Bảng 2 .8 Kết quả hoạt động kinh doanh của DNNN cổ phần hóa niêm yết
Bảng 2.10 Tình hình cơng bố thơng tin của DNNN năm 2016-2017
TT Năm KH SXKD - ĐTPT 5 năm KH SXKD - ĐTPT hàng năm KQ SXKD hàng năm và 3 năm gần nhất Kết quả thực hiện NVCI & TNXH SXĐM hàng năm TTQT và CCTC BCTC năm Tiền lương, thưởng 1 2016 Số DN thực hiện/Tổng số DN đã công bố thông tin
74/241 164/241 125/241 52/241 137/241 123/241 116/241 176/241
Tỷ lệ % 30,7% 68,05% 51,87% 21,58% 56,85% 51,07% 48,13% 73,03%
2 2017
Số DN thực
hiện/Tổng số DN đã công bố thông tin
113/265 167/265 171/265 94/265 149/265 174/265 146/265 196/265
Tỷ lệ % 42,64% 63,01% 66,41% 35,47 56,22% 65,66% 55,09% 73,96%
Theo bảng 2.10, số lượng DNNN thực hiện công bố thông tin qua 2 năm 2016 và 2017 đã có sự cải thiện. Đối với tất cả các thông tin bắt buộc phải công bố, số lượng các DNNN tuân thủ quy định đều tăng. Các nhóm thơng tin được chấp hành đầy đủ nhiều nhất là thông tin về kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển hàng năm; thông tin lương thưởng; thông tin sắp xếp đổi mới hàng năm. Thơng tin về tình hình tài chính doanh nghiệp mới có khoảng 50% các DNNN thực hiện cơng bố. Nhóm thơng tin ít đươc tn thủ nhất là thông tin về kế hoạch sản xuất kinh doanh đầu tư phát triển 5 năm và thông tin kết quả thực hiện nhiệm vụ cơng ích và trách nhiệm xã hội. Qua phỏng vấn một số đại diện doanh nghiệp, có thể lý giải việc này một phần là do nhiều DNNN chưa quan tâm đến việc lập kế hoạch 5 năm; hơn nữa thông tin về kế hoạch 5 năm là thơng tin rất khó cập nhật hàng năm theo yêu cầu của Nhà nước. Bản thân thông tin về kế hoạch 5 năm đều khơng có phê duyệt của cơ quan đại diện sở hữu như luật định.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), tính đến 31/12/2017, có 55/77 doanh nghiệp (chiếm 71,42%) là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước hoặc doanh nghiệp lớn thuộc các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố thuộc trung ương đã thực hiện công bố thông tin theo quy định tại Nghị định 81/2015/NĐ-CP; tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn theo yêu cầu tại Nghị định này. Chỉ có 2/5 Tập đồn kinh tế (VNPT, PVN) thực hiện nghiêm túc, đầy đủ việc công bố thông tin theo quy định (đã công bố 9/9 báo cáo đến thời hạn công bố). Cụ thể các thông tin công bố:
- Công bố kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2016- 2020: 21/77 doanh nghiệp (tương ứng 27,27%) thực hiện.
- Công bố kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2017: 42/77 doanh nghiệp (tương ứng 54,54%) thực hiện.
- Công bố báo cáo đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và ba (03) năm gần nhất: 46/77 doanh nghiệp (tương ứng 59,74%) thực hiện.
- Công bố báo cáo kết quả sắp xếp, đổi mới 2016: 44/77 doanh nghiệp (tương ứng 57,14%) thực hiện.
- Công bố báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức 2016: 51/77 doanh nghiệp (tương ứng 29,87%) thực hiện.
- Công bố báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ cơng ích và trách nhiệm xã hội năm 2016: 22/77 doanh nghiệp (tương ứng 28,57%) thực hiện.
- Cơng bố báo cáo tài chính 2016: 39/77 doanh nghiệp (tương ứng 50,65%) thực hiện.
- Công bố báo cáo tiền lương, tiền thưởng: 45/77 doanh nghiệp (tương ứng 58,44%) thực hiện.
