2.1. Khái quát về doanh nghiệp nhà nướ cở Việt Nam
2.1.5. Giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn tại các DNNN
Mặc dù số lượng DNNN không nhiều so với các DN ngoài Nhà nước, tuy vậy, giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn tại các DNNN cũng tương đương, thậm chí năm 2015 cịn cao hơn. Giá trị đầu tư năm 2016 và 2017 của
DNNN có sự giảm nhẹ, nhưng tính riêng đối với DNNN có hơn 50% vốn Nhà nước thì giá trị đầu tư lại tăng khoảng 20% trong giai đoạn này. Mặt khác, xét về tỷ trọng, giá trị tài sản đầu tư của DNNN vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn mặc dù đã giảm qua các năm, tính đến năm 2017 là khoảng 1/3 tổng giá trị tài sản đầu tư của tổng số doanh nghiệp.
Bảng 2.4: Giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các DN
Đơn vị: nghìn tỷ đồng 2010 2014 2015 2016 2017 - DNNN, gồm: 1758,9 3358,6 4599,7 4366,6 4566,5 + DNNN 100% vốn Nhà nước 1140,9 2429,5 3171,4 2597,8 2589,2 + DNNN hơn 50% vốn Nhà nước 618,0 929,1 1426,3 1768,8 1977,3
- DN ngồi Nhà nước, trong
đó: 2129,7 3455,8 3862 5856,5 6891,6
+ Tư nhân 126,1 95,6 124,2 86,5 236,9
+ Khác 2003,6 3360,2 3737,8 5770,0 6654,7
-DN có vốn đầu tư nước
ngoài 770,3 1635,8 2005,1 2327,9 2504 Tổng 4658,9 8450,2 10466,8 12551 13962,1 Tỷ trọng TS của DNNN 38% 40% 44% 35% 33% Tỷ trọng DN Ngoài NN 46% 41% 37% 47% 49% Tỷ trọng DN có VĐTNN 17% 19% 19% 19% 18% Tổng 100% 100% 100% 100% 100% Nguồn: Tổng cục Thống kê 2018
Tại Việt Nam, DNNN được quản lý theo Luật Doanh nghiệp (2014), bao gồm:
i. DNNN 100% vốn Nhà nước
Theo Luật Doanh nghiệp 2014, DNNN 100% vốn Nhà nước hoạt động dưới loại hình Cơng ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mơ hình sau đây:
- Chủ tịch cơng ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; - Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm sốt viên. Hội đồng thành viên có số lượng khơng q 07 người. Thành viên Hội đồng thành viên làm việc theo chế độ chuyên trách và do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc khen thưởng, kỷ luật. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng thành viên không quá 5 năm và không quá 2 nhiệm kỳ. Chủ tịch Hội đồng thành viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm. Chủ tịch Hội đồng thành viên không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc cơng ty của cơng ty mình và các doanh nghiệp khác.
ii. DNNN có sở hữu vốn Nhà nước từ 50% đến dưới 100%
DNNN có sở hữu vốn Nhà nước từ 50% đến dưới 100% thì tùy theo loại hình DN mà có mơ hình quản trị cơng ty tương ứng, gồm cơng ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm sốt; trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty.
Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mơ hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khốn có quy định khác:
Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp cơng ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của cơng ty thì khơng bắt buộc
Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm tốn nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành cơng ty.
iii. Tập đồn Kinh tế
Trong thời gian qua, Chính phủ đã thành lập 13 Tập đoàn kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế được coi là chiến lược và/hoặc thiết yếu. Cơ cấu tổ chức của các Tập đồn kinh tế bao gồm: cơng ty mẹ (cấp 1), công ty con (cấp 2) và các chi nhánh và doanh nghiệp trực thuộc là các cấp tiếp theo. Cơ cấu quản lý của Tập đoàn Kinh tế là Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên – Tổng Giám đốc – Ban Kiểm soát hoặc Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên – Tổng Giám đốc – Các Kiểm soát viên.
