Quá trình đổi mới doanh nghiệp Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tăng cường minh bạch thông tin tại các doanh nghiệp nhà nước ở việt nam (Trang 80 - 84)

2.1. Khái quát về doanh nghiệp nhà nướ cở Việt Nam

2.1.2. Quá trình đổi mới doanh nghiệp Nhà nước

Hệ thống DNNN qua nhiều lần sắp xếp, chuyển đổi từng bước được củng cố và đóng góp vào thành tựu của q trình đổi mới của nền kinh tế Việt Nam. Theo TS. Trần Du Lịch, q trình đổi mới DNNN có thể chia làm 4 giai đoạn:

(1) Giai đoạn 1991-1993: chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế quốc doanh; khắc phục hiện tượng thành lập xí nghiệp quốc doanh tràn lan ở các ngành và các địa phương trong giai đoạn 1986-1990.

(2) Giai đoạn 1994-1997: tổ chức lực lượng doanh nghiệp nhà nước thành các Tổng cơng ty nhà nước giữ vai trị chủ lực của lực lượng DNNN; đồng thời sắp xếp lại, đa dạng hóa sở hữu các DNNN có quy mơ nhỏ; xóa bỏ dần chế độ chủ quản cấp trên của doanh nghiệp nhà nước. Giai đoạn này đánh dấu sự ra đời của các Tổng công ty nhà nước hoạt động theo mơ hình mới và phân biệt rõ hai loại hình doanh nghiệp nhà nước: doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp nhà nước hoạt động cơng ích;

(3) Giai đoạn 1998-2001:Tiếp tục củng cố và sắp xếp lại DNNN theo tinh thần Nghị quyết TW 3 (khóa VIII), nổi bật của thời kỳ này là thực hiện mạnh mẽ quá trình cỗ phần hóa DNNN; thực hiện cơ chế giao, bán, khốn, cho thuê; củng cố các Tổng công ty nhà nước; áp dụng các biện pháp để lành mạnh hóa tài chính..;

(4) Giai đoạn từ năm 2001 đến nay: tổ chức mơ hình tổng cơng ty đầu tư tài chính nhà nước, tiếp tục CPH DNNN và nổi bật là chủ trương tổ chức thí điểm các Tập đồn kinh tế nhà nước (từ năm 2005 đến 2010).

2.1.3. Số lượng doanh nghiệp nhà nước

Với khái niệm về DNNN ở chương 1 của luận án, theo tác giả, DNNN ở Việt Nam có thể được phân loại thành các nhóm chính như sau:

* DNNN 100% vốn của Nhà nước (bao gồm các tập đồn kinh tế, tổng cơng ty, cơng ty TNHH MTV) hay cịn gọi là DN có Nhà nước là chủ sở hữu

* DNNN có vốn góp của Nhà nước từ 50% trở lên và dưới 100%, gồm 2 loại:

- DN có vốn Nhà nước được niêm yết chính thức trên TTCK (công ty cổ phần niêm yết)

- DN có vốn Nhà nước chưa niêm yết (công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần chưa niêm yết)

Cũng cùng với cách hiểu trên, Tổng cục Thống kê đã đưa ra con số tổng hợp về số lượng DNNN tại Việt Nam hiện nay như sau:

Bảng 2.1. Tổng hợp số lượng DNNN tại Việt Nam

Đơn vị: Doanh nghiệp

Số lượng 2010 2014 2015 2016 2017

- DNNN, gồm 3281 3048 2835 2662 2486

+ DNNN 100% vốn NN 1801 1470 1315 1276 1204 + DNNN hơn 50% vốn NN 1502 1578 1520 1386 282 - DN ngoài Nhà nước, trong