Trong số 6 Tập đoàn kinh tế, có 2 Tập đồn là Bưu chính Viễn thơng Việt Nam (VNPT), Điện lực Việt Nam (EVN) cơng bố báo cáo tài chính (BCTC) cơng ty mẹ và hợp nhất 2016. Một số Tổng công ty lớn như: Lương thực miền Bắc, Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Đầu tư phát triển nhà và đô thị, Phát triển đường cao tốc, Cà phê, Đảm bảo an toàn hàng hải Miền Bắc chưa thực hiện công bố báo cáo tài chính năm 2016. Một số doanh nghiệp lớn như Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà đô thị, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam cũng nằm trong nhóm chây ì cơng bố thơng tin.
ii. Về tính kịp thời
Khá nhiều DNNN chậm trễ trong việc cơng bố thơng tin. Ví dụ tổng Cơng ty đường sắt Việt Nam, về kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2016, hạn công bố vào ngày 31/03/2016 nhưng đến ngày 21/12/2016 Tổng công ty Đường sắt Việt Nam mới công bố, tức là muộn hơn gần 9 tháng so với quy định. Đối với kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2017, hạn công bố là ngày 31/03/2017 nhưng đến tháng 6/2017, muộn hơn 2 tháng so với quy định nhưng Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vẫn chưa cơng bố thơng tin...
iii. Về tính tin cậy
Có rất ít căn cứ để đánh giá tính tin cậy của thơng tin cơng bố của DNNN. Báo cáo về tình hình cơng bố thơng tin DNNN năm 2016 cho thấy kết quả chỉ có 6 Tập đồn kinh tế đã th kiểm tốn độc lập để hồn thiện báo cáo tài chính
quốc tế tại Việt Nam để thực hiện kiểm toán (VNPT thuê E&Y, EVN và PVN thuê Delloite), 3 Tập đồn kinh tế th cơng ty kiểm tốn trong nước để thực hiện kiểm tốn (VRG th Cơng ty TNHH MTV Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam AVA, Vinachem thuê Công ty TNHH Hãng Kiểm tốn AASC, TKV th Cơng ty TNHH PKF).
Theo các báo cáo tài chính năm 2016 do 5 Tập đồn kinh tế gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện cơng bố thơng tin, thì chỉ có 1 Tập đoàn kinh tế thuê cơng ty kiểm tốn quốc tế tại Việt Nam để thực hiện kiểm toán (PVN thuê Delloite), các Tập đồn kinh tế cịn lại th cơng ty kiểm tốn trong nước để thực hiện kiểm toán (VRG thuê AASC, Vinachem th Cơng ty TNHH Hãng Kiểm tốn AASC).
Mặt khác, các thông tin về xử phạt các DNNN vi phạm các quy định về công bố thơng tin liên quan đến tính tin cậy của thơng tin cũng hạn chế và hầu như khơng có. Do vậy, tác giả chưa có đủ cơ sở để đánh giá về tính cơng khai, minh bạch và khách quan trong việc đánh giá hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận của các DNNN này.
Tuy vậy, trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2016, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức được 19 cuộc thanh tra tại các tập đồn, tổng cơng ty và các doanh nghiệp nhà nước. Qua hoạt động thanh tra, kết quả đáng ghi nhận, đã phát hiện với một số tiền khoảng 34.000 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi từ ngân sách nhà nước trên 1.000 tỷ đồng và suất toán loại khỏi quyết toán. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý trên 344.000 tỷ đồng, kiến nghị xử lý nhiều tập thể, cá nhân và chuyển sang cơ quan điều tra xem xét, xử lý là 16 vụ, với 17 đối tượng, đã khởi tố 7 vụ với 24 đối tượng. Báo cáo tài chính của một số doanh nghiệp Nhà nước tại thời điểm báo cáo, nhất là cuối năm chưa được trung thực và khơng chính xác, khơng phản ánh được tình hình vốn, tài sản nhà nước tại thời điểm báo cáo. 1
iv. Về khả năng tiếp cận thông tin
Hiện nay, các kênh thông tin phổ biến để các nhà đầu tư có thể tiếp cận thơng tin DNNN là kênh thông tin của cơ quan quản lý Nhà nước (Bộ Kế hoạch và
đầu tư), các cơ quan quản lý sở hữu DNNN, thông tin từ các trung gian thơng tin tài chính, kênh thơng tin từ bản thân các DNNN.
