1.3. Lý luận chung về doanh nghiệp nhà nước và minh bạch thông tin tạ
1.3.7.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp nhà nước
Minh bạch thông tin được đảm bảo khi doanh nghiệp có năng lực quản trị hiệu quả, được thể hiện qua các yếu tố sau:
* Quy mô, cơ cấu Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên
Thành phần Hội đồng quản trị nên hướng đến sự đa dạng (giới, độ tuổi, địa lý, chun mơn…); có đủ kiến thức về thương mại, tài chính, chun mơn ngành; quan trọng hơn là phải đảm bảo tính độc lập để có thể đưa ra các đánh giá thực sự khách quan và độc lập về hoạt động của doanh nghiệp, đảm nhiệm tốt vị trí giám sát hiệu quả Ban điều hành và đưa ra các quyết định chiến lược. Mọi đại diện của nhà nước được đề cử tham gia Hội đồng quản trị của doanh nghiệp nhà nước phải có trách nhiệm pháp lý tương đương với các thành viên Hội đồng quản trị khác. Khái niệm “độc lập” được hiểu là thành viên Hội đồng quản trị khơng có bất kỳ lợi ích hoặc mối quan hệ quan trọng nào với doanh nghiệp, Ban điều hành, hoặc cơ quan sở hữu có thể ảnh hưởng tới việc thành viên đó đưa ra các đánh giá khách quan.
Hội đồng quản trị có thể thiết lập các ủy ban chun mơn bao gồm các thành viên độc lập và có năng lực nhằm cải thiện hiệu quả, tăng cường năng lực và củng cố trách nhiệm quan trọng của Hội đồng quản trị, đặc biệt là Ủy ban kiểm toán, quản lý rủi ro, và lương thưởng. Ủy ban kiểm tốn có vai trị rất quan trọng trong việc xây dựng các thủ tục và quy trình lựa chọn kiểm tốn độc lập, giám sát các quy trình kiểm tốn, đảm bảo tính độc lập khách quan của cơ quan kiểm toán độc lập với Ban Giám đốc điều hành, (WB, 2014, tr.237)…
* Trách nhiệm của Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị
Chức năng, nhiệm vụ, vai trò của Hội đồng quản trị trong doanh nghiệp nhà nước được quy định rõ ràng trong văn bản pháp luật, chính sách sở hữu của Chính phủ và điều lệ của doanh nghiệp. Hội đồng quản trị phải chịu hồn tồn trách nhiệm giải trình trước chủ sở hữu, hành động vì lợi ích tốt nhất của doanh nghiệp và đối xử công bằng với cổ đông. Thành viên Hội đồng quản trị cần nắm rõ nghĩa vụ và trách nhiệm được giao. Quy trình đề cử và bầu Hội đồng quản trị đòi hỏi sự nghiêm túc và minh bạch.
quy trình để đảm bảo chất lượng cơng bố thông tin. Để thực hiện được điều này, doanh nghiệp cần bắt đầu bằng việc rà sốt các quy định về cơng bố thơng tin, nhận diện các điểm mạnh và yếu của doanh nghiệp để điều chỉnh khuôn khổ công bố thông tin của DN cho phù hợp, tập trung và các thông tin trọng yếu, tránh công bố các thông tin không cần thiết.
Đảm bảo các kênh tiếp cận thông tin dễ dàng cho cơng chúng: Điều này địi hỏi các DNNN cần có người đại diện công bố thông tin, có quy định rõ ràng về trách nhiệm và quyền lợi của người đại diện công bố thơng tin. Ngồi ra, DNNN cũng cần có trang web để cơng chúng có thể dễ dàng truy cập và tiếp cận các thông tin cần thiết.
Đảm bảo đối xử công bằng đối với tất cả các cổ đông của DNNN: Điều này thực hiện thông qua các cơ chế để đảm bảo lợi ích của các cổ đơng hiện hữu của công ty, bao gồm cả cổ đông lớn và cổ đông thiểu số, cho phép cổ đông thiểu số tham gia vào các cuộc đại hội cổ đông bằng cách cho phép bỏ phiếu vắng mặt và yêu cầu các DNNN phải tuân thủ các yêu cầu giống như các loại hình doanh nghiệp khác.
