1.3. Lý luận chung về doanh nghiệp nhà nước và minh bạch thông tin tạ
1.3.2. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Theo OECD (2015), các lý do sau dẫn đến sự tồn tại của các DNNN bao gồm:
- DNNN sẽ phù hợp hơn mơ hình DN tư nhân khi trở thành những DN độc quyền trong một lĩnh vực kinh tế mà mạng lưới vận chuyển/cung cấp là yêu cầu sống cịn cho việc cung cấp hàng hóa/dịch vụ của nền kinh tế (vận tải đường sắt).
- DNNN tham gia vào việc cung cấp hàng hóa dịch vụ cần thiết cho nền kinh tế tại những lĩnh vực mà DNTN khơng có động cơ để tham gia.
- DNNN có thể cung cấp các dịch vụ cơng như y tế, giáo dục – loại dịch vụ được cho rằng sẽ không được cung cấp đầy đủ trong một hệ thống thị trường tự do cạnh tranh.
- DNNN có thể quyết định tham gia vào các hoạt động kinh tế mà khu vực tư nhân có thể sản xuất quá nhiều với nhiều tác động ngoại cảnh (gây ô nhiễm mơi trường…).
- DNNN có thể tham gia vào các lĩnh vực khơng thể kiểm sốt hiệu quả hoặc không thể đánh thuế được doanh nghiệp tư nhân cũng như không thể thu hút được đầu tư.
Tại các quốc gia phát triển, DNNN được thành lập trong những lĩnh vực công nghệ cao hoặc phát triển tại một số khu vực mà khu vực tư nhân không thể phát triển được. Tại các quốc gia đang phát triển, đặc biệt trong giai đoạn 1950- 1960, DNNN được thành lập như một phần trong chiến lược cơng nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, giành kiểm soát đối với những ngành trước đây do nước ngoài chiếm ưu thế để đảm bảo sự độc lập về mặt kinh tế quốc gia.
Về mục tiêu thành lập của DNNN, tương ứng với các loại hình DNNN ở trên cũng có những mục tiêu thành lập khác nhau. DNNN có thể được thành lập với mục tiêu tối đa hóa lợi ích xã hội, tối đa hóa hiệu quả kinh doanh hoặc phục vụ cho các nhóm lợi ích khác nhau. Với mục tiêu tối đa hóa lợi ích xã hội, DNNN chủ yếu liên quan đến việc tạo công ăn việc làm, cung cấp ngoại tệ, thúc đẩy phát triển công nghệ mới. Đối với việc tối đa hóa hiệu quả kinh doanh, DNNN sẽ nhắm tới mục tiêu lợi nhuận và tối đa hóa lợi ích của các cổ đơng. Đối với việc phục vụ lợi ích của các nhóm lợi ích khác nhau, có thể dẫn đến việc chỉ định, bổ nhiệm người lao động, người tiêu dùng vào HĐQT của công ty hoặc phục vụ cho mục tiêu chính trị của một đảng phái. Tuy vậy, không phải tất cả các DNNN trên thực tế đều xác định mục tiêu một cách rõ ràng. Theo Cameron (1992), các vấn đề của DNNN ở New Zealand là mâu thuẫn về mục tiêu hoạt động, thiếu cơ chế đo lường hoạt động và cơ chế tạo động lực hợp lý, các nhà quản lý thiếu quyền lực trong việc ra quyết định và tính trách nhiệm thấp, kết quả hoạt động bị bóp méo do những lợi thế và bất lợi đặc biệt trong môi trường kinh doanh. Cũng theo Perotti (2003), có sáu nguyên nhân dẫn đến hoạt động không hiệu quả của các DNNN là: (1) thiếu sự rõ ràng và mâu thuẫn trong mục tiêu hoạt động; (2) yêu cầu phải đáp ứng cả mục tiêu thương mại và phi thương mại trong khi khơng có hướng dẫn cụ thể để giải quyết những mâu thuẫn của 2 mục tiêu trên; (3) các nhà quản lý khơng có quyền ra quyết định và vì vậy, họ cũng khơng chịu trách nhiệm với hoạt động của DNNN; (4) khơng có cơ chế tạo động lực làm việc trong khi cơ chế đánh giá, kiểm soát hiệu quả hoạt động yếu kém; (5) sự thiếu năng lực và hành vi tham nhũng của các quan chức chính phủ; và (6) việc lợi dụng các DNNN vào mục tiêu chính trị.