2.1.7. Mơ hình quản lý doanh nghiệp nhà nước
Thơng thường chức năng và nhiệm vụ chủ sở hữu trong các DNNN được thực hiện bởi Thủ tướng, các bộ ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (UBNDCT). Căn cứ vào thẩm quyền của mình, họ sẽ chỉ định các đại diện phần vốn Nhà nước, những người có quyền đề cử thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành công ty; đồng thời cũng trực tiếp tham gia phê duyệt chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, ngân sách, các dự án đầu tư quy mô lớn (cho các DNNN vay quá mức hoặc các giải pháp bất thường khác), cho vay và đầu tư/thoái vốn, bổ nhiệm nhân sự. Tại các công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên trở lên, đại diện sở hữu nhà nước có thể đề cử các đại diện của Nhà nước vào Hội đồng cổ đông để thực hiện quyền biểu quyết. Mối quan hệ giữa các DNNN và các cấp chính phủ được chia thành hai cấp: cấp trung ương (Thủ tướng và các bộ) và cấp tỉnh (UBNDCT). Thủ tướng trực tiếp đại diện cho quyền sở hữu Nhà nước tại công ty mẹ của các Tập đồn kinh tế, các Tổng cơng ty Nhà nước, các DNNN quy mô lớn và quan trọng, do Thủ tướng thành lập. Được sự hỗ trợ của Ban Chỉ đạo về Cải cách Doanh nghiệp, Thủ tướng cũng là người ra quyết định tái cấu trúc DNNN và phát triển doanh nghiệp. Chức năng tương tự cũng thuộc về các bộ và UBND cấp tỉnh.
Trong thời gian qua, một trong những sự thay đổi lớn của mơ hình quản lý vốn Nhà nước là Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 09/2018/NQ-CP thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật.
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, con dấu hình quốc huy và tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước. Số tiền quản lý có thể lên đến 5 triệu tỷ đồng. Chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp:
- Ủy ban giúp Thủ tướng xây dựng đề án thành lập doanh nghiệp, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp.
- Ủy ban phê duyệt và giám sát việc thực hiện các chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được giao.
- Uỷ ban là cơ quan chuyên trách phê duyệt phương án huy động vốn và dự án đầu tư lớn, dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp, quyết định chủ trương góp, tăng, giảm vốn góp, chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp.
- Ủy ban sẽ giám sát việc thu hồi vốn đầu tư, thu lợi nhuận, cổ tức, chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn Nhà nước.
- Ủy ban sẽ chủ trì, phối hợp trình Thủ tướng quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật chủ tịch hội đồng thành viên của doanh nghiệp nhà nước.
Tại thời điểm thành lập, ngồi Tổng Cơng ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước SCIC, cịn có 29 tập đồn, tổng cơng ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn hoặc cổ phần chi phối lâu dài thuộc sự quản lý của Ủy ban này.
Công ty Mua bán Nợ và Tài sản tồn đọng doanh nghiệp được thành lập nhằm xử lý nợ xấu của các DNNN, như một điều kiện cần trong quá trình tiến hành cổ phần hóa. Tổng Cơng ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước được thành lập nhằm giảm sự can thiệp của Nhà nước vào các quyết định kinh doanh hàng ngày trong quá trình quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hóa.
Bộ Kế hoạch và đầu tư và Bộ Tài chính có nhiệm vụ chức năng trong lĩnh vực của các bộ mình và có các Bộ khác chịu trách nhiệm về vấn đề chủ sở hữu Nhà nước và quản lý Nhà nước, công tác quản lý Nhà nước bao gồm việc thực hiện và thi hành các quy định của Nhà nước.
Công tác giám sát các DNNN của chủ sở hữu thực hiện dựa trên Báo cáo tài chính thường niên và dẫn tới hình thành một bộ đánh giá (A, B, C) bao gồm các tiêu chí cụ thể: kim ngạch, lợi nhuận và tỷ lệ lợi nhuận của vốn Nhà nước, khả năng thanh toán nợ quá hạn và nợ đến hạn, tuân thủ pháp luật, chính sách, cơ chế ban hành liên quan và tình trạng thực hiện cung cấp dịch vụ và hàng hóa cơng. Kết quả đánh giá của các tổng công ty hay các công ty mẹ sẽ được cơng bố sau khi xin ý kiến Bộ Tài chính. Nếu các DNNN thua lỗ hoặc báo cáo các hoạt động chưa đầy đủ, các doanh nghiệp này phải chịu sự giám sát đặc biệt và sẽ phải nộp báo cáo hàng quý cho đến khi có lãi trong 2 năm tới. Trường hợp doanh nghiệp tiếp tục thua lỗ, doanh nghiệp có nguy cơ bị thanh lý/giải thể.