đó

268831 388232 427710 488395 541753

+ Tư nhân 48007 49222 47741 48409 45495

+ Khác 220824 339010 379969 439986 496258

-DN có vốn đầu tư nước

ngoài 7248 11046 11940 14002 16178

Tổng 279360 402326 442485 505059 560417

Tỷ trọng DNNN/Tổng số DN

1,2% 0,8% 0,6% 0,5% 0,4%

Nguồn: Tổng cục Thống kê 2018

Theo bảng 2.1 trên, doanh nghiệp nhà nước gồm các loại hình doanh nghiệp: (1) Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước ; (2) DNNN hơn 50% vốn Nhà nước. Cũng theo bảng 2.1, số lượng DNNN qua các năm đã có sự giảm đáng kể về số lượng, với tốc độ giảm trên dưới 5%/năm, đặc biệt số lượng DNNN 100% vốn Nhà nước giảm năm 2015 so với năm 2014 là gần 10%. Tỷ trọng DNNN trong tổng số doanh nghiệp cũng giảm mạnh từ 1,2% (2010) còn 0,4% trong năm 2017.

Trong Báo cáo của Chính phủ (2017), tính đến cuối năm 2016 còn 583 DNNN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (gồm 7 tập đoàn kinh tế, 67 tổng công ty Nhà nước, 17 công ty TNHH MTV hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ- cơng ty con, 492 doanh nghiệp độc lập thuộc các Bộ ngành, địa phương); 273 doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước (gồm 34 tập đồn, tổng cơng ty, cơng ty mẹ con cổ phần, 239 công ty cổ phần độc lập).

Số lượng các doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước có sự biến động do các nguyên nhân: (1) một số DNNN không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện cổ phần hố, chính thức chuyển thành cơng ty cổ phần trong năm 2015; (2) một số doanh nghiệp cổ phần thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước về Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC); (3) Nhà nước đã hồn thành thối tồn bộ vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp cổ phần theo phương án thoái vốn nhà nước đã được phê duyệt.

Như vậy, số lượng DNNN có tỷ lệ sở hữu 100% của Nhà nước giảm qua các năm do khu vực DNNN đang được sắp xếp, đổi mới theo hướng thu hẹp dần, giảm bớt ở nhiều vị trí khơng cần đến sự hiện diện DNNN, kể cả về diện hoạt động (tức phạm vi ngành, lĩnh vực có DNNN) và mật độ hiện diện của DNNN (tức số lượng DNNN cùng kinh doanh trong ngành, lĩnh vực). Cụ thể như sau: Số ngành, lĩnh vực Nhà nước giữ 100% vốn đã giảm từ 43 ngành, lĩnh vực (năm 2002, theo Quyết định 58/2002/QĐ-TTg) xuống 20 ngành, lĩnh vực (năm 2011, theo Quyết định 14/2011/QĐ-TTg). Có thể dễ nhận thấy sự thay đổi về số lượng DNNN theo chiều hướng giảm đi khá nhiều trong các ngành, lĩnh vực như thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, v.v. Ví dụ, năm 1998 số DNNN trong ngành thương mại, dịch vụ là 1.566 doanh nghiệp thì đến cuối năm 2011 chỉ cịn 200 doanh nghiệp.

Đối với các DNNN cổ phần hóa niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam có tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước từ 50% trở lên, tác giả thống kê số liệu trong năm 2010 đến 2018 như sau:

Bảng 2.2 Số lượng DNNN niêm yết giai đoạn 2010-2018

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng số 69 89 125 131 133 158 168 180 157 DNNN trên sàn HOSE 26 47 54 55 57 76 75 80 78 DNNN trên HNX 43 42 71 76 76 82 93 100 79 Nguồn: Stockplus

Như vậy, theo thời gian, số lượng DNNN niêm yết ngày càng tăng. Số lượng DNNN niêm yết năm 2017 gấp gần 3 lần số lượng DN năm 2010. Xét về sàn niêm

Minh tăng mạnh từ năm 2015 (từ 57 lên 76), đến năm 2018 chiếm khoảng 50% tổng số DNNN niêm yết trên 2 sàn. Sự tăng lên này được lý giải do quá trình cổ phần hóa ngày càng mạnh mẽ hơn và xu hướng gia nhập thị trường chứng khoán để mở rộng quy mơ nguồn vốn và tiềm lực tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tăng cường minh bạch thông tin tại các doanh nghiệp nhà nước ở việt nam (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)