3.2. Các giải pháp tăng cường minh bạch thông tin đối với DNNN Việt Nam
3.2.1. Tăng cường hiệu quả kinh doanh của các DNNN
Kết quả nghiên cứu ở Chương 2 đã cho thấy, các DNNN có quy mơ càng lớn, hiệu quả kinh doanh càng cao thì càng chú trọng đến việc minh bạch thông tin của doanh nghiệp mình. Do vậy, việc tăng cường hiệu quả kinh doanh của các DN này sẽ là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện tăng cường minh bạch thông tin.
Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, các DNNN cần chú trọng đến các nội dung sau:
- Tái cấu trúc lại các lĩnh vực ngành nghề, đánh giá lại hiệu quả của từng dự án, tránh đầu tư tràn lan, ngoài các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, khơng kiểm sốt được hiệu quả. Rà soát, xác định nhiệm vụ, tập trung vào kinh doanh những ngành nghề kinh doanh chính và những ngành liên quan phục vụ trực tiếp ngành, nghề kinh doanh chính. Xây dựng phương án tổ chức sản xuất kinh doanh, triển khai cơ cấu lại các doanh nghiệp thành viên để thực hiện chun mơn hóa, phân công, hợp tác, không đầu tư dàn trải, phân tán nguồn lực; tránh cạnh tranh nội bộ theo hướng sáp nhập, hợp nhất các doanh nghiệp thành viên kinh doanh cùng ngành nghề.
- Tái cấu trúc thị trường: DNNN cần đánh giá lại thị trường kinh doanh, dự báo biến động của thị trường, đánh giá lại sản phẩm đang kinh doanh, chú trọng đến việc đổi mới chất lượng, bao bì, triển khai các chiến lược kinh doanh, marketing một cách chuyên nghiệp.
- Tối ưu hóa các nguồn lực sử dụng trong doanh nghiệp, bao gồm máy móc, tài sản cố định, năng lực của đội ngũ nhân viên, lực lượng lao động, rút ngắn các quy trình sản xuất, loại bỏ các lãng phí trong doanh nghiệp.
- Tái cơ cấu vốn trong doanh nghiệp, trong đó giảm dần tỷ lệ nợ quá lớn tại các DNNN, giải quyết các tồn đọng về tài chính thơng qua cơng ty mua bán nợ hoặc thị trường hóa các khoản nợ để giải quyết những tồn đọng này. Đối với bản thân các khoản nợ, cũng cần tìm cách tái cơ cấu nợ, như chuyển các khoản nợ ngắn hạn thành dài hạn, gia hạn nợ, chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu để cải thiện tình hình lợi nhuận trong doanh nghiệp.
-Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu quản trị trong cơ chế thị trường nhằm có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên mơn để làm tốt vai trị quản lý, điều hành DN.
- Tập trung nâng cao chất lượng lao động trong doanh nghiệp; trọng tâm là đội ngũ lao động kỹ thuật, trên cơ sở đó nâng cao năng suất của từng người lao động và năng suất lao động tổng hợp của doanh nghiệp.
- Tích cực triển khai nghiên cứu ứng dụng, đầu tư đổi mới công nghệ, sản phẩm, dịch vụ; từng bước nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng tiêu chuẩn môi trường; thay thế dần các thiết bị, công nghệ tiêu tốn nhiều năng lượng, nguyên, vật liệu; từng bước loại bỏ sản phẩm không thân thiện với môi trường để phát triển bền vững.