Đảm bảo lợi ích của các bên liên quan: Cơng bố thông tin về giao dịch của các bên liên quan luôn là một nội dung quan trọng trong quản trị cơng ty trên tồn thế giới. Đối với các doanh nghiệp niêm yết thông thường, đây vẫn là nội dung thách thức lớn nhất. Đối với các DNNN, khái niệm các bên liên quan cũng khá đặc biệt, bao gồm cả “các cơ quan kiểm soát hoặc chịu sự kiểm sốt chung, các cổ đơng quan trọng, các nhân sự quản lý chủ chốt”… Đây là lý do tại sao IAS 24 (Chuẩn mực kế toán quốc tế 24) đang được điều chỉnh đối với doanh nghiệp có kiểm sốt của Nhà nước. Là một cổ đông lớn và thành phần trong HĐQT của DNNN, Nhà nước cũng cần đảm bảo là, các DNNN không lạm dụng các giao dịch với các bên liên quan. Vì vậy, trước hết, phải xác định rõ giao dịch các bên liên quan của DNNN là ai, theo IAS 24, từ đó mới xây dựng được chính sách rõ ràng, các quy trình để phê duyệt các giao dịch này cùng với các tiêu chuẩn về công bố thông tin.
Hội đồng quản trị doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm “đảm bảo tính trung thực của hệ thống báo cáo kế toán và tài chính của cơng ty, kể cả báo cáo kiểm toán độc lập, và bảo đảm rằng các hệ thống kiểm sốt phù hợp ln hoạt động,
đặc biệt là các hệ thống quản lý rủi ro, kiểm sốt tài chính và hoạt động, tn thủ theo pháp luật và các tiêu chuẩn liên quan” (OECD, 2015, tr. 53 – niêm yết). Với chức năng giám sát Ban Giám đốc điều hành, Hội đồng quản trị đảm bảo các yêu cầu báo cáo và giải trình từ Ban Giám đốc được thực hiện minh bạch, nhằm tránh những sai sót và gian lận. Hội đồng quản trị có trách nhiệm thiết lập và giám sát hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra.
Hội đồng quản trị xây dựng và công bố bản báo cáo riêng về hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao trên cơ sở đánh giá hàng năm, ban hành cùng với báo cáo thường niên. “Báo cáo của Hội đồng quản trị phải cung cấp thông tin và nhận xét về tổ chức, hiệu quả tài chính, các yếu tố rủi ro trọng yếu, các sự kiện lớn, quan hệ với các bên có quyền lợi liên quan, và ảnh hưởng của các chỉ đạo từ cơ quan sở hữu tới hoạt động của Hội đồng quản trị và doanh nghiệp” (OECD, 2015, tr. 66).
* Mơi trường kiểm sốt nội bộ
Mơi trường kiểm sốt là các thiết chế, cơ chế mà doanh nghiệp thiết lập nhằm đảm bảo chế độ báo cáo thơng tin tài chính và phi tài chính phản ánh chính xác những thông tin liên quan; những thông tin được truyền đạt tới người sử dụng một cách chính xác và kịp thời; thúc đẩy sự ứng phó hiệu quả. Mơi trường kiểm sốt bao gồm hệ thống kiểm soát nội bộ, bộ phận kiểm toán nội bộ, hệ thống quản trị rủi ro (WB, 2014, tr.217)
Các quy trình kiểm sốt nội bộ đảm bảo tài sản được sử dụng hiệu quả; tuân thủ pháp luật, chính sách; duy trì hệ thống thơng tin trung thực, tính tin cậy của thơng tin; tính hiệu quả của các hoạt động, dự án; ngăn ngừa và phát hiện các sai sót (WB, 2014, tr.229, tr.233)
Bộ phận kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm giám sát hệ thống kiểm soát trong doanh nghiệp; đánh giá những rủi ro về quản trị, hoạt động, hệ thống thơng tin (WB, 2014, tr.233). Kiểm tốn nội bộ báo cáo trực tiếp lên Hội đồng quản trị hoặc Ủy ban kiểm toán thuộc Hội đồng quản trị; phải được quyền tiếp cận không hạn chế với Chủ tịch và toàn bộ thành viên Hội đồng quản trị và Ủy ban Kiểm toán (OECD,
giúp doanh nghiệp nhà nước cải thiện quản lý rủi ro, kiểm soát, và quản trị (OECD, 2015, tr.72).
Bộ phận kiểm toán nội bộ rất quan trọng để giúp Hội đồng quản trị có thể đánh giá hoạt động và hiệu quả thực sự của doanh nghiệp; đảm bảo quy trình cơng bố thơng tin hiệu quả, vững mạnh; và kiểm soát nội bộ được thực hiện đúng đắn, kịp thời phát hiện những sai sót (OECD, 2015, tr.72).
