2.5. Đánh giá về tình hình minh bạch thông tin tại DNNN
2.5.3.2. Nguyên nhân bên ngoài DNNN
Thứ năm, như phân tích ở trên, các quy định pháp luật liên quan đến xử lý vi phạm cơng bố thơng tin cịn chưa đủ mức răn đe so với mức độ nghiêm trọng của việc không minh bạch thông tin. Theo quan điểm của tác giả, mức xử phạt hành chính hiện tại chưa đủ bù đắp những thiệt hại mà Nhà nước, toàn dân và các chủ sở hữu phải gánh chịu khi DNNN không minh bạch thông tin. Điều này dẫn đến mức độ tuân thủ pháp luật về công bố thông tin của tổ chức phát hành chưa cao.
Thứ sáu là quá trình xử phạt vi phạm minh bạch thông tin của các cơ quan quản lý Nhà nước chưa chú trọng vào việc xem xét trách nhiệm của các bên liên quan để xử lý đúng người, đúng việc. Ví dụ, trách nhiệm của cá nhân người lập báo cáo tài chính, kế tốn trưởng, giám đốc và cơng ty niêm yết trong việc lập và công khai báo cáo tài chính khơng trung thực; khơng đảm bảo tính minh bạch của các thơng tin tài chính; trách nhiệm của người cơng bố thơng tin; trách nhiệm của các kiểm toán viên và cơng ty kiểm tốn trong việc đưa ra nhận xét khơng thích hợp, gây ra thiệt hại cho các nhà đầu tư và các bên liên quan (mức bồi thường cao nhất bằng 10 lần chi phí kiểm tốn); trách nhiệm của các cơng ty tư vấn phát hành chứng khốn, trách nhiệm của chính bản thân các nhà đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong báo cáo về công bố thông tin của DNNN năm 2017 cũng kiến nghị hình thức xử lý kỷ luật từ hạ bậc lương đến buộc thơi việc, kết hợp kiến nghị xử lý hình sự đối với người quản lý doanh nghiệp đối với những doanh nghiệp không thực hiện bất cứ hoạt động công bố thông tin nào theo quy định của Nghị định số 81/2015/NĐ-CP. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có vụ việc nào được được công bố về việc xử lý liên quan đến trách nhiệm công bố thông tin của DNNN.
Thứ bảy là quản lý nhà nước còn hạn chế và chồng chéo: Do đặc điểm của DNNN là có sự quản lý vốn của Nhà nước, nhưng hiện nay, chức năng quản lý Nhà nước đối với DNNN và chức năng của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước
cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến việc giám sát công bố thông tin tại DNNN không hiệu quả. Hiện nay, phần lớn các DNNN về thực chất vẫn có bộ chủ quản hoặc UBND chủ quản. Các cơ quan này đồng thời cũng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các DN. Vì đóng cả hai vai vừa là chủ sở hữu, vừa quản lý Nhà nước cho nên xuất hiện tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi cịi” là điều tất yếu. Ngoài ra, với cách thức quản lý như hiện nay, Nhà nước còn can thiệp trực tiếp, quá lớn vào hoạt động của DNNN, cải cách hành chính chậm và trở thành một rào cản đối với sự phát triển của DNNN. Hoạt động kiểm tra, giám sát của các bộ và UBND tỉnh, thành phố đối với DNNN cịn nhiều hạn chế, khơng phát hiện được hoặc chậm phát hiện những sai phạm nghiêm trọng của DN. Trong khi đó, việc phân cấp cho cán bộ làm đại diện chủ sở hữu tại DN có nhiều điểm chưa hợp lý: vừa xây dựng thể chế và thực hiện quản lý Nhà nước, vừa phê duyệt điều lệ, quyết định chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh, quản lý vốn và tài sản Nhà nước, quản lý, bổ nhiệm cán bộ viên chức lãnh đạo DN. Điều này sẽ dẫn đến việc đề ra chính sách ưu đãi cho DN, phê duyệt, thẩm định các dự án đầu tư có lợi cho DN thuộc bộ quản lý. Các hạn chế này dẫn đến bản thân DNNN cũng khơng có động lực phải công bố thông tin và thực hiện các nghĩa vụ này.
Thứ tám là hệ thống hạ tầng kỹ thuật, thông tin phục vụ hoạt động công bố thơng tin cịn yếu kém, làm tăng rủi ro cho nhà đầu tư. Hệ thống thông tin ở đây trước hết liên quan đến việc công bố thông tin giữa DNNN với các cơ quan đại diện sở hữu, các cơ quan quản lý Nhà nước và giữa DNNN với công chúng thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Hiện tại, Việt Nam vẫn quy định công ty niêm yết phải nộp báo cáo đồng thời bằng văn bản và dữ liệu điện tử. Điều này gây tốn kém chi phí in ấn của các doanh nghiệp, gây ra những chậm trễ trong việc nộp báo cáo đồng thời khiến thơng tin có thể khơng nhất qn, thống nhất giữa các DN khác nhau và khả năng bảo mật cũng kém. Đối với DNNN tình trạng cũng tương tự. Vì vậy, việc thiết lập một hệ thống thơng tin hiện đại là một yêu cầu bức thiết trong tình hình hiện nay.
