1.3. Lý luận chung về doanh nghiệp nhà nước và minh bạch thông tin tạ
1.3.7.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp nhà nước
i. Môi trường luật pháp
Khuôn khổ pháp luật liên quan tới công bố và minh bạch thông tin bao gồm các văn bản luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp; các chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán; bộ quy tắc quản trị cơng ty nói chung và các quy định về
nghĩa vụ công bố thông tin của doanh nghiệp nói riêng; các văn bản hướng dẫn thực hành quản trị công ty, công bố và minh bạch thông tin doanh nghiệp.
Hệ thống pháp luật đầy đủ và rõ ràng cần đảm bảo cho các bên liên quan được thực hiện đầy đủ chức năng và quyền hạn của mình. Ngồi các văn bản pháp luật, các quy định về công bố và minh bạch thơng tin cịn là nội dung trong bộ quy tắc quản trị công ty do Nhà nước ban hành. Khuôn khổ quản trị công ty phải phù hợp với quy định của pháp luật, hỗ trợ giám sát và thực thi hiệu quả. Các chuẩn mực kế tốn, kiểm tốn, quy tắc quản trị cơng ty cần phải hoàn thiện hơn để phù hợp với các chuẩn mực tiên tiến của quốc tế.
Khung pháp luật điều chỉnh cần xác định rõ doanh nghiệp phải cơng bố thơng tin gì? Cơng bố thơng tin cho ai? Cơng bố thơng tin như thế nào? Quy trình đảm bảo chất lượng thơng tin cơng bố? (OECD, 2010, tr. 95).
ii. Vai trò của Nhà nước
Nhằm thúc đẩy công bố và minh bạch thông tin doanh nghiệp, vai trò của Nhà nước được thể hiện ở những khía cạnh sau:
* Thiết lập khuôn khổ pháp luật, các quy định, chính sách về cơng bố và minh bạch thông tin tại doanh nghiệp
Các nội dung trên sẽ trở thành khuôn khổ thực hành chức năng giám sát của các cơ quan nhà nước, đảm bảo trách nhiệm giải trình và tính minh bạch cấp doanh nghiệp.
Trên cơ sở rà soát hệ thống pháp luật hiện hành và đánh giá hiệu quả thực thi pháp luật của doanh nghiệp nhà nước, kết hợp với khảo cứu các thông lệ quốc tế và yêu cầu niêm yết của quốc gia, Nhà nước, với tư cách cơ quan quản lý thị trường, sẽ nhận diện những thiếu sót, hạn chế của khung pháp luật về cơng bố và minh bạch thông tin. Nhà nước cải thiện kịp thời khuôn khổ minh bạch và công bố thông tin hiện có bằng cách sửa đổi, điều chỉnh, cập nhật quy định hiện hành, hay soạn thảo những hướng dẫn, nguyên tắc thực hành cụ thể.
Cơ quan hoạch định chính sách có trách nhiệm xây dựng khn khổ pháp lý đủ linh hoạt để đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp hoạt động trong những điều
thảo và sửa đổi văn bản pháp luật đòi hỏi các nhà làm luật tham vấn chặt chẽ với các Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc điều hành của doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan quản lý, cơ quan lập pháp, các bên có quyền lợi liên quan khác; hạn chế nguy cơ chồng chéo, mâu thuẫn nhau giữa các quy định pháp luật.
Với tư cách chủ sở hữu, cơ quan thực hiện quyền sở hữu nhà nước xây dựng và truyền thơng một chính sách công bố thông tin minh bạch và chặt chẽ cho doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu. Chính sách cơng bố thơng tin cần nhấn mạnh sự cần thiết phải báo cáo những thông tin trọng yếu, những nội dung thông tin cần được công bố, các kênh công bố thông tin, cơ chế bảo đảm chất lượng thông tin (OECD, 2015, tr.40). Chính sách cơng bố thơng tin cần cân nhắc về quy mô doanh nghiệp và định hướng thương mại, tương quan giữa chi phí và lợi ích. “Ví dụ, doanh nghiệp nhà nước có quy mơ nhỏ, khơng tham gia các hoạt động chính sách cơng, các yêu cầu về công bố thông tin không nên ở mức quá cao đến mức thực chất lại tạo ra bất lợi về mặt cạnh tranh. Ngược lại, trong trường hợp doanh nghiệp nhà nước có quy mơ lớn hoặc quyền sở hữu nhà nước chủ yếu được thúc đẩy bởi mục tiêu chính sách cơng, các doanh nghiệp có liên quan nên thực hiện các tiêu chuẩn đặc biệt cao về minh bạch và công bố thông tin” (OECD, 2015, tr.58).
Đồng thời, cơ quan sở hữu cần thận trọng để bảo đảm các nghĩa vụ báo cáo bổ sung mà doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện, ngoài những nghĩa vụ như đối với doanh nghiệp tư nhân, không tạo ra gánh nặng quá lớn đối với các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp nhà nước.
* Giám sát và thúc đẩy sự tuân thủ pháp luật, các chuẩn mực, quy định về công bố và minh bạch thơng tin; khuyến khích áp dụng các thơng lệ tốt
Giám sát là chức năng cốt lõi của Nhà nước nhằm đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ nghiêm minh luật pháp, hoàn thành các mục tiêu đề ra, đặc biệt là đảm bảo “tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong việc sử dụng tài sản công của doanh nghiệp nhà nước” (WB, 2014, tr. 102). Giám sát giúp các cơ quan quản lý Nhà nước kịp thời phát hiện các vấn đề để nhanh chóng có những phản ứng thích hợp.
