2.1. Khái quát về doanh nghiệp nhà nướ cở Việt Nam
2.1.8.1 Kết quả hoạt động kinh doanh chung
Bảng 2.5: Doanh thu của DNNN từ 2010-2017 Đơn vị: nghìn tỷ đồng Đơn vị: nghìn tỷ đồng Năm 2010 2014 2015 2016 2017 - DNNN gồm 2.033,50 2.960,80 2.722,20 2865,5 3126,3 + DNNN 100% vốn Nhà nước 1.517,6 1785,4 1660 1811,3 2036,9 + DNNN hơn 50% vốn Nhà nước 515,9 1175,4 1056,2 1054,2 1089,4 - DN ngoài Nhà nước, trong đó: 4048,2 7039,5 8075,1 9762,1 11737,1 + Tư nhân 391,4 532,7 516,2 541,7 473,5 + Khác 3776,8 6506,8 7558,9 9220,4 11263,6 -DN có vốn đầu tư nước ngồi
136 3515,7 4151,9
4808,8 5800,9
Tổng
7487,7 13516 14949,2 17436,4 20664,3
Nguồn: Tổng cục Thống kê 2017
Theo bảng 2.5, doanh thu của các DNNN vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể so với tổng doanh thu của các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình mặc dù có xu hướng giảm theo thời gian. Doanh thu của DNNN gần bằng 50% doanh thu của các doanh nghiệp ngoài Nhà nước trong các năm 2010, sau đó giảm cịn khoảng 40% trong các năm 2014, 2015 và bằng 30% trong các năm 2016,2017. Sự sụt giảm này có thể xuất phát từ việc giảm số lượng DNNN trong thời gian trên cũng như sự phát triển và lớn mạnh của các doanh nghiệp ngoài nhà nước khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng mở cửa.
ii. Về lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận của các DNNN theo thống kê cũng đạt
mức 5-6% trên doanh thu, đỉnh điểm là năm 2016 đạt 6,3% (DNNN 100% vốn Nhà nước) và 6,9% (DNNN từ 50% vốn NN trở lên) cao hơn tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp thuộc khối ngoài Nhà nước, nhưng thấp hơn các DN liên doanh với nước ngoài (bảng 2.6)
Bảng 2.6. Tỷ suất lợi nhuận của các DNNN và các loại hình DN khác (%)
Năm 2010 2014 2015 2016 2017
DNNN 5,7% 6,3% 5,8% 6,9% 6,4%
DNNN 100% vốn Nhà nước 6,0% 8,8% 7,3% 6,3% 6,1%
DNNN hơn 50% vốn Nhà nước 4,8% 2,3% 3,4% 7,9% 7,0%
- DN ngồi Nhà nước, trong đó: 2,9% 1,7% 1,9% 1,9% 2,5%
+ Tư nhân 0,7% 0,7% 0,9% 1,2% 2,3%
+ Khác 3,0% 1,8% 1,9% 2,0% 2,5%
-DN có vốn đầu tư nước ngồi 9,0% 7,1% 5,9% 6,8% 6,6%
Tổng 4,8% 4,1% 3,7% 4,1% 4,2%
Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài 18,77 14,82 11,22 12,89 10,6%
Nguồn: Tổng cục Thống kê 2018 2.1.8.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của DNNN do Nhà nước sở hữu 100% vốn
Xét riêng các DNNN do Nhà nước sở hữu 100% vốn, do không thể tiếp cận được số liệu từ năm 2017 trở đi, trong 03 năm 2014-2016, theo bảng 2.7, tình hình tổng tài sản, doanh thu và lợi nhuận cũng có sự sụt giảm do việc thu hẹp số lượng các DNNN. Tuy vậy, điều đáng lo ngại là tỷ suất lợi nhuận cũng có xu hướng giám từ mức 15,2% năm 2014, giảm xuống còn 10% trong năm 2016. Điều này cho thấy hiệu quả kinh doanh của các DNNN do Nhà nước 100% vốn chủ sở hữu cũng còn nhiều vấn đề.