Đối với kênh thông tin của các cơ quan quản lý Nhà nước, cụ thể là công thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và đầu tư (www.business.gov.vn), cơng chúng có thể tiếp cận theo 2 hướng: thông tin cập nhật hàng ngày của doanh nghiệp đưa lên và thông tin sắp xếp theo cơ quan đại diện sở hữu. Trong các thông tin được công bố, chủ yếu là thông tin định kỳ cịn các thơng tin bất thường ít được cập nhật.Mặt khác, khơng có cơng cụ tìm kiếm nên rất khó theo dõi thơng tin. Tính cập nhật của trang thơng tin này cũng bị hạn chế khi nhiều DN vẫn chưa có thơng tin được cơng bố.
Đối với cổng thông tin của các cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước: Theo điểm a Khoản 2 Điều 22 Nghị định số 81/2015/NĐ-CP quy định “Cổng hoặc trang
thông tin điện tử của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước phải có chun mục riêng về cơng bố thông tin của doanh nghiệp. Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước có trách nhiệm đăng tải cơng bố thơng tin của doanh nghiệp đúng thời gian, bảo đảm các thông tin công bố được tiếp cận dễ dàng và thuận tiện”. Tuy nhiên,
tính đến 31/12/2017, mới có 6/15 Bộ và cơ quan ngang Bộ (chỉ tính các đơn vị có doanh nghiệp nhà nước), 8/63 tỉnh, thành phố thuộc trung ương và 6/6 Tập đoàn kinh tế thuộc diện phải thực hiện cơng bố thơng tin có chun mục riêng về cơng bố thông tin theo quy định này.
Như vậy, mới chỉ có 20/84 cơ quan chủ sở hữu (chiếm 23,81%) thực hiện đúng quy định về tổ chức thực hiện công bố thông tin nêu trên.
Bảng 2.11 Danh sách các cơ quan chủ sở hữu thực hiện công bố thơng tin năm 2017
TT Tình trạng cơng bố Số lượng Ghi chú
1 Đã công bố đầy đủ các doanh nghiệp 11 3 Bộ, 2 UBND, 6 Tập đồn
2 Chưa cơng bố đầy đủ 9
Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư.2018
ty mình. Vì vậy, nếu nhìn website của nhiều DNNN, hầu hết các DN đều có mục Cơng bố thơng tin hoặc cơng khai thơng tin trong đó cung cấp các thông tin về các báo cáo tài chính năm, báo cáo quản trị cơng ty, tình hình sản xuất kinh doanh hàng tháng. Tuy vậy, các thông tin theo yêu cầu pháp luật cần minh bạch lại chưa đầy đủ hoặc không cập nhật.
v. Về trách nhiệm của bên công bố thông tin
Theo Nghị định 81/2015/NĐ-CP thì người cơng bố thông tin trong doanh nghiệp là người đại diện pháp luật hoặc người được ủy quyền công bố thông tin.
Tuy nhiên, các quy chế này đều khơng có điều khoản xử lý trách nhiệm đối với người cơng bố thơng tin, do đó, nếu có vi phạm về cơng bố thơng tin cũng rất khó có căn cứ để quy trách nhiệm đến từng cá nhân. Mặt khác, trên các website của DNNN, thông tin về người công bố thông tin hoặc ủy quyền công bố thông tin cũng như cán bộ chuyên trách về cơng bố thơng tin rất khó tìm kiếm. Vì vậy, nếu nhà đầu tư có thắc mắc, u cầu giải trình thì cũng rất khó khăn để tiếp cận người chuyên trách của công ty. Các thông tin về giải trình cũng chủ yếu tuân thủ theo các quy định pháp luật về việc giải trình, cịn việc giải trình theo u cầu của nhà đầu tư cũng rất hiếm hoi.