Khn khổ giám sát phải dựa trên văn bản pháp luật, chính sách, các nội dung về sứ mạng, nhiệm vụ, mục tiêu của doanh nghiệp, các bộ quy tắc quản trị
công ty… Để hệ thống giám sát vận hành hiệu quả, cơ quan quản lý nhà nước cần xác định rõ các tiêu chí, cơng cụ giám sát; xây dựng cơ chế giám sát rõ ràng (lên danh sách, phân loại đối tượng giám sát, thiết lập mẫu báo cáo thông tin về đối tượng giám sát…); thu thập đầy đủ và kịp thời các thông tin cần thiết về đối tượng giám sát (WB, 2014, tr.102 – 117).
Giám sát cần đảm bảo tính hợp lý giữa các yêu cầu cung cấp thông tin từ cơ quan sở hữu và mức độ tự chủ của doanh nghiệp, tránh tình trạng cơ quan thực hiện quyền sở hữu nhà nước can thiệp sâu vào hoạt động điều hành hàng ngày, làm mất đi tính độc lập của Hội đồng quản trị và Ban điều hành doanh nghiệp (OECD, 2010, tr.52).
Để giám sát có hiệu quả việc cơng bố và minh bạch thơng tin, trước hết, Nhà nước có trách nhiệm phổ biến rộng rãi khuôn khổ pháp luật, các hướng dẫn thực hành, chính sách về công bố và minh bạch thông tin, bằng nhiều phương tiện, hình thức tới các đối tượng liên quan đảm bảo các đối tượng hiểu rõ nghĩa vụ, bổn phận của mình. Tổ chức các khóa đào tạo – bồi dưỡng, các buổi Hội thảo, tọa đàm về chủ đề công bố và minh bạch thơng tin cũng góp phần nâng cao nhận thức và hiểu biết của doanh nghiệp và công chúng.
Nhà nước thiết lập cơ chế đo lường, đánh giá, giám sát đảm bảo doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các yêu cầu về cơng bố thơng tin. Vai trị, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước khác nhau tham gia vào cơ chế giám sát doanh nghiệp nhà nước cần được xác định rõ. Ví dụ như cơ quan kiểm tốn nhà nước có nhiệm vụ kiểm sốt tài chính, giám sát việc sử dụng công quỹ và nguồn lực ngân sách tại doanh nghiệp nhà nước; đảm bảo chất lượng và tính tồn diện của thơng tin kế tốn khi được công bố ra công chúng (OECD, 2015, tr.63).
Để đánh giá hiệu quả thực hành minh bạch thông tin của doanh nghiệp nhà nước, cơ quan thực hiện quyền sở hữu nhà nước có thể áp dụng các phương thức như: đánh giá trực tiếp qua các báo cáo công khai của doanh nghiệp; sử dụng bảng hỏi điều tra; đánh giá qua chức năng giám sát thường xuyên hoạt động của doanh nghiệp; tham vấn từ các tổ chức xếp hạng bên ngoài (OECD, 2010, tr.101).
Bên cạnh các yêu cầu bắt buộc về công bố và minh bạch thông tin, cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm khuyến khích, nâng cao ý thức của cộng đồng doanh nghiệp nhà nước trong việc áp dụng các chuẩn mực, thông lệ tốt trên thế giới.
* Tuân thủ các quy định về công bố và minh bạch thông tin doanh nghiệp trong phạm vi trách nhiệm của mình
Thơng thường, các cơ quan đại diện sở hữu lập và công bố báo cáo tổng hợp (aggregate report), cung cấp thơng tin về hoạt động nói chung của khu vực kinh tế Nhà nước cho công chúng. Đây là công cụ để truyền thơng và tạo lịng tin với cơng chúng, Quốc hội và chứng tỏ Nhà nước là một chủ sở hữu có trách nhiệm và có thể dự đốn được.
Ngoài ra, cơ quan đại diện sở hữu xây dựng một nền tảng web để công bố thông tin ra công chúng, đây cũng là một nội dung quan trọng để đảm bảo tính minh bạch thơng tin.
Các cơ quan đại diện sở hữu cần thực hiện tốt trách nhiệm báo cáo với Quốc hội, bao gồm việc báo cáo định kỳ, báo cáo bất thường và báo cáo để phê duyệt.
iii. Kiểm toán độc lập
Kiểm toán độc lập sẽ đảm bảo các báo cáo tài chính đã thể hiện một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp về mọi mặt trọng yếu, góp phần bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và các bên liên quan ngoài doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, kiểm tốn độc lập sẽ góp phần cải thiện mơi trường kiểm soát nội bộ, nâng cao chất lượng quản trị rủi ro (WB, 2014, tr.236). Việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế sẽ tác động tích cực tới chất lượng hoạt động kiểm tốn.
Đơn vị kiểm tốn phải đảm bảo tính độc lập và có trách nhiệm giải trình đối với các chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước; đồng thời có trách nhiệm thực hiện cơng tác kiểm tốn một cách chun nghiệp và cẩn trọng đối với doanh nghiệp.