Bảng 2.7 Kết quả hoạt động kinh doanh của DNNN sở hữu 100% vốn Nhà nước giai đoạn 2014-2016
Năm 2014 2015 2016
Tổng số DNNN báo cáo 781 652 583
Tổng doanh thu (tỷ đồng) 1.709.780 1.588.326 1.515.821 Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 187.699 161.431 139.658
Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu 15,2% 11,7% 10%
Nộp NSNN (tỷ đồng) 278.212 246.038 251.845
Nguồn: Chính phủ, 2016, 2017 Mặt khác, theo báo cáo của Chính phủ năm 2017, về tình hình tài chính, một số cơng ty mẹ có tỷ lệ khoản phải thu/tổng tài sản ở mức cao như Công ty mẹ - Tổng công ty Đông Bắc (75%), Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô 65%, Công ty mẹ - Tổng công ty xây dựng Trường Sơn (63%), Công ty mẹ - Tổng công ty Sông Đà (59%).
Về hàng tồn kho, một số doanh nghiệp có giá trị hàng tồn kho lớn như Tổng cơng ty Đầu tư và phát triển cơng nghiệp, Tập đồn Dầu khí quốc gia, Tập đồn Viễn thơng quân đội, Tập đồn Than khống sản Việt Nam…. Một số DN có tỷ trọng Hàng tồn kho/Tổng tài sản lớn như Công ty mẹ Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gịn (73%), Tổng cơng ty Đầu tư Phát triển Nhà và đô thi –HUD (65%), Công ty mẹ- Tổng công ty Đầu tư và phát triển công nghiệp (41%)…Về tỷ lệ nợ, đặc biệt có 18 Tập đồn, Tổng cơng ty, 20 cơng ty mẹ có tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần.
2.1.8.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của DNNN cổ phần hóa niêm yết
Đối với các cơng ty cổ phần hóa niêm yết trên TTCK Việt Nam có tỷ trọng vốn Nhà nước từ 50% trở lên, kết quả kinh doanh có sự biến động qua các năm. Doanh thu bình quân các năm vẫn tăng đều đặn nhưng tổng tài sản lại có sự biến động lớn. Điều này có thể giải thích bởi q trình lên sàn của các DNNN từ năm 2016-2017 sau đó dần vốn Nhà nước ra khỏi các DN này (2018), dẫn đến khá nhiều DNNN bị loại khỏi danh sách DNNN trên sàn chứng khoán. Cho dù tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có sự gia tăng trong các năm nhưng tỷ lệ nợ/tổng tài sản khá cao (đặc biệt trong năm 2017) và tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu có sự sụt giảm mạnh trong năm 2018.
Bảng 2.8 Kết quả hoạt động kinh doanh của DNNN cổ phần hóa niêm yết trên TTCK năm 2016-2018 trên TTCK năm 2016-2018
STT Các chỉ tiêu 2016 2017 2018
1 Doanh thu bình quân (tỷ VNĐ) 3168 5155 7230
2 Tổng tài sản bình quân (tỷ VNĐ) 3755 18159 5473
3 Tổng nợ bình quân (tỷ VNĐ) 1609 15102 2869
4 Nợ/Tài sản bình quân (lần) 0,43 0,83 0,52
6 Lợi nhuận sau thuế bình quân (tỷ VNĐ) 321 512 417 7 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/CVSCH (%) 15,1 16,7%
16,7
16,02 16 8 Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu
(%)
10,1 10 5,8
5,8
Nguồn: Stoxplus
2.1.9. Đánh giá chung về doanh nghiệp nhà nước Việt Nam
Cho đến nay, DNNN Việt Nam vẫn là một công cụ quan trọng để bảo đảm thực hiện hiệu quả các chính sách ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đối phó với biến động thị trường và tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Các DNNN có vốn góp Nhà nước cũng đóng vai trị chủ yếu trong việc thực hiện nhiệm vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ cơng ích, một số DNNN trong các lĩnh vực dịch vụ viễn thông, đầu tư kết cấu hạ tầng vẫn phát huy được thế mạnh trong nền kinh tế thị trường. Các DNNN cũng là nơi tạo công ăn việc làm đáng kể cho người lao động và mang lại doanh thu lớn cho nền kinh tế. Tuy vậy, cho đến nay, DNNN trong một số ngành cũng gặp khó khăn như xây dựng và kinh doanh bất động sản, dầu khí, sản xuất, kinh doanh hàng hóa nơng sản.