vi. Khảo sát về mức độ minh bạch thông tin bắt buộc của DNNN không niêm yết
Tác giả tiến hành khảo sát về việc minh bạch thông tin tại DNNN dựa trên các thông tin được công bố rộng rãi trên các phương tiện sau:
- Website của các DNNN
- Cổng thông tin điện tử về DNNN của Chính phủ
- Website các cơ quan đại diện sở hữu (các Bộ quản lý, Ủy ban nhân dân, tập đồn…)
- Website của các cơng ty trung gian thơng tin tài chính như vietstock. Đối với các DNNN mà Nhà nước sở hữu từ 50% vốn trở lên và chưa niêm yết, do số lượng các DNNN còn khá nhiều nhưng sự biến động về DNNN lại khá lớn do quá trình cổ phần hóa, sắp xếp DNNN vẫn đang diễn ra rất tích cực nên tác giả quyết định chọn mẫu nghiên cứu căn cứ vào Quyết định 58/2016/QĐ-TTg ngày
nước và danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020. Theo quyết định này, các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực bao gồm: Đo đạc bản đồ phục vụ quốc phòng, an ninh; Sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp; Truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia và quản lý lưới điện phân phối; thủy điện đa mục tiêu, điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh; Quản lý hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị do Nhà nước đầu tư; điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị do Nhà nước đầu tư; Dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng khơng, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn; Bảo đảm hàng hải (không bao gồm nạo vét, duy tu luồng hàng hải cơng cộng); Bưu chính cơng ích; Kinh doanh xổ số; Xuất bản (không bao gồm lĩnh vực in và phát hành xuất bản phẩm); In, đúc tiền, sản xuất vàng miếng và các vật phẩm lưu niệm bằng vàng; Tín dụng chính sách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng. Trong giai đoạn 2016-2020, cả nước sẽ thực hiện sắp xếp, đổi mới tại 240 doanh nghiệp nhà nước. Mục tiêu đặt ra là tới năm 2020 chỉ còn 103 DN Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (trong đó có 71 cơng ty xổ số trung ương và địa phương). Chủ trương của Chính
phủ chỉ nắm giữ 100% vốn tại các doanh nghiệp hoạt động trong một số ngành đặc thù liên quan đến quốc phòng an ninh, dịch vụ cơng ích, in đúc tiền, sản xuất vàng miếng. Như vậy, sẽ thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa tại 137 DN, tiến tới chỉ có 4 DN
có cổ phần nhà nước trên 65% vốn điều lệ, 27 DN Nhà nước nắm giữ từ 50 đến dưới 65% vốn điều lệ, 106 DN Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ.
Thông qua khảo sát sơ bộ, các DNNN do Ủy ban nhân dân các địa phương quản lý và các DNNN về xổ số kiến thiết có khá ít thơng tin cơng bố nên rất khó trong việc đánh giá, khảo sát. Các DNNN do các địa phương quản lý trừ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng cơng bố rất hạn chế thơng tin. Vì vậy, tác giả chọn ra mẫu khảo sát là 44 DNNN, trong đó có 24 DNNN 100% vốn Nhà nước, 20 DNNN sở hữu NN từ 50% đến dưới 100%, không bao gồm các DNNN do ủy ban nhân dân các địa phương quản lý (trừ Hà Nội và tp HCM) và cá DNNN về xổ số kiến thiết. Các doanh nghiệp còn lại được chọn ngẫu nhiên.
Về tiêu chí khảo sát, cũng thơng qua khảo sát sơ bộ, các DNNN công bố rất hạn chế các thông tin tự nguyện. Do vậy, tác giả chỉ tiến hành khảo sát đối với việc công bố thông tin bắt buộc theo Nghị định 81/2015/NĐ-CP. Các thông tin trên được liệt kê và tính điểm. Đối với các nội dung có thực hiện công bố thông tin, DN sẽ được 1 điểm. Nội dung không thực hiện sẽ được 0 điểm.