Kiểm tốn Nhà nước Việt Nam có quyền kiểm tra sự tuân thủ các quy định, báo cáo tài chính và các hoạt động của DNNN. Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành thanh tra thường niên hoặc bất ngờ khi nhận được báo cáo về các hoạt động bất lợi hoặc các kết quả tiêu cực.
Như vậy, có thể thấy, mặc dù mơ hình quản trị cơng ty của DNNN đã có sự tương đồng với các loại hình doanh nghiệp khác, tuy nhiên về mơ hình quản lý giám sát các DNNN lại có sự đa dạng phức tạp khá lớn.
Ví dụ, đối với tập đồn dầu khí Việt Nam (PVN), các cơ quan giám sát tập đồn này bao gồm Bộ Cơng thương (chủ trì, phối hợp thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên, thanh tra), và các bộ liên quan khác (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ LĐTBXH, Bộ Nội vụ). Do đó, khó có cơ quan nào có đủ thẩm quyền và khả năng theo dõi đánh giá đầy đủ hiệu quả, toàn diện.
2.1.8 Kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam
2.1.8.1 Kết quả hoạt động kinh doanh chung i. Về doanh thu i. Về doanh thu
Bảng 2.5: Doanh thu của DNNN từ 2010-2017 Đơn vị: nghìn tỷ đồng Đơn vị: nghìn tỷ đồng Năm 2010 2014 2015 2016 2017 - DNNN gồm 2.033,50 2.960,80 2.722,20 2865,5 3126,3 + DNNN 100% vốn Nhà nước 1.517,6 1785,4 1660 1811,3 2036,9 + DNNN hơn 50% vốn Nhà nước 515,9 1175,4 1056,2 1054,2 1089,4 - DN ngồi Nhà nước, trong đó: 4048,2 7039,5 8075,1 9762,1 11737,1 + Tư nhân 391,4 532,7 516,2 541,7 473,5 + Khác 3776,8 6506,8 7558,9 9220,4 11263,6 -DN có vốn đầu tư nước ngoài
136 3515,7 4151,9
4808,8 5800,9
Tổng
7487,7 13516 14949,2 17436,4 20664,3
Nguồn: Tổng cục Thống kê 2017
Theo bảng 2.5, doanh thu của các DNNN vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể so với tổng doanh thu của các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình mặc dù có xu hướng giảm theo thời gian. Doanh thu của DNNN gần bằng 50% doanh thu của các doanh nghiệp ngoài Nhà nước trong các năm 2010, sau đó giảm cịn khoảng 40% trong các năm 2014, 2015 và bằng 30% trong các năm 2016,2017. Sự sụt giảm này có thể xuất phát từ việc giảm số lượng DNNN trong thời gian trên cũng như sự phát triển và lớn mạnh của các doanh nghiệp ngoài nhà nước khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng mở cửa.