DNNN cũng còn nhiều hạn chế như:
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp của một số DNNN cịn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực của Nhà nước đầu tư, thua lỗ, thất thốt lớn cịn xảy ra.
- Cơ chế quản trị DNNN chậm đổi mới, kém hiệu quả, chưa phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Trách nhiệm của người quản lý Nhà nước chưa rõ ràng. Công tác cán bộ, tiền lương, thưởng của DNNN còn bất cấp, chưa phù hợp với cơ chế thị trường, chưa có tác động khuyến khích người lao động tăng năng suất.
- Việc tách chức năng quản lý Nhà nước và chức năng của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại DNNN thực hiện chậm. Cơ chế quản lý, giám sát và thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan và người đại diện chủ sở hữu nhà nước chưa thật rõ ràng và phù hợp.
- Nhiều DNNN chưa thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo doanh nghiệp với cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính theo quy định. Do đó việc tổng hợp báo cáo Chính phủ, Quốc hội về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong phạm vi cả nước của Bộ Tài chính cịn nhiều khó khăn.
- Cơ chế xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi xảy ra sai phạm cũng như xử lý các vi phạm về giám sát đánh giá hiệu quả hoạt động đối với DNNN chưa thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nên hiệu quả triển khai quy định về công khai, minh bạch chưa cao. Hiệu lực hiệu quả cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm tốn của các cơ quan quản lý Nhà nước không cao.
2.2. Thực trạng quy định pháp luật về minh bạch thông tin tại DNNN
Luật Doanh nghiệp năm 2014 thay thế cho Luật Doanh nghiệp năm 2005 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2015. Doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước sở hữu 100% vốn và công ty cổ phần mà nhà nước sở hữu từ 50% vốn điều lệ trở lên đều có nghĩa vụ cơng bố thông tin theo điều 108 (Công bố thông tin định kỳ) và Điều 109 (Công bố thông tin bất thường) của Luật này. Ngồi ra, cơng ty cổ phần mà nhà nước sở hữu từ 50% vốn trở lên, niêm yết trên thị trường chứng khốn, cần phải cơng khai thơng tin theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh công bố và minh bạch thơng tin tại DNNN có thể phân thành hai nhóm sau:
2.2.1. Quy định đối với DNNN do Nhà nước sở hữu 100% vốn
Ngoài Luật Doanh nghiệp năm 2014, DNNN do Nhà nước sở hữu 100% vốn cần tuân thủ những quy định về công bố, minh bạch thông tin trong các văn bản pháp luật sau:
2.2.1.1. Nghị định số 81/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2015 về công bố thông tin doanh nghiệp nhà nước tin doanh nghiệp nhà nước
i. Nội dung công bố thông tin bắt buộc
Nội dung công bố thông tin bắt buộc bao gồm 09 loại thơng tin chính. Nếu so với thông tin bắt buộc công bố của các công ty cổ phần niêm yết, các nội dung này còn đa dạng hơn và phức tạp hơn.
Các nội dung thông tin bắt buộc công bố bao gồm: a. Chiến lược phát triển của doanh nghiệp
ii. Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm (05) năm của doanh nghiệp
iii. Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển hàng năm của doanh nghiệp
iv. Báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và ba (03) năm gần nhất tính đến năm báo cáo
v. Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ cơng ích và trách nhiệm xã hội khác (nếu có);
vi. Báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp; vii. Báo cáo tình hình thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp hàng năm; viii. Báo cáo tài chính sáu (06) tháng và báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp
ix. Báo cáo chế độ tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp.