* Mức độ tập trung vốn chủ sở hữu
Tác động của mức độ vốn chủ sở hữu đối với giá trị doanh nghiệp thu hút được nhiều sự chú ý về kinh tế tài chính. Giả thiết rằng việc sở hữu tập trung cổ phiếu có thể dẫn đến quản trị năng động hơn, với việc tập trung này dẫn đến quản trị doanh nghiệp tốt hơn. Việc quản trị năng động này làm giảm một cách hiệu quả khả năng người quản lý làm mất tài sản của cổ đông. Do vậy, tỷ lệ của cổ phiếu hiện hành được nắm giữ bởi năm cổ đơng lớn nhất có thể liên quan mức độ công bố thông tin và minh bạch doanh nghiệp.
ii. Các đặc điểm tài chính của doanh nghiệp nhà nước
Những đặc điểm tài chính có thể ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin và minh bạch tại doanh nghiệp nhà nước như sau:
* Quy mô doanh nghiệp
Giả thiết cho rằng các doanh nghiệp có quy mơ lớn thì minh bạch hơn cơng ty có quy mơ nhỏ, có thể giải thích rằng doanh nghiệp có quy mơ lớn thì có nhà đầu tư lớn hơn doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và thu hút nhiều sự chú ý hơn từ các nhà phân tích. Doanh nghiệp có quy mơ lớn có nhiều nguồn thơng tin cơng bố cho nhà đầu tư tốt hơn so với doanh nghiệp có quy mơ nhỏ.
* Địn bẩy tài chính
Có luận điểm cho rằng các cơng ty có địn bẩy tài chính cao nên có mức độ minh bạch cao hơn bởi vì các chủ nợ u cầu cơng ty công bố thông tin nhiều hơn. Tuy nhiên, bằng chứng thực tiễn không chứng minh được luận điểm đó. Roberts & Gray (1995) đã tìm ra mối quan hệ ngược chiều giữa địn bẩy tài chính và cơng bố
thông tin của các doanh nghiệp ở Mỹ và Anh. Archambault (2003) cũng dẫn chứng bằng tài liệu rằng khơng có mối liên hệ giữa địn bẩy tài chính và cơng bố thơng tin của doanh nghiệp.
* Hiệu quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh trong quá khứ ảnh hưởng đến mức độ công bố thơng tin của doanh nghiệp (Tarun Khanna, 2004). Ví dụ, các doanh nghiệp có lợi nhuận có thể muốn công bố thông tin của doanh nghiệp cho nhà đầu tư bên ngoài hơn là doanh nghiệp có ít lợi nhuận. Các nghiên cứu trước đây đã kiểm tra tác động hoặc của tình hình kế tốn hoặc của tình hình thị trường đối với các cấp độ cơng bố thơng tin, cịn trong nghiên cứu này sử dụng cả hai loại tình hình tài chính nói trên để đo lường “sức khỏe” của doanh nghiệp.
* Tài sản cầm cố
Các doanh nghiệp có giá trị tài sản cố định cao, cần phải công bố thông tin nhiều hơn để giúp cho người bên ngoài đưa ra được quyết định đầu tư. Điều này dẫn đến mối liên hệ thuận chiều giữa giá trị tài sản cầm cố và mức độ công bố thông tin. Mặt khác, cũng có thể lập luận rằng các cơng ty có nhiều tài sản bị cầm cố khơng có nhu cầu cơng bố thơng tin tài chính. Jensen và Meckling (1976) cho rằng tài sản bị cầm cố có thể làm giảm đi mâu thuẫn về quyền sở hữu bởi vì người cho vay sẽ nắm quyền sở hữu tài sản cố định trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Việc giảm mâu thuẫn về quyền sở hữu có thể giảm nhu cầu cơng bố thơng tin cho nên có thể có mối liên hệ ngược chiều giữa tài sản cầm cố và mức độ công bố thông tin.
* Hiệu quả sử dụng tài sản
Có thể các cơng ty với mức độ hiệu quả sử dụng tài sản cao thì có mức độ cơng bố thơng tin về doanh nghiệp cao hơn so với doanh nghiệp mà có mức độ hiệu quả sử dụng tài sản thấp. Lý do rằng các doanh nghiệp với mức độ hiệu quả sử dụng tài sản cao có thể thu hút nhiều nhà đầu tư và nhà phân tích hơn. Do vậy các công ty này phải công bố nhiều thơng tin hơn cho nhà đầu tư bên ngồi mà đổi lại sẽ dẫn đến mức độ công bố thông tin và minh bạch cao hơn đối với cơng ty có mức độ hiệu quả sử dụng tài sản cao.