ii. Về lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận của các DNNN theo thống kê cũng đạt
mức 5-6% trên doanh thu, đỉnh điểm là năm 2016 đạt 6,3% (DNNN 100% vốn Nhà nước) và 6,9% (DNNN từ 50% vốn NN trở lên) cao hơn tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp thuộc khối ngoài Nhà nước, nhưng thấp hơn các DN liên doanh với nước ngoài (bảng 2.6)
Bảng 2.6. Tỷ suất lợi nhuận của các DNNN và các loại hình DN khác (%)
Năm 2010 2014 2015 2016 2017
DNNN 5,7% 6,3% 5,8% 6,9% 6,4%
DNNN 100% vốn Nhà nước 6,0% 8,8% 7,3% 6,3% 6,1%
DNNN hơn 50% vốn Nhà nước 4,8% 2,3% 3,4% 7,9% 7,0%
- DN ngồi Nhà nước, trong đó: 2,9% 1,7% 1,9% 1,9% 2,5%
+ Tư nhân 0,7% 0,7% 0,9% 1,2% 2,3%
+ Khác 3,0% 1,8% 1,9% 2,0% 2,5%
-DN có vốn đầu tư nước ngoài 9,0% 7,1% 5,9% 6,8% 6,6%
Tổng 4,8% 4,1% 3,7% 4,1% 4,2%
Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài 18,77 14,82 11,22 12,89 10,6%
Nguồn: Tổng cục Thống kê 2018 2.1.8.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của DNNN do Nhà nước sở hữu 100% vốn
Xét riêng các DNNN do Nhà nước sở hữu 100% vốn, do không thể tiếp cận được số liệu từ năm 2017 trở đi, trong 03 năm 2014-2016, theo bảng 2.7, tình hình tổng tài sản, doanh thu và lợi nhuận cũng có sự sụt giảm do việc thu hẹp số lượng các DNNN. Tuy vậy, điều đáng lo ngại là tỷ suất lợi nhuận cũng có xu hướng giám từ mức 15,2% năm 2014, giảm xuống còn 10% trong năm 2016. Điều này cho thấy hiệu quả kinh doanh của các DNNN do Nhà nước 100% vốn chủ sở hữu cũng còn nhiều vấn đề.
Bảng 2.7 Kết quả hoạt động kinh doanh của DNNN sở hữu 100% vốn Nhà nước giai đoạn 2014-2016
Năm 2014 2015 2016
Tổng số DNNN báo cáo 781 652 583
Tổng doanh thu (tỷ đồng) 1.709.780 1.588.326 1.515.821 Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 187.699 161.431 139.658
Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu 15,2% 11,7% 10%
Nộp NSNN (tỷ đồng) 278.212 246.038 251.845
Nguồn: Chính phủ, 2016, 2017 Mặt khác, theo báo cáo của Chính phủ năm 2017, về tình hình tài chính, một số cơng ty mẹ có tỷ lệ khoản phải thu/tổng tài sản ở mức cao như Công ty mẹ - Tổng công ty Đông Bắc (75%), Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô 65%, Công ty mẹ - Tổng công ty xây dựng Trường Sơn (63%), Công ty mẹ - Tổng công ty Sông Đà (59%).
Về hàng tồn kho, một số doanh nghiệp có giá trị hàng tồn kho lớn như Tổng công ty Đầu tư và phát triển cơng nghiệp, Tập đồn Dầu khí quốc gia, Tập đồn Viễn thơng quân đội, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam…. Một số DN có tỷ trọng Hàng tồn kho/Tổng tài sản lớn như Công ty mẹ Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gịn (73%), Tổng cơng ty Đầu tư Phát triển Nhà và đô thi –HUD (65%), Công ty mẹ- Tổng công ty Đầu tư và phát triển cơng nghiệp (41%)…Về tỷ lệ nợ, đặc biệt có 18 Tập đồn, Tổng cơng ty, 20 cơng ty mẹ có tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần.
2.1.8.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của DNNN cổ phần hóa niêm yết
Đối với các cơng ty cổ phần hóa niêm yết trên TTCK Việt Nam có tỷ trọng vốn Nhà nước từ 50% trở lên, kết quả kinh doanh có sự biến động qua các năm. Doanh thu bình quân các năm vẫn tăng đều đặn nhưng tổng tài sản lại có sự biến động lớn. Điều này có thể giải thích bởi q trình lên sàn của các DNNN từ năm 2016-2017 sau đó dần vốn Nhà nước ra khỏi các DN này (2018), dẫn đến khá nhiều DNNN bị loại khỏi danh sách DNNN trên sàn chứng khoán. Cho dù tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có sự gia tăng trong các năm nhưng tỷ lệ nợ/tổng tài sản khá cao (đặc biệt trong năm 2017) và tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu có sự sụt giảm mạnh trong năm 2018.
Bảng 2.8 Kết quả hoạt động kinh doanh của DNNN cổ phần hóa niêm yết trên TTCK năm 2016-2018