Các quy định về nơi cơng bố thơng tin, hình thức cơng bố thơng tin, thời hạn công bố đã được tác giả tổng hợp ở Phụ lục 1.
ii. Việc tổ chức thực hiện công bố thông tin: DNNN cần xây dựng quy chế
công bố thông tin, nêu rõ thẩm quyền trách nhiệm, phân công nhiệm vụ của các cá nhân, bộ phận liên quan, báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước để giám sát, đôn đốc thực hiện.
iii. Cổng thông tin điện tử của doanh nghiệp
Cổng hoặc trang thông tin điện tử của doanh nghiệp phải có chuyên mục riêng về cơng bố thơng tin, trong đó có các nội dung về điều lệ doanh nghiệp, quy chế quản trị doanh nghiệp (nếu có), danh sách Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch cơng ty, Ban kiểm sốt hoặc Kiểm sốt viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó
tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc và các thơng tin phải cơng bố định kỳ, bất thường theo yêu cầu quy định tại Nghị định này.
iv. Quy định về xử lý vi phạm công bố thông tin
Điều 23, Nghị định 81/2015/NĐ-CP: cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước áp dụng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo người quản lý doanh nghiệp trong trường hợp DNNN vi phạm các quy định như: Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng thời hạn các quy định về công bố thông tin; nội dung công bố thông tin không trung thực theo quy định tại Nghị định này. DN vi phạm các quy định về công bố thông tin theo quy định tại Nghị định này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm các quy định về công bố thông tin theo quy định tại Nghị định này dẫn đến việc cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước không kịp thời đưa ra các ý kiến chỉ đạo, khuyến nghị, giải pháp, dẫn đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, gây thất thốt vốn nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước áp dụng hình thức kỷ luật từ hạ bậc lương đến buộc thôi việc và kiến nghị cơ quan chức năng xử lý hình sự đối với người quản lý doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện công bố thông tin đầy đủ, đúng quy định theo quy định tại Nghị định này; chậm công bố thông tin đến hai mươi (20) ngày làm việc: Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm cơng khai danh sách các doanh nghiệp trên địa chỉ http://www.business.gov.vn và thông báo cho cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước biết để đôn đốc, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm đôn đốc, giám sát, kiểm tra, thanh tra các nội dung về công bố thông tin của doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này; không thực hiện việc đăng tải công khai, kịp thời trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan về các thông tin công bố định kỳ và bất thường của doanh nghiệp do mình quản lý.
Như vậy, các mức quy định vi phạm đối với DNNN khá chung chung, chưa cụ thể, chủ yếu dừng ở mức công khai danh sách trên các kênh thông tin công cộng;
xử phạt hành chính với DN vi phạm; cảnh cáo, khiển trách, kỷ luật cá nhân quản lý DNNN. Đối với xử phạt hành chính, căn cứ theo Nghị định số 50/2016/NĐ-CP Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, điều 27 Vi phạm quy định về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước, mức phạt lớn nhất là 15 triệu đồng đối với việc không thực hiện công bố thông tin của DNNN.
Đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, quy định về xử phạt cũng chung chung, chỉ là chịu trách nhiệm trước Chính phủ.
2.2.1.2 Các quy định khác có liên quan
i. Nghị định 87/2015/NĐ-CP (Nghị định 87) về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thơng tin tài chính của DNNN và doanh nghiệp có vốn nhà nước
Nghị định 87 do Bộ Tài chính soạn thảo dựa trên cơ sở Nghị định 61/2013/NĐ-CP về quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước. Nghị định 87 đã dành hẳn chương V để quy định về công khai thông tin tài chính. Nghị định 87 quy định cụ thể về nội dung, phương thức công khai thông tin của DNNN, Cơ quan đại diện chủ sở hữu và Bộ Tài chính. Nghị định này không chỉ dừng ở yêu cầu công khai mà nhấn mạnh cả yêu cầu minh bạch. Bởi thông tin trước khi được Bộ Tài chính cơng bố đã được bộ này thẩm định, đánh giá một cách kỹ càng, có xếp loại, có kiến nghị, thậm chí đưa vào diện giám sát đặc biệt nếu cần. Tuy vậy, nghị định 87 lại khơng có được chế tài mạnh để buộc doanh nghiệp phải thực hiện việc báo cáo thông tin. Như vậy, nội dung yêu cầu doanh nghiệp báo cáo và công bố một số vấn đề giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính cũng khơng tránh khỏi sự chồng chéo.
ii. Quyết định số 36/2014/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2014 do Chính phủ