Thứ chín là bản thân các cơ quan đại diện sở hữu vốn Nhà nước, phụ trách các DNNN cũng thực hiện việc minh bạch thông tin không hiệu quả. Điều này dẫn
đến tâm lý chung là các DNNN sẽ không tuân thủ các yêu cầu do Bộ chủ quản đặt ra, và phớt lờ các quy định về công bố thông tin.
Thứ mười là hoạt động kiểm toán độc lập và xếp hạng tín nhiệm chưa thực sự hiệu quả. Theo Luật Kiểm toán độc lập năm 2011, việc kiểm toán độc lập chỉ bắt buộc đối với DNNN khơng thuộc lĩnh vực bí mật mà Nhà nước quy định. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần xem xét đối với kiểm toán độc lập như: chưa tuân thủ đúng quy trình kiểm tốn, việc đưa các ý kiến ngoại trừ chưa hợp lý, gây nhầm lẫn cho nhà đầu tư, thậm chí bỏ qua những gian lận, sai sót trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Hoạt động xếp hạng tín nhiệm chưa thực sự hiệu quả khi các công ty xếp hạng tín nhiệm chưa phát huy được vai trị của mình trên thị trường. Thông tin do các cơng ty xếp hạng tín nhiệm cung cấp chưa trở thành một kênh thông tin tham khảo hiệu quả cho nhà đầu tư, chưa định hướng cho các nhà đầu tư trong việc lựa chọn các hàng hóa tốt trên thị trường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, trên cơ sở tổng hợp thực trạng hoạt động kinh doanh của các DNNN ở Việt Nam, tác giả đã tiến hành phân tích định tính và định lượng tình hình minh bạch thơng tin của các DNNN. Kết quả phân tích cho thấy, mức độ minh bạch thơng tin của cả hai nhóm DNNN là niêm yết và chưa niêm yết đều khá thấp kể cả về số lượng và chất lượng. Mức độ minh bạch thông tin tự nguyện cũng yếu kém. Tác giả phân tích một số nguyên nhân của hiện trạng trên, trong đó chủ yếu là nhận thức của DN, vấn đề lợi ích/chi phí, hiệu quả kinh doanh yếu kém của DNNN, đồng thời cịn có các ngun nhân từ bên ngoài bao gồm việc xây dựng các quy định pháp luật, cơ chế giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước, việc xử phạt chưa nghiêm khắc, hoạt động của kiểm toán độc lập và xếp hạng tín nhiệm..
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG MINH BẠCH THÔNG TIN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
3.1. Định hướng thực hiện minh bạch thông tin của DNNN ở Việt Nam thời gian tới
Có thể nói, vai trị của DNNN đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua là không thể phủ nhận. Trong tương lai, Đảng và Chính phủ ta vẫn xác định, DNNN tiếp tục là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước, là lực lượng vật chất quan trọng, là công cụ hỗ trợ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mơ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy vậy, về cách thức tổ chức và hoạt động, DNNN phải tuân theo những quy luật khách quan của kinh tế thị trường có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước và chịu sự chi phối, giám sát toàn diện của chủ sở hữu là Nhà nước. Muốn thực hiện được vai trò này, nhiệm vụ trong tâm đối với DNNN là tái cơ cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động DNNN.
Chính vì vậy, Nghị quyết số 12-NQ/TW được thông qua tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XII, ngày 03-6-2017 xác định một trong những quan điểm chỉ đạo là: “DNNN hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp nhà nước. Tách bạch nhiệm vụ của doanh nghiệp nhà nước sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thơng thường và nhiệm vụ của doanh nghiệp nhà nước sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ cơng ích”.
Để đạt được mục tiêu tổng quát “Cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước trên nền tảng công nghệ hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế, nhằm huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, bảo tồn, phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp để doanh nghiệp nhà nước giữ vững vị trí then chốt và là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội”, cần phải sắp xếp lại hệ thống DNNN theo cơ chế thị trường, đẩy
mạnh cổ phần hóa DNNN, Nhà nước chỉ nắm giữ những ngành và lĩnh vực trọng yếu, cốt tử của nền kinh tế quốc dân. Đối với cổ phần hóa, Nhà nước có thể bán hết cổ phần hoặc nắm giữ cổ phần chi phối hoặc tham gia cổ phần để dẫn dắt doanh nghiệp, nắm cổ phần không chi phối hoặc chuyển sang doanh nghiệp cơng ích. Tuy nhiên, Nhà nước cũng có thể duy trì vốn góp tại một số doanh nghiệp hoạt động thật sự hiệu quả để thu lợi từ cổ tức, bổ sung cho ngân sách nhà nước, chi tiêu cho an sinh, phúc lợi xã hội.
