, Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

Quản lý rủi ro của doanh nghiệp

Việc thực hành minh bạch ngân sách

Chỉ tiêu phi tài chính Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng, mức độ thực hiện chính sách của Nha nước, mức độ đạt được các mục tiêu kinh doanh cốt lõi

Thực hành trách nhiệm xã hội của DN

Chính sách bình đẳng giới Cải thiện điều kiện lao động

Công bố thông tin

Thực thi chính sách với người lao động theo hợp đồng

Nguồn: OECD, 2016

Như vậy, kinh nghiệm Hàn Quốc cho thấy, để đánh giá hiệu quả DNNN, khơng chỉ căn cứ vào các chi tiêu tài chính hoặc mang tính định lượng mà bao gồm cả các chỉ tiêu định tính và phi tài chính, trong đó có tiêu chí về cơng bố thơng tin.

3.3.3. Xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin để vận hành chức năng đại diện chủ sở hữu của cơ quan đại diện chủ sở hữu đại diện chủ sở hữu của cơ quan đại diện chủ sở hữu

tích dữ liệu, kể cả áp dụng trí tuệ nhân tạo để phục vụ cho cơng tác phân tích, dự báo và ra quyết định của cơ quan chủ sở hữu. Để thực hiện được điều này, các cơ quan chủ sở hữu cần đầu tư xây dựng vận hành một hệ thống thông tin giám sát, kết nối trực tuyến với DNNN, hệ thống này có thể tự động đánh giá, so sánh các chỉ tiêu thực hiện với chỉ tiêu kế hoạch, đánh giá tiến độ thực hiện các dự án, thực hiện nhiệm vụ xã hội trên cùng một cơ sở dữ liệu thu thập từ DN. Căn cứ vào đó, có thể đo lường, đánh giá hiệu quả đối với DNNN, thực hiện chế độ đánh giá, đãi ngộ, thưởng phạt đối với từng DNNN và các cá nhân quản lý của DNNN do cơ quan sở hữu bổ nhiệm. Đểthực hiện được điều này, hệ thống hạ tầng công nghệ cần kết nối với hệ thống Chính phủ điện tử, cần phát triển một đội ngũ chun gia phân tích dự đốn, cảnh báo, ngăn ngừa các nguy cơ gây thất thốt, đồng thời cần có phần mềm cảnh báo để quản lý các rủi ro đối với phần vốn của Nhà nước.

Ngoài ra, các cơ quan đại diện chủ sở hữu cần chủ động hơn đối với thông tin các DNNN cơng bố, với vai trị giám sát chất lượng của các thông tin công bố, thực hiện hiệu quả hơn vai trị và chức năng của mình.

3.3.4. Áp dụng bộ quy tắc về quản trị công ty dành cho DNNN

Năm 2015, SCIC đã ký thỏa thuận hợp tác với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) để JICA hỗ trợ việc xây dựng bộ quy tắc quản trị công ty (gọi tắt là CGC) cho các doanh nghiệp có vốn góp của SCIC. Bộ quy tắc CGC gồm 4 nguyên tắc chung, được chi tiết hóa thành 43 nguyên tắc cụ thể và khuyến nghị, trình bày trong 4 chương: Quyền của cổ đơng và đối xử bình đẳng với cổ đơng, vai trị của các bên có quyền lợi liên quan trong quản trị công ty, công bố thông tin và minh bạch, trách nhiệm của hội đồng quản trị.

Điểm khác biệt của CGC với các văn bản pháp lý của nhà nước về quản trị công ty là khơng có tính bắt buộc mà doanh nghiệp có thể “áp dụng” hoặc “giải trình”. CGC đặt ra những yêu cầu cao hơn luật định, nhằm giúp doanh nghiệp hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản trị doanh nghiệp của mình. Đồng thời, với đặc thù các doanh nghiệp trong danh mục đầu tư của SCIC có sự khác biệt khá lớn về quy mơ, lĩnh vực hoạt động, mơ hình kinh doanh, cơ cấu tổ chức, phương thức quản lý, hồ sơ rủi ro…

Khi triển khai có hiệu quả tại các đơn vị thành viên thuộc SCIC, bộ quy tắc có thể được hồn thiện và áp dụng tại các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước và có vốn Nhà nước từ 50% trở lên. Mặt khác, khi áp dụng, cần có cơ chế đánh giá đối với các DNNN hàng năm để tạo động lực cho doanh nghiệp khi áp dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tăng cường minh bạch thông tin tại các doanh nghiệp nhà nước ở việt nam (Trang 147 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)