3.2. Các giải pháp tăng cường minh bạch thông tin đối với DNNN Việt Nam
3.2.6 Chú trọng đến minh bạch thông tin phát triển bền vững của DNNN
Để tăng cường minh bạch thông tự nguyện của DNNN, bản thân các DN cần nâng cao nhận thức về các báo cáo phát triển bền vững, bản chất là cung cấp thông tin tự nguyện, bao gồm thông tin về môi trường, xã hội và cộng đồng. Hiện nay, 3 tổ chức chính đưa ra các chuẩn mực, khung hướng dẫn báo cáo phát triển bền vững mà theo tác giả là tồn diện nhất về các khía cạnh mơi trường, xã hội, kinh tế; đó là: GRI (Tổ chức Sáng kiến Báo cáo toàn cầu, GRI - Global Report Innitiative), SASB
(Ủy ban chuẩn mực kế toán bền vững (Sustainability accounting standards board) và IIRC (Hội đồng báo cáo tích hợp quốc tế - International integrated reporting council). Trong đó GRI là chuẩn mực được biết đến và sử dụng rộng rãi nhất trong việc lập báo cáo phát triển bền vững. Điều này được thể hiện thông qua kết quả cuộc điều tra của KPMG đối với hơn 2200 công ty thuộc Global Fortune 250 (G250) và 100 công ty lớn nhất về doanh thu (N100) ở 22 quốc gia. Báo cáo điều tra đã chỉ ra rằng hơn ¾ các cơng ty G250 và gần 70% các công ty N100 sử dụng hướng dẫn của GRI để lập báo cáo (KPMG, 2008).
Đối với các doanh nghiệp mới bắt đầu lập báo cáo phát triển bền vững, để đơn giản doanh nghiệp có thể tham khảo chuẩn mực của SASB hoặc GRI để thấy được những thơng tin trọng yếu, hữu ích với nhà đầu tư, hiệu quả về mặt chi phí tối thiểu mà cần báo cáo. Khi doanh nghiệp đã có kinh nghiệm lập báo cáo phát triển bền vững đơn lẻ theo các chuẩn mực như GRI, SASB rồi, doanh nghiệp có thể tiến tới bước cao hơn là tích hợp các thơng tin thu được từ báo cáo phát triển bền vững vào quá trình quản trị và hoạt động của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đã hình thành được tư duy tích hợp, việc lập báo cáo tích hợp dựa trên các nguyên tắc của IIRC chỉ đơn giản là doanh nghiệp trình bày lại quá trình hoạch định chiến lược và quản trị doanh nghiệp mình.