Cần tiếp tục hồn thiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp đồng bộ, đầy đủ, kịp thời, chất lượng. Cần đối xử với DNNN bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhưng phải quản lý theo một cơ chế riêng có, do đây là vốn và tài sản của Nhà nước, thuộc sở hữu của toàn dân.
Tiếp tục chỉ đạo xử lý nghiêm các sai phạm trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa DNNN; chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện các kết luận của Thanh tra Chính phủ và Kiểm tốn Nhà nước.
Tiếp tục chấn chỉnh hoạt động của các tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước theo nghị quyết của Đảng và Quốc hội. Kiên quyết xử lý các DNNN, các dự án đầu tư chậm tiến độ, hoạt động thua lỗ, kém hiệu quả. Xem xét cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn trong xử lý các vấn đề về tài chính, lao động, chính sách khoa học - cơng nghệ... nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của một số doanh nghiệp đã cơ cấu lại nhưng tình hình sản xuất, kinh doanh cịn chưa khả quan.
Kiện toàn tổ chức bộ máy, quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhằm sớm tách chức năng đại diện chủ sở hữu và chức năng quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước đối với DNNN. Tổng kết, đánh giá mơ hình hoạt động và chức năng, nhiệm vụ của Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước để bảo đảm tuân thủ chủ trương thoái vốn nhà nước đối với các lĩnh vực nhà nước khơng cần nắm giữ vốn.
hóa DNNN. Xác định tự kiểm sốt đóng vai trị quan trọng bảo đảm sức đề kháng của doanh nghiệp thơng qua kiểm sốt nội bộ công khai, minh bạch và coi đây là vấn đề sống còn của DNNN.
Các tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước phải tự đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm trong bối cảnh mới. Tiếp tục đổi mới quản trị doanh nghiệp, kiện toàn bộ máy quản lý, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu quản trị trong cơ chế thị trường, lựa chọn những cán bộ đã trải qua các cương vị công tác quản lý được thử thách trong thực tiễn, thực sự có năng lực để lãnh đạo DNNN. Đào tạo nguồn nhân lực, coi chất lượng lao động là vốn quý của doanh nghiệp. Tập trung vào những ngành, nghề kinh doanh chính. Xây dựng lộ trình và thực hiện thoái vốn tại các doanh nghiệp có vốn góp, bảo đảm công khai, minh bạch, đem lại lợi ích cao nhất cho Nhà nước. Tích cực triển khai nghiên cứu ứng dụng, đi đầu trong đổi mới khoa học - công nghệ và trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đầu tư đổi mới công nghệ, sản phẩm, dịch vụ nhằm nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ.
Theo Quyết định QĐ 707/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/5/2017 phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước giai đoạn 2016 - 2020”, DNNN sẽ tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt; cung cấp sản phẩm, dịch vụ cơng ích thiết yếu cho xã hội; quốc phòng, an ninh; lĩnh vực độc quyền tự nhiên; ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Nhà nước chỉ giữ 100% vốn tại 103 doanh nghiệp (chưa bao gồm các DN nơng, lâm nghiệp, doanh nghiệp quốc phịng, an ninh, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, Công ty mua bán nợ Việt Nam và Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, cơng ty thủy nông thực hiện sắp xếp theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ) theo Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020 tại Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Bảng 3.1. Số lượng DNNN thoái vốn giai đoạn 2017-2020 Năm 2017 2018 2019 2020 Số lượng DNNN thoái vốn 135 181 62 28 Nguồn: Quyết định 1232/QĐ-TTg
Đầu tư của DNNN tập trung vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ; ngành, lĩnh vực mang tầm chiến lược, có tính dẫn dắt, định hướng xây dựng nền kinh tế tri thức, có hàm lượng cơng nghệ cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế.
Để thực hiện được điều này, các DNNN cần nâng cao hiệu quả hoạt động, sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh, tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước; kiện toàn nâng cao năng lực quản lý và năng lực quản trị theo chuẩn mực quốc tế. Nhà nước cần hoàn thiện mơ hình quản lý, giám sát DNNN và vốn, tài sản Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Việt Nam cũng cần sớm tách chức năng đại diện chủ sở hữu vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước với chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương.
Cùng với quá trình thối vốn là q trình cổ phần hóa 137 doanh nghiệp phấn đấu đến hết năm 2020 với lộ trình và tổ chức bán phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên để phù hợp với tiêu chí tại Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, trong Báo cáo Tổng quan Việt Nam 2035 do Ngân hàng thế giới